Tàu hộ vệ tên lửa INS Shivalik Hải quân Ấn Độ |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 7 tháng 8 đưa tin, tàu hộ vệ tên lửa INS Shivalik Ấn Độ - chiếc tàu được mệnh danh là "át chủ bài chống Trung Quốc" - ngày 5 tháng 8 đến thành phố cảng miền bắc Hải Phòng, Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày.
Người phát ngôn Hải quân Ấn Độ cho biết, chuyến thăm này của tàu hộ vệ INS Shivalik "là một hoạt động phô diễn năng thực tàu chiến rất tốt, phù hợp với chiến lược hướng Đông của Ấn Độ", trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Ấn Độ nhấn mạnh, tàu chiến Ấn Độ đến "vùng biển tranh chấp Biển Đông" (bản chất là Trung Quốc nhảy vào xâm chiếm, cố tạo- gây ra tranh chấp) là một "hành động dũng cảm".
Ngày 6 tháng 8, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc, Ngô Sĩ Tồn thông qua tờ "Thời báo Hoàn Cầu" tuyên truyền xuyên tạc một cách cố ý rằng, tàu chiến Ấn Độ đến Biển Đông phù hợp với ý đồ chiến lược của hai nước Ấn Độ và Việt Nam.
Tiếp tục luận điệu đó, ông Tồn lừa đảo, nói xấu rằng: Việt Nam luôn "lôi kéo nước khác can thiệp tranh chấp Biển Đông, có ý đồ làm mở rộng tranh chấp Biển Đông, trong khi đó, những năm gần đây Ấn Độ tập trung vào phát triển hải quân, kỳ vọng có hiện diện quân sự ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông, hai bên phối hợp với nhau. Trước thềm tổ chức các hội nghị ASEAN, hành động như vậy không có lợi cho hòa bình Biển Đông".
Tàu hộ vệ tên lửa INS Shivalik Hải quân Ấn Độ |
Theo bài báo, thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có cảng lớn nhất miền bắc Việt Nam. Tàu chiến Ấn Độ từng đến đây vào tháng 5 năm 2012.
Theo tờ "The Times of India" ngày 6 tháng 8, trong thời gian tàu hộ vệ tên lửa Shivalik – tàu có lượng giãn nước 6.100 tấn – cập cảng Việt Nam, Hải quân Ấn Độ và Việt Nam sẽ triển khai nhiều hoạt động giao lưu, tàu INS Shivalik sẽ còn hợp tác diễn tập với tàu Việt Nam, khoa mục bao gồm liên lạc thông tin, tìm kiếm cứu nạn.
Tờ báo này từng cho biết, Ấn Độ đang đào tạo thủy thủ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ dưới nước và tàu ngầm, đồng thời bán cho Việt Nam 4 tàu tuần tra bờ biển trị giá 100 triệu USD.
Tờ "Indian Express" Ấn Độ ngày 6 tháng 8 nhấn mạnh, Trung Quốc có "chủ trương lãnh hải" (bất hợp pháp-PV) đối với vùng biển mà tàu hộ vệ Shivalik đến, nhưng Ấn Độ đã nhiều đầu tư tài nguyên dầu khí ở đó.
Ngô Sĩ Tồn lại xuyên tạc cho rằng, do thiếu giá trị thương mại, Ấn Độ từng cân nhắc rút khỏi lô dầu khí 128 ở "khu vực tranh chấp Biển Đông" (thực ra là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam). Để "lôi kéo Ấn Độ", Việt Nam không tiếc đền bù kinh tế lớn cho Công ty dầu khí Ấn Độ.
Năm 2011, tàu hộ vệ tên lửa INS Airavat Ấn Độ từng bị Trung Quốc cảnh cáo khi đi qua Biển Đông, chính từ lúc đó trở đi, Ấn Độ chủ trương, trong khuôn khổ luật pháp của Liên hợp quốc, thông qua hợp tác quốc tế "tăng cường quyền đi lại tự do của tàu thuyền quốc tế ở Biển Đông".
Ngoài ra, theo hãng AP Mỹ, sau khi kết thúc chuyến thăm Lào, Bộ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Ri Su-yong ngày 5 tháng 8 đã tiến hành hội đàm với quan chức Việt Nam, "đã thể hiện sự nỗ lực phá vỡ sự cô lập ngoại giao". Sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, ông Ri Su-yong còn đến Myanmar tham gia hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN.
Tàu hộ vệ tàng hình lớp Shivalik do Ấn Độ tự chế tạo |