Dự kiến dạy tiếng M’Nông ở cấp tiểu học

12/01/2012 06:00
Xuân Trung
(GDVN) - Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng M’Nông; nâng cao năng lực sử dụng tiếng M’Nông trong cộng đồng; góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, học tốt môn Tiếng Việt.
Đó là  một trong những mục tiêu mà Bộ GD&ĐT muốn áp dụng tiếng M’Nông ở cấp tiểu học. 
Bộ GD&ĐT vừa đưa  ra Dự thảo lấy ý kiến về việc phổ biến sử dụng tiếng M’Nông ở cấp tiểu học để từng bước giúp học sinh học tốt môn  tiếng Việt. Theo đó, mục tiêu của chương trình là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách tiếng M’Nông; mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, vốn văn hoá của dân tộc M’Nông và các dân tộc anh em. Ngoài ra, còn bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ, phát triển nhân cách học sinh; góp phần bảo tồn, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc M’Nông trong cộng đồng văn hóa Việt Nam.
Ảnh minh họa Internet
Ảnh minh họa Internet
Nếu được áp dụng trong thời gian tới, chương trình đưa tiếng M’Nông v ào d ạy ở cấp tiểu học sẽ tiến hành theo mức đánh  giá A, B, C, các mức độ kỹ năng  từ 1 đến 6, theo đó là  các số lượng tiết học tương ứng như trong bảng:

Trình độ

Mức độ kiến thức và kỹ năng

Số tiết

A

Mức độ 1

68

Mức độ 2

72

B

Mức độ 3

68

Mức độ 4

72

C

Mức độ 5

68

Mức độ 6

72

Cộng

6

420

Các tiêu chuẩn của từng mức trình độ như  sau:
Trình độ A: gồm 2 mức độ kiến thức và kỹ năng (Mức độ 1, Mức độ 2); thời lượng 140 tiết; đạt yêu cầu biết đọc, biết viết cơ bản. Trình độ B: gồm 2 mức độ kiến thức và kỹ năng (Mức độ 3, Mức độ 4); thời lượng 140 tiết; đạt yêu cầu biết đọc, biết viết vững chắc. Trình độ C: gồm 2 mức độ kiến thức và kỹ năng (Mức độ 5, Mức độ 6); thời lượng 140 tiết; đạt yêu cầu biết đọc, biết viết thành thạo. Hoàn thành trình độ C được cấp chứng chỉ. 
Bộ GD&ĐT cho biết, nguyên tắc xây dựng chương trình là phù hợp với mục tiêu cấp tiểu học; nằm trong kế hoạch dạy học ở tiểu học; tương thích với tiến độ chương trình của cấp tiểu học để hỗ trợ việc học tiếng M’Nông. 
Xây dựng nội dung chương trình theo hệ thống chủ điểm và chủ đề. Một chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm văn hóa, điều kiện sinh hoạt, học tập của học sinh dân tộc M’Nông. Hệ thống chủ điểm, chủ đề được lặp lại theo vòng tròn đồng tâm có mở rộng qua các mức độ, trình độ nhằm củng cố và từng bước phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh…
Theo Bộ GD&ĐT, ngữ liệu chương trình tiếng M’Nông cấp tiểu chủ yếu được lấy từ nguồn từ ngữ thông dụng, văn học dân gian (sử thi, truyện cổ, ca dao, dân ca,...), văn học viết của người M’Nông.
Xuân Trung