Bụt chùa nhà không thiêng viết về Nick Vujicic: 'Đốt đền để nổi tiếng'

24/05/2013 08:20
Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN
(GDVN) - "Bài viết "Bụt chùa nhà không thiêng" viết về Nick Vujicic chẳn khác nào hành động “đốt đền" để được nổi tiếng, để có thể có view hoặc like nhiều hơn trên mạng xã hội. Nó đã chà đạp lên những giá trị cốt lỗi của cuộc sống. Hàng mấy chục ngàn like tương tự như việc sinh viên khen giảng viên chửi tục là giảng bài hay...."
LTS: Đúng 2h sáng 23/5, tức chưa đầy 6 giờ sau khi buổi diễn thuyết được truyền hình trực tiếp của Nick Vujicic tại Khách sạn White Palace, TP.HCM kết thúc, một cư dân mạng đã đăng tải bài viết 1500 từ với tựa đề: “Bụt chùa nhà không thiêng”.
Bài viết đặt ra câu hỏi: Tại sao lại là Nick mà không phải là những nghị lực sống của Việt Nam như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (biên dịch sách của Nick), “Cô bé xương thuỷ tinh” Phương Anh…? Tại sao những doanh nhân người Việt giàu có lại bỏ ra một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam (xem chi tiết tại đây), nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn - những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa?
Bài viết nhận được sự đồng tình của không ít người và ghi nhận trên 40.000 lượt like của cộng đồng cư dân mạng. 

Tuy nhiên đứng trên khía cạnh khác, ông Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN lại cho rằng: Bài viết đã chà đạp lên những giá trị cốt lỗi của cuộc sống.
Báo Giáo dục VN xin đăng tải nguyên văn bài phản biện 'Bụt chùa nhà không thiêng' liên quan tới hình ảnh nhân vật Nick Vujicic đang được bạn trẻ VN yêu mến và hâm mộ.
Tại sao lại là Nick mà không phải ai khác?
“Nick Vujicic tới Việt Nam, đối với cá nhân tôi trong ngành đào tạo và phát triển nhân lực 20 năm, những giá trị bài viết của Nick đã đăng tải trên youtube và qua các quyển sách được ấn bản do First News không có gì là mới lạ. Phần thứ hai cũng do công việc nhiều nên tôi không định tham gia sự kiện Nick mặc dù có thể lấy vé được dễ dàng. Tuy nhiên vào giờ phút cuối tôi thay đổi và quyết định tham dự hai buổi tối thứ tư và sáng thứ năm tại White Place sau khi hoãn các công việc với khách hàng. Cho tới bây giờ tôi cảm thấy may mắn vì đã quyết định tham gia và chứng kiến những gì Nick nói. 

Giá trị lớn nhất Nick mang lại đó chính là người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người chúng ta cho dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những người khác.
Giá trị lớn nhất Nick mang lại đó chính là người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người chúng ta cho dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những người khác. 

Các cụ đã nói “Trăm Nghe Không Bằng Một Thấy”. Theo quan điểm của tôi, giá trị lớn nhất Nick mang lại đó chính là người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người chúng ta cho dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những người khác. Giá trị đó thật lớn và thật trùng hợp, những giá trị đó hoàn toàn trùng khớp với những giá trị mà ông bà tổ tiên chúng ta - người Việt Nam đã truyền dạy qua nhiều thế hệ. 

Điều thứ hai tôi cảm nhận được khi Nick nói hai lần trong hai hội thảo đó chính là sự khác biệt về tôn giáo giữa Nick và CEO Tôn Hoa Sen - đơn vị tài trợ chương trình này. Điều đó hoàn toàn đúng khi các tôn giáo đều muốn con người sống tốt hơn, yêu thương nhau. Đó là sự đồng cảm giữa những cá nhân trong nhân loại cùng chia sẻ một hàm giá trị. Tất nhiên còn nhiều điều nữa chia sẻ trong hai buổi nói chuyện của Nick. Nếu sự việc có vậy thì chắc không có bài báo này. 

Sau khi tham dự về tôi có được một người bạn gửi cho bài trên Facebook của một tác giả. Trong bài báo có rất nhiều những điểm chỉ trích việc đưa Nick tới Việt Nam và các ý đồ của các đơn vị tài trợ v.v.
Nếu chỉ có một bài báo thì không thành vấn đề vì trong 84 triệu dân Việt Nam nếu có một người suy nghĩ  “khác biệt “ cũng không ngạc nhiên. Tuy vậy bài báo đã có hơn 40 ngàn like trên facebook. Con số này lại thể hiện một chuyện khác khi một tập thể thể hiện suy nghĩ chưa sâu sắc.

Truyền thông VN có “nhẹ dạ”?

Hãy khoan bình luận tới chủ ý của tác giả bài viết trên facebook, chúng ta hãy tuần tự xem các điểm phản biện của tác giả.

Chẳng qua chỉ là để bán sách: Đúng nhưng bán sách có phải là tội không. Rõ ràng sách là một sản phẩm tri thức tốt cho người đọc và xã hội. Trong xã hội Việt Nam khi văn hóa đọc thể hiện qua con số thống kê trung bình người Việt đọc không quá 1 quyển sách Việt Nam (1), có gì là sai trái khi First New ước muốn mỗi người Việt Nam hãy đọc thêm những quyển sách để sống tốt hơn, yêu thương mọi người hơn và giúp đỡ mọi người nhiều hơn. Hơn thế nữa, các tập sách này nằm trong chương trình Hạt Giống Tâm Hồn – một chương trình tâm huyết của First New giúp thế hệ trẻ sống tốt hơn. Chẳng một ai kinh doanh chỉ vì lợi nhuận lại hoạt động trong một ngành mà một người tiêu dùng chỉ sử dụng ít hơn 1 sản phẩm một năm. Các bạn thử suy nghĩ với số lượng chai bia tiêu thụ trung bình trên đầu người tại Việt Nam thì sẽ hiểu như thế nào.
Tôn Hoa Sen hãy bỏ 32 tỷ ra từ thiện: Thật nực cười khi tác giả bài viết lại đi dạy bảo cho Tôn Hoa Sen về cách làm từ thiện. Chắc anh ta không biết Tôn Hoa Sen đã thực hiện rất nhiều chương trình từ thiện và hảo tâm trên cả nước từ rất nhiều năm nay. Chi phí để Tôn Hoa Sen mời một diễn giả  để truyền đạt thông điệp sống tốt hơn, yêu thương hơn tới hơn 84 triệu dân Việt Nam cũng là quá rẻ khi so với chi phí marketing cho người mẫu và ca sĩ tại Việt Nam. Tại sao tác giả không suy nghĩ nếu như Tôn Hoa Sen thật sự muốn marketing hiệu quả có thể tài trợ cho những ca sĩ nổi tiếng hoặc show diễn chân dài hàng ngày nhan nhản trên mặt báo. Hãy lắng nghe cái tâm của những người trong ban tổ chức. 
Tác giả có vẻ tán đồng và bảo vệ cho những người khuyết tật Việt Nam: Theo tôi đây là một sự mạo danh không thể chấp nhận được. Các anh chị khuyết tật đều có đủ tri thức và kiến thức để nhận lời tham gia vào chương trình của Tôn Hoa Sen và First News. Tác giả không phải là họ và càng không có quyền mạo danh họ để nói thay cho cộng đồng khuyết tật. Những anh chị khuyết tật trong cả nước sẽ cảm thấy vui vì một lý do đơn giản họ cũng như Nick rất yêu thương và trân trọng những giá trị cao đẹp trong cuộc sống.

Tại sao chúng ta không suy nghĩ một cách tích cực rằng nhờ Nick cộng đồng khuyết tật Việt Nam sẽ có tiếng nói tốt hơn, sẽ được chú ý hơn và sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn. Tôi thật sự không cầm được xúc động khi dịch giả Bích Lan với thân hình gầy gò đã dịch ba quyển sách trên bàn phím. Chắc chắn khi làm việc chị Bích Lan sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng cái gì đã làm cho chị vượt qua. Đó chính là sự đồng cảm giữa một con người và một con người, giữa những chân giá trị mà dân tộc nào, tôn giáo nào cũng đều hướng tới. Bằng việc mạo danh cộng đồng những người khuyết tật, tác giả bài viết nợ một lời xin lỗi tới tất cả những anh chị đã nêu trong bài báo trên facebook. 

Bài viết "Bụt chùa nhà không thiêng" trên Facebook khiến cư dân mạng tranh luận gay gắt.
Bài viết "Bụt chùa nhà không thiêng" trên Facebook khiến cư dân mạng tranh luận gay gắt.

Truyền thông nhẹ dạ: Nick đã tới rất nhiều quốc gia và đã gặp 8 nguyên thủ thế giới. Nếu nói truyền thông nhẹ dạ tất nhiên chắc cũng sẽ bao hàm mấy chục quốc gia và các nguyên thủ nói trên. Một chương trình được truyền hình trên VTV1 – kênh chính thống của quốc gia Việt Nam và với sự tham gia của những người giỏi nhất – nổi tiếng nhất của hệ thống truyền hình trung ương không thể nào "nhẹ dạ" như tác giả đã nói. Vấn đề tiếp theo, nếu như đúng "nhẹ dạ" nhưng giúp cho rất nhiều người sống tốt hơn, yêu thương nhiều hơn thì đấy cũng sẽ là sự nhẹ dạ đáng thương và cần được nhân rộng ra. 

Tác giả hỏi rằng tại sao không phải là một người khuyết tật Việt Nam lại là Nick: Câu trả lời rất đơn giản, Nick có chia sẻ anh đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người từ lúc nhỏ tới lúc trưởng thành. Chính anh đã truyền cảm hứng “Người Việt hãy giúp Người Việt”. Một câu hỏi đặt ra tác giả viết bài và 40 ngàn người bấm like trên facebook trong năm 2013 có bao giờ nghĩ tới người khuyết tật, đã bao giờ thực hiện một lần từ thiện, đã bao giờ thử cố gắng giúp những người khuyết tật Việt Nam mà chính bài báo nêu lên làm ví dụ. Nếu như họ thật sự giúp thì có thể họ có quyền nói và chỉ trích như vậy. Nhưng theo suy nghĩ chủ quan của tác giả, phần lớn trong số họ chắc chẳng giúp gì những người tàn tật nêu trong bài báo. Vì đơn giản, nếu họ có thật sự giúp thì họ sẽ hiểu nghĩa của từ yêu thương và không bao giờ viết hoặc bấm like cho một bài báo như trên. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng cùng với hiệu ứng Nick, các năm sau nữa sẽ có những gương vinh danh nỗ lực của người tàn tận một cách hệ thống và có chiều sâu như các đơn vị tổ chức tâm huyết và đã thực hiện một phần nào. 

Chúng ta cần có những cái nhìn nhiều chiều và phản biện. Tuy nhiên những chân giá trị căn bản như tình yêu đồng loại, chia sẻ... không thể đem ra thí nghiệm nhiều chiều. 

Tác giả viết bài trên có dụng ích gì – bảo vệ người khuyết tật chăng, giúp mọi người sống tốt hơn chăng, tạo lòng thương yêu giữa con người và con người chăng?

Tất cả những cái đó không hiện rõ và chỉ một dòng thể hiện đó chính là hành động "đốt đền" để có thể được nổi tiếng, để có thể có view hoặc like nhiều hơn trên mạng xã hội. 

Để kết thúc bài viết tôi xin trích dẫn lời nói của anh Thái Hòa - FPT: “FPT cũng chỉ là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam. Qua một số lớp học khác mà tôi đã từng giảng dạy, tôi nhận thấy rằng thiếu hụt lớn nhất của giới trẻ hiện nay không phải vấn đề nhận thức, mà là vấn đề niềm tin. Thực tế đau lòng là ở Việt Nam bây giờ ít có người còn niềm tin vào những điều tử tế. Đây thực sự là một nguy cơ lớn”.
Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Viện quản lý VN