Chuyện thêm về lớp trưởng tự tử vì mất tiền quỹ lớp

25/10/2012 06:20
Theo VNN
Cái chết của Nguyễn Thị L., HS lớp 10A10 khiến thầy trò Trường THPT Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) khiến ai cũng xót xa. Nhưng có lẽ bố mẹ em đâu biết cô con gái “ngoan hiền” của mình từng có ý định quyên sinh từ trước khi xảy ra việc mất 500.000 đồng tiền quỹ lớp.
Học trò ngoan
Ngày 23/10, ba ngày sau cái chết của L., không khí học tập của lớp 10A10 phần nào nguôi ngoai. Cậu học trò Đinh Văn Giang trước làm lớp phó, giờ được thầy chủ nhiệm và các bạn tin tưởng giao làm lớp trưởng thay cô bạn xấu số.
“Chúng em vẫn còn buồn. Muốn tới nhà thăm L. nhưng sợ lại chạm vào nỗi đau của bố mẹ và gia đình bạn nên thôi. Trước khi ra đi, bạn ấy chúc chúng em ngoan ngoãn, đừng nói chuyện nhiều trong lớp để thầy cô phải nhắc nhở” – Giang tâm sự.

Ba ngày sau cái chết của cô học trò lớp 10 Nguyễn Thị L., Trường THPT Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) không khí học tập nơi đây đã trở lại bình thường.
Ba ngày sau cái chết của cô học trò lớp 10 Nguyễn Thị L., Trường THPT Tiền Phong (huyện Mê Linh, Hà Nội) không khí học tập nơi đây đã trở lại bình thường.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Nói về học trò Nguyện Thị L., thầy chủ nhiệm Tuyến cho biết: “Dù chỉ hơn 1 tháng kể từ khi các em vào lớp 10 nhưng L. thể hiện là một học trò sôi nổi, hoạt bát dẫu đôi lần thầy cô phải nhắc vì đầu năm tác phong ăn mặc của em chưa đúng quy cách”. Thầy Tuyến và 37 bạn của lớp 10A10 đều tin tưởng bầu em làm lớp trưởng.
“L. vui vẻ, rất hòa đồng với mọi người. Lớp trưởng thường xuyên nhắc nhở chúng em giữ gìn trật tự và nề nếp” – Giang nhớ lại. Còn Xuân cho biết: “Từ trước tới nay L. chưa hề có mâu thuẫn hay xích mích với bạn nào trong lớp. Bạn ấy rất tốt với mọi người”.
Một người họ hàng (xin giấu tên) của L. tâm sự: “Tôi ở gần nhà nên hay gặp cháu. L. biết lễ phép, đi hỏi về chào nên mấy khi phải nhắc nhở cháu về cách cư xử”.
Hiệu phó Hồ Thị Lệ cho hay: “Sau khi được nhắc nhở về chuyện đầu tóc, quần áo và nhất là khi được bầu làm lớp trưởng, L. thay đổi hẳn. Tôi thấy ở em cả sự chín chắn trong suy nghĩ so với các bạn cùng lớp. Việc em đánh mất tiền mới chỉ gia đình và thầy Tuyến biết. Thầy cũng động viên và khuyên em bình tĩnh”. 
Cô Lệ, thầy Tuyến chẳng thể ngờ sau cuộc điện thoại lúc 18h ngày 19/10 của bố em cho thầy, giờ đây cô trò nhỏ đã nằm lặng yên dưới nấm mồ chôn sâu. 
Bao nhiêu năm công tác trong ngành giáo dục, song đây là lần đầu tiên hiệu trưởng Dương Văn Thuần phải chứng kiến sự việc đau lòng xảy đến với trò của mình. Buổi chiều 20/10 khi biết tin L. được BV Bạch Mai trả về vì “không thể cứu được”, 37 học sinh lớp 10A10 gần như suy sụp. Ông cùng các lãnh đạo nhà trường cùng tập thể giáo viên phải xuống tận lớp động viên và trấn an tinh thần cho trò.
Vị hiệu trưởng không khỏi xót xa: “Giá như giáo viên của trường hiểu học trò sớm hơn, nắm bắt gia cảnh của từng em sớm hơn để có chia sẻ, góp ý với gia đình chắc sự tình đã không như vậy”.
Thầy Thuần khẳng định: “Từ khi trò L. nhập trường đến cái chết của em, mọi việc diễn ra quá nhanh. Nhưng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chưa làm việc gì khiến em tổn thương đặc biệt là tinh thần và danh dự học trò”. Dù chưa có kết quả đánh giá học tập nhưng qua một vài lần tiếp xúc, vị hiệu trưởng có những ấn tượng tốt về lớp trưởng lớp 10A10.
Hiệu phó Hồ Thị Lệ phân tích: “Học trò tuổi mới lớn này khi mà “ăn chưa no, lo chưa tới” thì gia đình và nhà trường càng phải quan tâm hơn”.
Theo nguồn tin của VietNamNet, trước khi xảy ra sự việc đánh mất 500.000 đồng tiền quỹ lớp, L. đã có ý định tự tử. Thời gian L. có ý định này được xác định vào khoảng tháng 8/2012. 
Nguồn tin này cho biết: Anh T., bố của L. là người cờ bạc. Mỗi lần về nhà, anh T. lại gây sự, chửi mắng vợ con, đập phá đồ đạc trong nhà. Nhiều bữa, cơm vừa đưa lên miệng cũng bị hất đi. Tối 19/10, sau khi gọi điện cho thầy Tuyến, anh T. đã nặng lời với con.
Sáng 20/10, khi gia đình đi vắng, chỉ còn lại L. và ông nội, em đã nói dối ông để mua thuốc diệt cỏ với ý định quyên sinh.
Sự việc L. tự tử, theo một người họ hàng của em “chắc đã âm ỉ từ từ lâu. Chuyện đau lòng xảy ra không ai mong muốn. Nhà T. có con mất càng đau khổ. Nhưng mỗi nhà phải nghiêm túc nhìn lại việc nuôi dạy con”. 
Sáng 23/10, chúng tôi tìm đến nhà L. ở xóm Đường, xã Mê Linh (cách Trường THPT Tiền Phong không xa).
Một người họ hàng của em vừa “mời” chúng tôi đi vừa bức xúc: “Là nông dân, quanh năm trông vào mấy sào ruộng trồng hoa mà con đánh mất tiền hỏi ai không giận. Nó (anh T.-PV) mắng vài câu rồi sau vẫn cho con tiền trả lại lớp đó thôi”.
Một lý do khác ít nhiều đã ảnh hưởng tới hành động của L. được người dân cho biết: “Mê Linh nổi tiếng với nghề trồng hoa, chuyện dùng thuốc diệt cỏ (loại cháy nhanh hay cháy chậm) là bình thường. 
Nếu ở nơi khác, một học sinh lớp 7 một mình đi mua thuốc này ngoài quán chắc chắn người bán sẽ phải hồ nghi hoặc không bán. Nhưng ở đây khác, dễ mua dễ bán”. Trong vòng 2 năm qua, chỉ riêng xã Mê Linh đã có gần 10 trường hợp uống thuốc diệt cỏ tự tử. Sáng 21/10 L. mất, chiều cùng ngày một người họ hàng của em cũng tìm đến cách này để quyên sinh.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Bộ Giáo dục "đẻ" ra trường ngoài công lập, nhưng không "nuôi"

Học sinh tự tử để phản ứng lại cách giáo dục của người lớn

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ”

Chùm ảnh: Trẻ lại “oằn lưng” vác cặp đến trường

Vụ "canh gà Thọ Xương" và "HS nhập vai cám": Hai cái kết buồn!

PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Phải thích nghi đào tạo với chi phí thấp"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo VNN