Biên phòng Đà Nẵng lập "mật danh tọa độ" trên biển

05/04/2012 19:59
Theo Infonet
Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng triển khai tàu BP theo phương thức xã hội hoá để trực tiếp bám biển, tránh đối đầu, gây xung đột nhưng thường xuyên bám sát sau lưng ngư dân giúp yên tâm bám biển sản xuất trên vùng biển chủ quyền của mình
Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng triển khai tàu BP theo phương thức xã hội hoá để trực tiếp bám biển, tránh đối đầu, gây xung đột nhưng thường xuyên bám sát sau lưng ngư dân giúp yên tâm bám biển sản xuất trên vùng biển chủ quyền của mình

Tàu của BĐBP Đà Nẵng luôn sát cánh trên biển cùng tàu ngư dân - Ảnh: HC
Tàu của BĐBP Đà Nẵng luôn sát cánh trên biển cùng tàu ngư dân - Ảnh: HC

Tàu BP luôn bám sát ngư dân trên biển

Tại hội nghị triển khai công tác năm 2012 vừa được Ban chỉ đạo Biển - Đảo và Biên giới TP Đà Nẵng tổ chức (Infonet đã đưa tin), Đại tá Dương Đề Dũng,

Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng cho hay, trên vùng biển các tỉnh ven biển miền Trung những năm qua luôn phải đối mặt với nhiều tình huống hết sức căng thẳng do nước ngoài xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Không chỉ khai thác trái phép hải sản mà họ còn trắng trợn đưa phương tiện vào thăm dò tài nguyên biển của nước ta, thậm chí xuất hiện cả những hành động mang tính chất đặc biệt nguy hiểm, dễ gây xung đột vũ trang trên biển như sử dụng tàu quân sự có vũ trang để uy hiếp, vô cớ trấn cướp tài sản của ngư dân...

 "Những hành động trên không chỉ gây tâm lý, gây hoang mang, lo sợ cho ngư dân; mà còn vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam!" - Đại tá Dương Đề Dũng nhấn mạnh.
Để chủ động đối phó, Bộ chỉ huy BĐBP Đà Nẵng đã phối hợp với các lực lượng tổ chức nắm tình hình, dự báo các tình huống sát với thực tế và xuất kích hàng trăm lượt tàu tuần tra, kiểm soát, quản lý bảo vệ chủ quyền vùng biển.

Theo Đại tá Nguyễn Quốc Bình, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Đà Nẵng, "tàu BP được triển khai theo phương thức xã hội hoá để trực tiếp bám biển,

 tránh đối đầu, tránh gây xung đột nhưng đồng thời thường xuyên bám sát, ở ngay bên cạnh, sau lưng bà con ngư dân để bà con yên tâm bám biển sản xuất trên vùng biển chủ quyền của mình".
"Để đảm bảo bám trụ được dài ngày trên biển, qua nhiều thời gian tập trung nghiên cứu, Hải đội 2 BĐBP Đà Nẵng đã ứng dụng thành công loại dù neo tàu để thả ở những nơi nước sâu neo không đến đáy.

Nhờ vậy đã tiết kiệm được sức người, thời gian thả và thu hồi dù neo nhanh chóng, đồng thời chống chọi được với sóng to gió lớn cấp 6 - 7" - Trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, Hải đội trưởng Hải đội 2 BĐBP Đà Nẵng cho biết thêm.
Bên cạnh đó, BĐBP Đà Nẵng cũng phối hợp với các địa phương ven biển huy động tàu thuyền, lao động của ngư dân đấu tranh chống các hành động xâm phạm, thăm dò tài nguyên biển của tàu thuyền nước ngoài... Yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để giúp hàng trăm tổ ngư dân với hàng ngàn phương tiện hoạt động trên biển bảo vệ bí mật ngư trường, nhưng khi có tình huống xảy ra là thông báo kịp thời, chính xác đến từng vị trí trên biển.

Nhờ có "bản mật danh toạ độ" nên BĐBP Đà Nẵng được ngư dân cập nhật thường xuyên mọi diễn biến trên biển - Ảnh: HC
Nhờ có "bản mật danh toạ độ" nên BĐBP Đà Nẵng được ngư dân cập nhật thường xuyên mọi diễn biến trên biển - Ảnh: HC
"Bản mật danh toạ độ"
Trước đây ngư dân thường giấu toạ độ đánh bắt, gây khó khăn cho việc quản lý, nhất là kêu gọi tàu thuyền khi có thời tiết nguy hiểm hoặc huy động phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Sau nhiều trăn trở, BĐBP Đà Nẵng đã xây dựng thành công "bản mật danh tọa độ" trên biển đối với từng phương tiện. Sáng kiến này được áp dụng đã giải toả tâm lý cho ngư dân, hỗ trợ đắc lực cho họ yên tâm bám biển sản xuất và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển của Tổ quốc.
"Bản mật danh toạ độ" có thể hiểu là một ký hiệu báo toạ độ được quy ước riêng mà chỉ có chủ tàu, thuyền trưởng tàu đánh cá và BĐBP biết. Khi thời tiết bình thường, các tàu cá sẽ sử dụng bản mật danh để báo toạ độ cho BP.

Còn khi gặp nạn, có áp thấp nhiệt, bão... họ sẽ báo toạ độ chính xác theo định vị các tàu. BĐBP Đà Nẵng cam kết giữ bí mật toạ độ đánh bắt của các tàu nên các chủ tàu hưởng ứng ngay việc ký kết bản quy ước liên lạc.
Nhờ sáng kiến này mà khoảng cách giữa biển khơi với đất liền ngày càng gần lại. Mọi diễn biến về thời tiết, mọi hành động xâm phạm lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài đều được ngư dân cập nhật kịp thời cho BĐBP để chỉ đạo và ứng phó nhanh chóng, chính xác.

 Nhờ vậy, không chỉ giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân mà còn giúp việc chỉ huy, chỉ đạo có những phương án, đối sách đúng đắn đối phó với tình huống khẩn cấp, nguy hiểm.
Ngư dân Nguyên Sanh (trú tổ 5A, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), chủ tàu cá ĐNa - 90228TS cho biết, ông hành nghề lưới rê, mực xà... đã hàng chục năm nhưng trước đây rất ngại cung cấp toạ độ đánh bắt trên biển vì sợ tàu khác biết sẽ đến tranh ngư trường.

 "Chừ có bản "mật danh toạ độ" rồi thì không còn lo lắng gì nữa. Thấy tàu nước ngoài xâm lấn chủ quyền vùng biển của mình là tui báo cho BĐBP liền!" - ông Sanh nói.
Đại tá Nguyễn Quốc Bình cho biết thêm, mạng thông tin biển của BĐBP Đà Nẵng trực 24/24, nối liên tục với bà con ngư dân để nắm bắt kịp thời mọi thông tin, diễn biến xảy ra trên biển và có hướng chỉ đạo, định hướng xử lý, đối phó. Đồng thời BĐBP TP tổ chức lực lượng theo phương thức xã hội hoá để quay phim, chụp ảnh làm chứng cứ, tư liệu đấu tranh bằng đường
Theo Infonet