Đề thi Văn đã từng bước làm phá sản lối dạy và học thuộc lòng, văn mẫu

25/06/2019 13:37
Nguyễn Văn Lự
(GDVN) - Đề bài môn Văn không khó và phù hợp đối tượng các khối thi. Ngoại trừ câu 1 đọc hiểu, còn lại các câu hỏi đều phải thể hiện suy nghĩ và diễn đạt ý hiểu.

LTS: Ngay sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia 2019, thầy giáo Nguyễn Văn Lự - giáo viên môn Ngữ văn tại một trường trung học phổ thông tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có gửi lời giải môn thi này tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 

Đề Ngữ văn trong kỳ thi quốc gia năm 2019 được phần đông thí sinh tai Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cảm nhận vừa sức, nhẹ nhàng và có tính phân hóa.

Theo hướng mở và tự do, đề thi đã tạo được cảm xúc làm bài môn đầu tiên dễ chịu. Phần lớp các thí sinh làm được và hoàn chỉnh bài thi và dư thời gian.

Đề bài không khó và phù hợp đối tượng các khối thi. Ngoại trừ câu 1 đọc hiểu, còn lại các câu hỏi đều phải thể hiện suy nghĩ và diễn đạt ý hiểu.

Câu nghị luận văn học mới lạ, trong một tác phẩm, thể bút kí giàu cảm xúc nghệ thuật về hình tượng sông Hương và nêu cách nhìn mang tính mới, độc đáo của tác giả. 

Câu 1 viết đoạn văn, dựa vào phần đọc hiểu, về ý chí của con người trong cuộc sông không có gì mớquá sức với thí sinh. 

Nội dung câu 4, phần đọc hiểu có thể là chủ đề của đoạn văn nên thí sinh chỉ việc phát triển thêm hiểu biết và quan điểm của mình. Nếu không có chí và không biết nuôi chí sẽ khó có thể chinh phục được điều mơ ước, dù nhỏ nhất trong cuộc sống.

Theo thầy Nguyễn Văn Lự, Đề bài môn Văn không khó và phù hợp đối tượng các khối thi. Ngoại trừ câu 1 đọc hiểu, còn lại các câu hỏi đều phải thể hiện suy nghĩ và diễn đạt ý hiểu.
Theo thầy Nguyễn Văn Lự, Đề bài môn Văn không khó và phù hợp đối tượng các khối thi. Ngoại trừ câu 1 đọc hiểu, còn lại các câu hỏi đều phải thể hiện suy nghĩ và diễn đạt ý hiểu.

Bất ngờ nhất là đề thi Ngữ văn 2019 là câu về bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Thí sinh nêu cảm nhận (hiểu và nhận xét) về hình tượng sông Hương chỉ vỏn vẹn chừng 150 chữ trích trong sách giáo khoa nhưng thâu tóm những vẻ đẹp chính của dòng sông Hương: hành trình rầm rộ gian truân, tâm hồn sâu thẳm và bí ẩn kín đáo… 

Nhiều thí sinh khối A, chỉ biết bám đoạn trích để suy diễn lí giải trong khi các thí sinh khối C, D lại phóng bút làm hết cả hành trình của sông Hương…

Vì đoạn trích của đề ngắn nên khó viết và không thể viết dài, nhưng đề bài lại giúp nhiều thí sinh khối Tự nhiên lười đọc chỉ cần làm rõ sông Hương hiện lên trong đoạn trích này như thế nào? Tác giả đã nhìn dòng sông và so sánh với vẻ đẹp nào; ngôn ngữ giàu cảm xúc và hình ảnh giúp người đọc cảm nhận và nhớ về sông Hương thế nào…

Phần phân hóa của đề thi năm 2019 là ở kiến giải mở trong các câu hỏi (trừ câu 1 thể thơ), không có năng lực cảm thụ và kiến thức tiếng Việt, thí sinh sẽ khó đạt được điểm trung bình toàn bài.

Theo một số thầy cô Ngữ văn và chủ quan người viết, đề thi năm nay đã từng bước làm phá sản lối dạy và học Ngữ văn thuộc lòng, văn mẫu, làm tiêu tan suy nghĩ của trò tủ bài và dựa vào tài liệu  có sẵn.

Đó là cái được nhất của đề thi khuyến khích sáng tạo và hướng đến đổi mới cách dạy cách học, cách đánh giá theo năng lực ngôn ngữ và văn học của học sinh hiện nay.

B. Gợi ý bài giải

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 (3 điểm).

Ý

Nội dung

Điểm

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

3,0

Câu 1

Thể thơ tự do/tự do

0,5

Câu 2

Cuộc đời tối tăm, đầy nhọc nhằn, vất vả và bế tắc của con người.

0,5

Câu 3

Phép điệp tu từ (4 câu thơ) khắc sâu/nhấn mạnh hiện thực đẹp, bình dị nhưng nhiều thử thách của thiên nhiên và cuộc sống: hiên ngang, hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêng trang và giản đơn bình dị. Ca ngợi thiên nhiên và con người.

1,0

Câu 4

Hành trình… gợi bài học về ý chí và nghị lực không biết mệt đối mặt với thử thách, quyết chí và nỗ lực không ngừng để đi đến chân trời, đến bến bờ chiến thắng trong hành trình vợt biển khơi. Ý chí sẽ giúp con người chiến thắng song gió và thử thách…

1,0

II. LÀM VĂN
Câu 1 (2 điểm)

a.Về hình thức

- Đảm bảo đúng chủ đề, đúng yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội: 0,5 điểm.

- Diễn đạt dễ hiểu, không mắc lỗi dùng từ, chính tả và ngữ pháp: 0,25 điểm.

b. Một vài gợi ý về nội dung: 

 Có thể nêu câu chủ đề: Sức mạnh của ý chí sẽ đưa chúng chúng ta đến bến bở hạnh phúc.

 - Giải thích: sức mạnh ý chí là năng lượng tinh thần thể hiện trong nhận thức, hiểu biết, quyết tâm nỗ lực đương đầu với thử thách, vượt lên khó khăn hiểm nguy giành lấy thành quả mơ ước của con người.

- Trước khó khăn, người có ý chí luôn làm chủ suy nghĩ và cảm xúc, luôn tin vào phán đoán và suy tính để hành động ứng phó hiệu quả. Biểu hiện của sức mạnh ý chí rất phong phú trong học tập, nghiên cứu, công việc hay kinh doanh, giao tiếp hay sinh hoạt hàng ngày…

Sức mạnh của ý chí kiên định, bền bỉ và quyết tâm sẽ giúp mỗi người đạt được mục tiêu, kế hoạch, dù là nhỏ nhất, như đến thi đúng giờ, làm xong bài tập hay nghiên cưu khoa học, kinh doanh, hoặc tìm thấy tình yêu và hạnh phúc, hoặc chinh phục những đỉnh cao… 

- Nhưng người không có ý chí, hoặc run sợ hoặc bỏ dở công việc hoặc quá lo lắng, thiếu tự tin nên thiếu năng lượng, thiếu quyết tâm và họ là những người đáng chê trách, tự đánh mất mình. Trong cuộc sống,  người không có sức mạnh ý chí luôn chọn cách sống phụ thuộc người khác, bỏ mặc tương lai nên họ rất khó thành công. 

- Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những bạn trẻ tự tin nuôi chí lớn, ước mơ đẹp và quyết tâm và kiên định nỗ lực học tập, tu dưỡng lập nghiệp rất đáng trân trọng thì nhiều bạn trẻ lại sống thiếu lửa, lao vào vui chơi, hưởng thụ bỏ đời trôi theo số phận. Họ rất cần thay đổi. 

-Chúng ta cố gắng học tập, tu dưỡng để bổ sung tri thức và kỹ năng, có sức khỏe và ý chí, quyết tâm để tự tin làm bất cứ việc gì cho lý tưởng sống của mình.

Câu 3 (5,0 điểm)

           Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu các ý cơ bản sau:

Nội dung

Điểm

Câu 2: Nghị luận văn học: Cảm nhận về đoạn văn và nhận xét cách nhìn của tác giả

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được ý với nhiều đoạn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,50

b. Hiểu đúng vấn đề: Vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương và cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng của nhà văn.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lý lẽ và dẫn chứng

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đề tài bài thơ.Nêu vấn đề: Vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương được miêu tả bằng cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng của nhà văn qua đoạn trích của đề bài.

0,50

2. Giới thiệu vị trí đoạn trích trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

+Nêu cảm nhận, phân tích vẻ đẹp sông Hương trong đoạn trsci của đề bài

- Sông Hương mang vẻ đẹp của bản trường ca rầm rộ, man dại và mãnh liệt qua thương nguồn, qua rừng già ghềnh thác và cuộn xoáy bí ẩn.

- Vẻ đẹp của sự dịu dàng và say đắm của cô gái Di-gan phóng khaongs và man dại.

-Sông Hương còn là dòng sông duy nhất của một thành phố với bản lĩnh và tâm hồn tự do và trong sáng ddwwocj rừng già chế ngự sức mạnh bản năng để về thành phố mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ của người mẹ phù sa.

- Bản chất đa dạng vẻ đẹp và tâm hồn sâu thẳm, kín đáo tạo nên linh hồn và vóc dáng của dòng sông thơ mộng và trữ tình, hiền hào và đằm thắm chỉ riểng xứ Huế mới có.

+Đánh giá chung:

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ giàu tính tượng hình và gợi cảm để khám phá hành trình và vẻ đẹp của sông Hương.

-Nhà văn hiểu sâu sắc và rất yêu quê hương, yêu sông hương đã viết rất cô đúc, rất ngắn gọn khái quát vẻ đẹp của sông Hương theo thủy trình từ thượng nguồn rừng già, qua thành phố và về biển. Nhiều liên tưởng và so sánh với vẻ đẹp của người phụ nữ, lối văn sáng tạo, ngôn ngữ tinh tế và tu từ đặc sắc đã giúp tác giả khắc họa những nét đẹp cơ bản và hấp dẫn khi mở đầu bài bút kí về dòng sông quê hương ông.

0,25

2,50

-Nhận xét cách nhìn…

-Miêu tả thành công vẻ đẹp sông Hương với liên tưởng linh hoạt và độc đáo: khi như cô gái Di gan, người như người con gái ngủ mơ màng, khi chín chắn, đằm thắm như mẹ phù sa: đẹp , quyến rũ, và sâu sắc, bí hiểm.

-Vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về địa lý, lịch sử, phong tục, văn hóa và con người, nhất là dòng Hương giang được sử dụng đúng lúc, đúng thể loại văn xuôi nghệ thuật. Bút pháp tự do, phóng túng và ngôn ngữ giáu cảm xúc và hình ảnh phù hợp tạo nên sức mê hoặc của tác phẩm, tạo nên phong cách tài hoa lãng mạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Có thể liên hệ với Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân)

0,50

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Nguyễn Văn Lự