Căn cứ Công văn số 3228/ĐHGD-ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2023 của Trường Đại học Giáo dục về việc ban hành phương hướng tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội). Trường Đại học Giáo dục ban hành thông tin dự kiến tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 như sau:
Các phương thức tuyển sinh
a) Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định;
c) Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh Trung học phổ thông do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2024 đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên;
d) Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực học sinh Trung học phổ thông do Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2024 đạt tối thiểu 750/1200 điểm trở lên;
đ) Các phương thức tuyển sinh khác theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến
Trường Đại học Giáo dục tuyển sinh theo nhóm ngành. Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) theo nhóm ngành/ngành của từng phương thức tuyển sinh cụ thể như sau:
Các thông tin cần thiết khác để thí sinh Đăng ký xét tuyển vào các ngành của Trường
Các nhóm ngành tuyển sinh
+/ Nhóm ngành Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (mã nhóm ngành: GD1), gồm các ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tự nhiên.
+/ Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (mã nhóm ngành: GD2), gồm các ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử-Địa lý.
+/ Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3), gồm các ngành: Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Tham vấn học đường; Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, dự kiến).
+/ Ngành Giáo dục Tiểu học (mã ngành: GD4).
+/ Ngành Giáo dục Mầm non (mã ngành: GD5).
Tổ hợp xét tuyển
Lưu ý: Điểm trúng tuyển theo từng nhóm ngành không phân biệt tổ hợp xét tuyển.
* Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
+/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.
+/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.
Thông tin về đánh giá năng khiếu dự tuyển ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh tra cứu tại địa chỉ: https://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/listnews/15/0
5.3. Phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3:
Sau hai học kỳ chính của năm thứ nhất, Trường xét phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3 dựa trên các căn cứ:
Điều kiện để được phân ngành: Học đủ số học phần theo kế hoạch học tập của Trường. Trường hợp không học học phần nào, phải có lý do chính đáng và báo cáo trong quá trình học tập. Trường hợp này sẽ không tính điểm và tín chỉ học phần đó. Nếu sinh viên không có điểm và không có lý do chính đáng, những học phần đó sẽ được tính là 0 (không điểm) để tính điểm trung bình chung xét phân ngành. Trường hợp học phần có học phần tiên quyết, nhưng sinh viên chưa học học phần tiên quyết (do phần mềm không lọc hết), nhưng đã học và có điểm cho học phần sau, thì sẽ không tính cho điểm và tín chỉ cho cả 2 học phần.
Phương pháp thực hiện
- Sinh viên đăng kí nguyện vọng vào cuối học kỳ 2 năm thứ nhất (sau khi có điểm tất cả các môn năm thứ nhất).
- Công thức tính điểm xét phân ngành (ĐXPN) như sau:
+/ ĐTHPT 2024 (điểm thi trung học phổ thông năm 2024): Là tổng điểm của tổ hợp môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được sinh viên sử dụng để đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào Trường ĐHGD hoặc hoặc điểm bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN/ĐHQG Tp HCM năm 2024 được quy về thang điểm 30.
+/ TBC: Là điểm trung bình chung có trọng số theo tín chỉ (tính theo thang điểm 10) của năm thứ nhất (không kể học phần giáo dục thể chất, học phần ngoại ngữ), điểm của học phần chuyên môn của ngành sinh viên đăng ký nguyện vọng được nhân hệ số 2.
- Yêu cầu: Điểm của học phần chuyên môn không thấp hơn 4,0 (thang điểm 10).
Danh sách các học phần chuyên môn xét phân ngành:
Nguyên tắc phân ngành
Lấy từ trên xuống theo điểm xét phân ngành, theo chỉ tiêu của ngành đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt. Khi sinh viên không đạt được xét phân ngành theo nguyện vọng 1 sẽ được xét đến nguyện vọng 2, 3, v.v. và tương ứng với chỉ tiêu ngành theo nguyện vọng.
- Điểm học phần sử dụng để tính điểm xét phân ngành là điểm thi lần 1, không tính điểm học lại và điểm học cải thiện. Những học phần có đòi hỏi học phần tiên quyết sẽ không tính vào điểm xét phân ngành nếu điểm của học phần tiên quyết nhỏ hơn 4.00 (điểm của học phần tiên quyết vẫn sử dụng để tính điểm xét phân ngành). Những học phần không đòi hòi học phần tiên quyết mà không có điểm sẽ được tính điểm 0.00 khi tính điểm xét phân ngành.
- Sinh viên đạt tiêu chí và được phân ngành vào nguyện vọng trước sẽ không được chuyển sang ngành có nguyện vọng sau hoặc ngược lại.
- Trường hợp sinh viên không đăng ký hoặc không được xét vào ngành đã đăng ký thì sẽ được phân vào những ngành phù hợp, còn chỉ tiêu.
- Sinh viên trúng tuyển theo diện xét tuyển thẳng được ưu tiên xét phân vào ngành phù hợp với điều kiện khi đăng ký xét tuyển thẳng.
Đánh giá năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển ngành Giáo dục mầm non
Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu của thí sinh. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
+/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.
+/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.
Thông tin về đánh giá năng khiếu để dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh tra cứu tại địa chỉ: https://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/listnews/15/0
Cơ hội học cùng lúc hai chương trình đào tạo (bằng kép)
Sinh viên Trường Đại học Giáo dục có cơ hội học cùng lúc hai chương trình đào tạo (bằng kép) các ngành đào tạo khác trong trường hoặc các ngành đào tạo của các đơn vị đào tạo khác thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội như: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Luật.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm
Học phí phải nộp được tính theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP về “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo”; Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 81/2021/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác liên quan của Nhà nước và của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học phí dự kiến năm học 2024-2025 quy theo tháng là 1.410.000 đồng/tháng, tùy theo ngành, mỗi năm học thu 10 tháng. Những năm học tiếp theo, lộ trình học phí thực hiện theo quy định của Nhà nước và của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt phí theo quy định tại Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Thủ tục, tiêu chuẩn được hỗ trợ thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Sinh viên được tiếp cận các quỹ học bổng của trường, của Đại học Quốc Gia Hà Nội và của các nhà tài trợ khác nhau với nhiều mức khác nhau.
Ngoài ra, nhà trường còn có nhiều vị trí thực tập làm bán thời gian có trả công dành cho các bạn đáp ứng tiêu chí chọn.
Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc trong quá trình đăng ký xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024.