Giá gas tăng vọt, nhiều người dân Hà Nội quay về dùng than, củi

05/03/2012 06:35
Hoàng Lâm
(GDVN) - Giá gas tăng quá cao đang khiến nhiều hộ gia đình ở thủ đô Hà Nội chuyển sang "chuộng" đun bếp củi, mùn cưa… như ở nông thôn.
Từ đầu năm tới nay, giá gas trải qua 3 lần tăng giá. Bắt đầu từ rạng sáng ngày 1/3, giá gas tăng thêm 52.000 đồng mỗi bình 12 kg, nâng giá bán lẻ lên 470.000 đến gần 500.000 đồng. 
Trước đó, vào tháng 1, giá gas đã tăng 24.000 đồng mỗi bình 12 kg và tiếp tục nâng lên 8.000 đồng sau vài ngày. Đến đầu tháng 2, giá gas lại cao thêm 42.000 đồng nữa.
Trước tình hình ngày càng khó khăn sau khi giá gas tăng bất thường, nhiều người dân thủ đô Hà Nội đã nghĩ ra nhiều “chiêu” để hạn chế đến mức tối đa mức tiêu thụ gas. 
Đặc biệt, có những hộ gia đình đã không còn dám… dùng gas. Thay vào đó là dùng bếp củi, bếp than tổ ong hay mùn cưa xin hoặc mua ở các xưởng mộc để đun nấu sinh hoạt hàng ngày.
Gas liên tục tăng giá khiến nhiều hộ gia đình ở thủ đô Hà Nội chuyển sang đun,,, củi
Gas liên tục tăng giá khiến nhiều hộ gia đình ở thủ đô Hà Nội chuyển sang đun,,, củi
Giờ dùng gas có lẽ hàng tháng nhà tôi phải tốn hơn rất nhiều tiền vì gia đình có đến tận 6 người. Riêng để đun nấu hoàn toàn bằng bếp gas trong ngày cũng đủ “xót ruột” rồi”, bà Vũ Thị Tuy, nhà ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội – một gia đình hiện đang cố gắng “nói không” với gas và thay vào đó là chọn bếp củi để hạn chế được sự tốn kém chi tiêu với loại “năng lượng sạch” nhưng lại rất tốn kém như gas ở thời điểm này.
Rõ là đun gas thì ai cũng biết được rằng sẽ sạch sẽ và tiện lợi hơn nhiều, nhưng những trường hợp như nhà bà Tuy không phải hiểm. 

BẦM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: GIÁ GAS TĂNG VỌT, NHIỀU NGƯỜI HÀ NỘI ĐẦU TƯ BẾP CỦI, BẾP THAN
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người dân Hà Thành đang chọn giải pháp an toàn hơn là nói không với gas.
Đa phần đều cho rằng đun gas là rất đắt đỏ và tìm kiếm loại hình đun bằng bếp than tổ ong nhưng một số hiếm lại có kiểu đun như “người tiền sử” đó là đun bằng củi hay mùn cưa dù biết khói mù mịt.
So với đun bằng than tổ ong, đun củi hay mùn cưa đỡ độc hại hơn rất nhiều dù quá khói. Tuy nhiên, cũng kéo theo không ít phiền toái và thậm chí có thể gây ra hỏa hoạn nếu người đun nấu xao lãng sự quan tâm.
Bếp than tổ ong đang quay trở lại
Bếp than tổ ong đang quay trở lại
“Đun bếp củi tôi nghĩ ở thời điểm này là hợp lý với gia đình tôi. Ban đầu cũng có nhiều người tỏ ra “buồn cười” với tôi khi tôi đi xin củi về đun. Họ tưởng tôi chỉ xin về đun bánh trưng hay làm gì nhưng khi biết dùng củi để đun nấu thì lại tỏ ra coi thường. Nhưng đến vừa qua, sau khi giá gas bất ngờ tăng vọt thì mấy ngày hôm nay, những người đi nhặt củi như tôi bắt đầu “đắt hàng” hơn và đương nhiên tôi kiếm củi, xin củi cũng khó hơn”, Ông Đỗ Đình Mùi, Xuân Đỉnh, Từ Liêm chia sẻ “Đun củi cũng có cái hay của nó khi mà đun gas gia đình không kham được. Nhóm củi thì lích kích hơn, lại nhọ nhem nhọ nhễ nhưng cũng tiết kiệm được khối".
Trong khi đó, với chị Nguyễn Thị Phương, ở Cầu Giấy thì dù "rất thích" đun bếp củi và đã phải “đặt hàng” từ tận quê Thái Bình mang lên hai chiếc bếp đun củi khá to nhưng lại không dám dùng vì chỉ sợ bị “cháy nhà” do nhà có cháu nhỏ chuẩn bị đi lớp 1 rất hiếu động. Thay vào đó, chị chọn dùng bếp than tổ ong nhưng lại nơm nớp lo sợ khí độc ảnh hưởng đến mức khỏe của cả gia đình.
Tuy dùng bếp than tổ ong với nhiều người dân Hà Nội thời gian gần đây đang quay trở lại thời kì “hoàng kim” nhưng với nhiều hộ gia đình đi làm cả ngày lại không mấy khả thi bởi muốn có lò dùng ngay khi đi làm về phải ủ than từ sáng sớm và mất nguyên một viên than ủ. 
“Ban đầu tôi cũng nghĩ tới phương án dùng than tổ ong để ủ cả ngày nhưng thấy không khả thi nên đành phải để sát giờ đi làm về mới dám nhóm lò để đun nấu. Mặc dù chỉ rẻ hơn so với dùng gas chút ít nhưng cũng đã giải quyết được khối vấn đề rồi. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy ở thời buổi khó khăn này thôi”, chị Phương ngao ngán.
Bên cạnh việc đun gas ngày càng tốn kém hơn, người dân Hà Nội vẫn chưa hết bàng hoàng với những vụ nổ bình gas gần đây khiến chấn động dư luận như vụ nổ bình gas chết hai cháu bé ở Tạ Quang Bửu, Bách Khoa và nhiều vụ việc khác cũng liên quan đến nổ bình gas ở khắp đất nước.
Với tâm lý không dám chứa “bom nổ chậm” trong nhà vừa “đắt tiền” lại vừa nguy hiểm cũng là một trong những lý do khiến dân thành phố Hà Nội nhiều người chuyển sang nấu nướng, sinh hoạt gia đình chẳng khác gì nông thôn như mùn cưa hay than củi dù cho khói mù ở ngay giữa một thủ đô văn minh, hiện đại,
Hoàng Lâm