Những ngày thi ĐH đợt 1, hình ảnh chàng sinh viên khuyết tật Nguyễn Trung Thắng (SN 1991, lớp K51B1 Ngữ văn, ĐH Vinh) tại điểm trường Tiểu học Trung Đô (Tp Vinh, Nghệ An) luôn là hình ảnh đẹp của sinh viên tình nguyện tại Cụm thi Vinh. Để gặp được Thắng tôi đã tranh thủ thời gian hiếm hoi sau một buổi thi. Lúc đầu nghe đến cái cái tên đội tình nguyện 18/4 tôi không khỏi tò mò. Chỉ đến khi gặp thủ lĩnh của đội chúng tôi mới hiểu hết ý nghĩa của tên đội sinh viên tình nguyện đặc biệt này. Cái tên của đội cũng chính là ngày Người khuyết tật Việt Nam.
Chàng sinh viên tình nguyện khuyết tật Nguyễn Trung Thắng (phía tay phải) |
Phải trải qua khá nhiều khó khăn và thuyết phục mọi người, đội tiếp sức mùa thi của CLB tình nguyện của những người khuyết tật mang tên 18/4 mới được chung tay cùng các đội tình nguyện khác trong việc giúp đỡ, hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh tại đợt 1 kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp Thắng là chàng trai có khuôn mặt sáng sủa và đôi mắt ánh lên vẻ tự tin, mặc dù phải tập trung hết sức chúng tôi mới có thể hiểu được những gì Thắng muốn nói.
Từ khi mới sinh ra, Thắng đã chịu nhiều thiệt thòi. Lúc mẹ Thắng mang bầu cậu, các bác sỹ đã không nghe được tim thai. Để cứu mẹ, bác sỹ đã phải quyết định hút thai nhi ra ngoài. Lúc đó không ai tin cậu có thể sống, nhưng có cái gì đó đã níu kéo số phận chàng sinh viên khuyết tật này lại với cuộc đời này. Tuy nhiên, di chứng do khi sinh nên phía sau đầu của Thắng có một vệt lõm lớn ảnh hưởng tới tiểu não. Cùng với đó Thắng bị liệt dây thần kinh số 7 khiến cậu phát âm rất khó khăn, chân tay lèo khèo, nhiều khi không chịu tuân theo ý mình.
Nhóm sinh viên tình nguyện của CLB 18/4 |
Với những khiếm khuyết đó, Thắng luôn sống khép mình bởi những lúc đi chơi, đi học cùng chúng bạn Thắng thường bị trêu chọc. Mặc dù vậy, Thắng vẫn quyết tâm học để thi đỗ Đại học.
Mùa thi năm 2011, Thắng được Đậu Minh Thông - Đội tình nguyện Tiếp sức mùa thi Trường ĐH Vinh đưa đi đón về trong suốt 3 ngày diễn ra kỳ thi. Không phụ lòng mong mỏi của gia đình, Thắng đã thi đậu Đại học Vinh. Đây chính là bước ngoặt khiến Thắng có cuộc sống mới.
“Sau lần đó em cảm thấy trong cuộc đời mình còn quá nhiều điều ý nghĩa, cuộc đời này còn quá nhiều người tốt. Vì vậy mình nên sống cởi mở, hòa đồng với mọi người hơn và hãy làm gì đó có ý nghĩa với cuộc đời chứ không nên tự ti, sống khép mình nữa”, Thắng tâm sự.
Với những động lực từ hình ảnh của người sinh viên tình nguyện, Thắng đã phấn đấu và thi đậu vào Khoa Ngữ Văn của Trường ĐH Vinh. Và cũng từ đó Thắng đã sống tự tin và cởi mở với mọi người hơn. Chính những lạc quan của Thắng cũng đã làm mọi người cảm phục và yêu mến chàng sinh viên khuyết tật này hơn.
Môi trường mới, bạn mới và đặc biệt là được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các anh chị trong các đội tình nguyện Trường ĐH Vinh, từ một người nhút nhát, Thắng đã dần sống hoạt bát, hòa đồng với mọi người hơn.
Tình cờ một lần Thắng quen một bạn ở Làng trẻ SOS Vinh. Do bị tật nguyền nhưng người bạn đó vẫn quyết tâm dự thi vào một trường ĐH tại Hà Nội. Tuy nhiên, gia đình lo lắng cho cậu bạn đó vì với những khuyết tật đó cậu sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt khi đi ở trọ. Mặc dù đã được khuyên nhưng cậu bạn khuyết tật của Thắng vẫn không chịu bỏ cuộc. Biết chuyện, Thắng và một số người bạn đã tìm đến, chia sẻ, động viên và đã lay chuyển được ý định của cậu bạn khuyết tật nhưng cá tính trên thi vào trường Đại học Vinh để thuận tiện nhiều đường.
Tình cờ một lần Thắng quen một bạn ở Làng trẻ SOS Vinh. Do bị tật nguyền nhưng người bạn đó vẫn quyết tâm dự thi vào một trường ĐH tại Hà Nội. Tuy nhiên, gia đình lo lắng cho cậu bạn đó vì với những khuyết tật đó cậu sẽ gặp khó khăn trong sinh hoạt khi đi ở trọ. Mặc dù đã được khuyên nhưng cậu bạn khuyết tật của Thắng vẫn không chịu bỏ cuộc. Biết chuyện, Thắng và một số người bạn đã tìm đến, chia sẻ, động viên và đã lay chuyển được ý định của cậu bạn khuyết tật nhưng cá tính trên thi vào trường Đại học Vinh để thuận tiện nhiều đường.
Từ thành công đó, Thắng luôn nghĩ tại sao mình không thành lập một câu lạc bộ của những người khuyết tật để hỗ trợ cho những bạn sinh viên khuyết tật khác? Trường ĐH Vinh có 13 sinh viên bị khuyết tật, bởi vậy, khi Thắng đăng tải ý tưởng của mình lên trang web của trường, nhiều bạn sinh viên đã lên tiếng ủng hộ và đề nghị được tham gia. Ngày 6/11/2011, những người ủng hộ ý tưởng thành lập CLB tình nguyện của những người khuyết tập đã gặp nhau. Chỉ gần 1 tuần sau đó, CLB 18/4 đã được thành lập với sự tham gia của 60 thành viên, trong đó có 7 thành viên là người khuyết tật hiện là sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn. Chính sự nhiệt tình, sôi nổi của Thắng đã khiến nhiều bạn mong muốn được gia nhập CLB.
Với phương châm “Chúng ta sẽ giúp chính chúng ta”, lấy sự khiếm khuyết về cơ thể làm sức mạnh. Ngay sau khi thành lập CLB các thành viên của đội đã có nhiều hoạt động ý nghĩa như: Giúp đỡ học sinh ở các Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật, giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong trường.
Bên cạnh đó, CLB cũng chính là nơi đã lôi kéo được nhiều bạn trẻ ra khỏi những vấn nạn của xã hội. Điển hình như em Phan Bá Nhân từ một tay nghiện game bỏ bê tất cả giờ đây đã bỏ được game, học giỏi, biết nghe lời gia đình và trở thành một trong những thành viên tích cực của CLB tình nguyện 18/4.
Trong không khí sôi động của mùa tình nguyện 2012, với mong muốn đóng góp sức mình giúp đỡ các thí sinh và phụ huynh về dự thi, CLB 18/4 nhận thấy mình không thể đứng ngoài được. Bởi vậy, các thành viên của CLB đã xin được tham gia hoạt động tiếp sức mùa thi. Tuy gặp một số trở ngại nhưng cuối cùng, với sự giúp đỡ của Tỉnh đoàn Nghệ An, đội đã được phân công tiếp sức tại điểm thi Trường Tiểu học Trung Đô.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về lực lượng nhưng đội tiếp sức mùa thi 18/4 cũng đảm trách nhiều công việc như các đội tình nguyện khác như: dán tờ rơi, chỉ dẫn đường, tìm phòng trọ, giữ đồ cho các thí sinh và hình thành cả tổ xe máy lai, xe đạp lai miễn phí.
Thấy đội tình nguyện nhiệt tình, xông xáo, nhiều phụ huynh, thí sinh tỏ ra rất tin tưởng vào đội tình nguyện của CLB 18/4.
Mặc dù mang trên mình những khiếm khuyết nhưng đội tình nguyện vẫn hăng say giúp đỡ các phụ huynh và thí sinh dự thi, điều này đã khiến nhiều phụ huynh muốn bày tỏ lòng cảm ơn của mình. Chính điều đó đã gây nên sự hiểu lầm đáng tiếc. Đó là trong lần chở hai phụ huynh và hai học sinh đến điểm thi gần trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh. Một phụ huynh thấy các em vất vả đi giữa trời nắng đã gửi em 20.000 đồng để uống nước. Mặc dù mọi người không chịu nhận tiền nhưng vị phụ huynh này lại giận dỗi và nói đó là ủng hộ CLB nên các em mới nhận cho vị huynh kia vui lòng. Tuy nhiên không biết vô tình hay cố ý nhưng thông tin kia được thêu dệt là các em đòi hỏi các phụ huynh thí sinh phải trả tiền nên đã gây không ít khó khăn cho các hoạt động của CLB 18/4 sau đó.
“Đối với những người khuyết tật như chúng em, được đóng góp một phần vào việc giúp đỡ, hỗ trợ các sĩ tử là cả một hạnh phúc. Chúng em chỉ mong mọi người hãy nhìn nhận chúng em như những người bình thường và hãy tin tưởng rằng những người khuyết tật cũng có trái tim, có nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần tình nguyện như tất cả những người bình thường khác”, đó là những lời mà Thắng và các thành viên trong CLB 18/4 chia sẻ với tôi trước lúc chia tay.
ĐIỂM NÓNG |
|
Xuân Hòa