Năm học 2024-2025 là năm học "hoàn chỉnh" sách giáo khoa theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018. Thời điểm này cũng là thời điểm các trường phổ thông chạy nước rút trong lựa chọn các bộ sách phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
Việc lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện theo Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
Theo lãnh đạo các cơ sở giáo dục phổ thông, các giáo viên việc lựa chọn sách giáo khoa cần căn cứ vào nhiều yếu tố. Trong đó, cần có sự đánh giá thực tế trong quá trình dạy và học; cần xem xét hệ thống tài nguyên, học liệu tham khảo của bộ sách có đa dạng hay không ở cả sách giấy và sách điện tử; bố cục sách có khoa học, logic hay không; nội dung sách có bám sát chương trình, giúp học sinh phát triển tư duy hay không… Ngoài ra, sự phối hợp giữa chủ biên và tác giả sách giáo khoa với các cơ sở giáo dục cũng là một yếu tố quan trọng.
Lựa chọn sách giáo khoa cần căn cứ chất lượng thực tế
Chia sẻ về việc lựa chọn sách giáo khoa của trường năm nay, thầy Nguyễn Duy Hạnh - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Yên Phú (Ý Yên, Nam Định) cho biết, nhà trường lựa chọn bộ sách Cánh Diều. Nguyên nhân được thầy Hạnh cho hay: “Bộ sách Cánh Diều dễ dạy, dễ học, dễ kiểm tra, đánh giá, nguồn tài nguyên, học liệu phong phú, hỗ trợ dạy và học mọi lúc mọi nơi.
Các tác giả là những nhà khoa học giàu kinh nghiệm về giáo dục phổ thông, trong đó có nhiều chuyên gia là Tổng chủ biên, Chủ biên chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thực tế cho thấy sách giáo khoa Cánh Diều có nhiều ưu điểm, lợi thế trong quá trình dạy và học. Bộ sách này chú trọng trong khâu trình bày nội dung, giảm thiểu tối đa chữ viết. Các bức hình minh họa cũng được thể hiện ấn tượng, đặc sắc. Điều này không chỉ giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức hơn mà các thầy cô giáo cũng dễ dàng mang đến những tiết học sôi động và thú vị.
Các bài học thực hành có thể được lồng ghép hoặc tách biệt với bài học lý thuyết, đảm bảo học sinh được hiểu hơn về lý thuyết nhưng cũng biết cách áp dụng chúng vào trong thực tế, góp phần khơi dậy tinh thần hiếu học và sự thông minh, sáng tạo của các em”.
Trong khi đó, thầy Lý Văn Điền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Đổ I (Phú Lương, Thái Nguyên) cho hay: Các tổ chuyên môn và Hội đồng lựa chọn sách của nhà trường chọn sách giáo khoa lớp 5 theo hướng “liền mạch” với lớp 2; lớp 3; lớp 4 lên lớp 5 bởi tác giả viết sách đã có sự chủ định trong thiết kế đồng tâm môn học, chương trình, kiến thức… từ lớp dưới lên lớp trên.
“Việc lựa chọn liền mạch từng đầu sách cũng sẽ hạn chế được thừa thiếu hoặc trùng lặp nội dung. Về phía giáo viên khi dạy bộ sách đồng tâm sẽ phát huy được hết ý tưởng của tác giả viết sách. Mặt khác, dù chọn đầu sách liền mạch theo những bộ khác nhau nhưng giáo viên trong quá trình giảng dạy vẫn có thể tham khảo các đầu sách trong bộ sách khác để dạy tốt hơn.
Trong năm học này nhà trường tiếp tục lựa chọn 5 đầu sách thuộc sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (Toán; Tiếng Việt; Đạo đức; Tin học; Công Nghệ).
Bên cạnh đó, nội dung sách Cánh Diều cũng được trình bày sinh động, hấp dẫn, phù hợp với tâm lý học sinh. Nhờ vậy mà giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động dạy học, học sinh dễ dàng tiếp thu”, thầy Điền thông tin.
Cũng chọn bộ sách Cánh Diều phục vụ giảng dạy, thầy Trần Văn Thuận - Giáo viên Trường Trung học cơ sở Yên Phúc (Văn Quan, Lạng Sơn) cho hay: Sách giáo khoa Cánh Diều có những ưu điểm giúp thầy cô nhà trường thuận lợi cho việc giảng dạy, học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
“Thứ nhất, bộ sách đã bám sát chương trình giáo dục mới, cập nhật kiến thức mới, phù hợp với thực tế.
Thứ hai, bố cục sách khoa học, logic, dễ dàng tra cứu thông tin. Hình ảnh minh họa sinh động, bắt mắt, thu hút sự chú ý của học sinh. Đồng thời, sách chia thành nhiều phần, mục nhỏ, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Thứ ba, hệ thống bài tập trong sách Cánh Diều rất đa dạng, phong phú, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, sáng tạo.
Đặc biệt, nội dung sách cũng được trình bày khoa học, logic, dễ hiểu giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, sáng tạo”.
Bên cạnh đó, theo thầy Thuận bộ sách này cũng tích hợp nhiều phương pháp giảng dạy mới như: học qua dự án, học trải nghiệm… Nội dung sách có sự tiến bộ, hiện đại, chú trọng phát triển năng lực học tập của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh chủ động, tích cực trong quá trình học tập hiệu quả, phát triển toàn diện. Từ đó giúp các em rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu.
“Qua quá trình giảng dạy sách giáo khoa Cánh Diều cho thấy kết quả học tập của các em tốt hơn. Các em đều nắm được nội dung bài học. Biết vận dụng làm bài và đạt kết quả cao trong quá trình kiểm tra đánh giá”, thầy Thuận thông tin.
Có sự phối hợp của chủ biên, tác giả với các cơ sở giáo dục
Theo Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Yên Phú, một nguyên do rất quan trọng mà nhà trường quyết định chọn bộ sách giáo khoa Cánh Diều là đội ngũ tác giả sách đã đồng hành với các cơ sở giáo dục xuyên suốt quá trình sử dụng. Các chuyên gia đều rất nhiệt tình trong việc tương tác, hỗ trợ giáo viên. Đặc biệt, các chuyên gia không ngại về tận cơ sở, trực tiếp tương tác với giáo viên để hướng dẫn giáo viên nhà trường tiếp cận các phương pháp mới.
“Đơn vị tổ chức biên soạn sách còn lập các hội nhóm trên Facebook, website,… để các tác giả có thể tương tác trực tiếp với giáo viên. Những câu hỏi, những thắc mắc, kiến nghị của giáo viên được gửi đến sẽ được giải đáp ngay. Hàng tháng, các thầy, cô chủ biên livestream cung cấp, giải đáp cũng như cập nhật kiến thức cho giáo viên”, thầy Hạnh thông tin.
Cũng đồng tình với quan điểm này, thầy Trần Văn Thuận cho biết chủ biên và tác giả sách giáo khoa Cánh Diều cũng hỗ trợ thầy cô nhà trường rất nhiều. Cụ thể, đội ngũ tác giả tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa. Tại các buổi tập huấn, thầy cô cũng được cung cấp tài liệu tham khảo, bài giảng minh họa giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả.
“Các tác giả đều nhiệt tình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ giáo viên trên các diễn đàn của cộng đồng giáo viên sử dụng sách giáo khoa cánh diều trên các trang mạng xã hội”, thầy Thuận cho biết thêm.
Cần căn cứ vào hệ thống tài nguyên, học liệu tham khảo của sách giáo khoa
Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Yên Phú cũng đánh giá, bộ sách Cánh Diều cung cấp kho tài nguyên học liệu vô cùng đa dạng về chủng loại cả sách giấy truyền thống cũng như sách điện tử để phục vụ việc dạy học mọi lúc, mọi nơi.
Hệ thống sách điện tử được thiết kế giúp học sinh có thể tự học thông qua các ví dụ, bài tập. Sau khi học sinh thực hành làm bài xong có thể xem đáp án để tự đánh giá mức độ nhận thức của mình.
Cùng bàn về vấn đề này, Hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Đổ I nhận định, một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa là xem xét hệ thống tài nguyên, học liệu tham khảo của bộ sách.
So với các bộ sách khác, sách giáo khoa Cánh Diều có hệ thống tài nguyên học liệu tham khảo rất phong phú. Cụ thể, các tài nguyên của bộ sách đã hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong việc chuẩn bị giáo án chi tiết cho từng bài học, giúp thầy cô tham khảo xây dựng giáo án theo hướng phát triển năng lực học sinh, tích hợp nhiều phương pháp giảng dạy mới.
Bên cạnh đó, sách giáo khoa Cánh Diều cũng có nhiều gợi ý hoạt động học tập đa dạng, phù hợp với học sinh ở các trình độ khác nhau; Cung cấp nhiều tài liệu tham khảo phong phú, giúp thầy cô có thêm thông tin để giảng dạy.
Đồng thời, bộ sách Cánh Diều cũng có hệ thống bài giảng mẫu, video bài giảng, giúp thầy cô học hỏi kinh nghiệm giảng dạy; Cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy như: phần mềm soạn giáo án, phần mềm tạo bài giảng điện tử… Đặc biệt, bộ sách còn có hệ thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, giúp thầy cô đánh giá học sinh.
Ngoài ra, thầy cô cũng có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên môn qua các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc. Hoặc thông qua hệ thống hỗ trợ trực tuyến, thầy cô có thể giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình sử dụng hệ thống.
Dù trách nhiệm trong việc lựa chọn sách giáo khoa thuộc về lãnh đạo trường và hay lãnh đạo địa phương, thì điều phụ huynh quan tâm nhất là con em họ phải được học bộ sách giáo khoa tốt nhất. Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội để lựa chọn được bộ sách giáo khoa tốt nhất cho học sinh thì yếu tố đầu tiên là cần thực hiện theo đúng quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy trình đó phải bắt đầu từ sự lựa chọn cơ sở rồi đưa lên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa phù hợp nhất.
“Với các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa các tỉnh, tôi cho rằng mỗi hội đồng phải phát huy cao nhất trách nghiệm để chọn ra bộ sách tốt nhất phục vụ cho con em mình. Khi sự lựa chọn này minh bạch sẽ khiến các nhà xuất bản cạnh tranh nhau không lành mạnh để chú tâm để tạo ra những bộ sách giáo khoa tốt nhất, chất lượng nhất phục vụ cho dạy học.
Đây là một trong những điều kiện để quần chúng ủng hộ xã hội hoá sách giáo khoa, một trong những điểm nhấn của triển khai sách giáo khoa theo Nghị quyết 88”, bà Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh. (1)
Tài liệu tham khảo:
(1): https://laodong.vn/giao-duc/toa-dam-gioi-thieu-sgk-lop-3-lop-7-va-lop-10-bo-sach-canh-dieu-1016580.ldo