Lãnh đạo Bộ Giáo dục giải thích về việc "loạn" giá đề thi ĐH

11/07/2011 00:48
(GDVN) - Kết thúc đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, với thắc mắc của nhiều trường về giá đề thi ĐH, Bộ GD&ĐT đã có ý kiến chính thức về vấn đề này.

(GDVN) - Liên quan tới việc các trường tổ chức in sao đề thi ĐH, CĐ rồi bán lại cho các trường không đủ điều kiện in sao với mức giá hoàn toàn khác nhau. Bộ GD&ĐT đã có ý kiến chính thức về vấn đề này.

{iarelatednews articleid='6901'}

Kết thúc đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, năm nay cả 2 đợt thi đề không quá khó, phân loại tốt học sinh. Đề ra trong chương trình lớp 12, không đánh đố, không lắt léo.

Điều kiện in đề thi ĐH - CĐ của các trường khác nhau nên giá đề khác nhau

Được biết, công việc in sao đề thi tại một số trường được Bộ cho phép, vậy  tiêu chuẩn để các trường được in sao đề là như thế nào? Bộ có giải pháp nào để hạn chế tối đa việc sai sót trong in sao đề thi?

Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục ĐH: Năm nay là năm thứ 10 chúng ta thực hiện 3 chung (chung đợt, chung đề, chung kết quả thi). Những năm vừa qua, cả nước có 25 cơ sở in sao, thực hiện qua các năm thấy các cơ sở này ổn định, đảm bảo đầy đủ các điều kiện, kinh nghiệm để in sao đề.

Chúng tôi xin không tiết lộ các cơ sở in sao, tất cả mục này đều liên quan tới danh mục nhà nước về bí mật nên không tiết lộ. Trong quá trình in sao thì Bộ cũng có quy chế, đã có văn bản hướng dẫn riêng.

Theo Bộ GD&ĐT, năm nay với việc rút hồ sơ NV2, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội đỗ hơn. Ảnh Xuân Trung
Theo Bộ GD&ĐT, năm nay với việc rút hồ sơ NV2, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội đỗ hơn. Ảnh Xuân Trung

Thưa ông, các trường ĐH không tự in sao đề thi ĐH - CĐ được, phải mua lại đề thi từ các trường được in sao với mức giá khác nhau, điều này là như thế nào?

Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục ĐH: Đúng là có khác nhau thật, vì có những cơ sở in sao chỉ in sao những môn tự luận, những môn này đề chỉ có 1 trang, nhưng cũng có những cơ sở in sao các môn trắc nghiệm có tới 5-7 trang giấy, điều này đương nhiên giá in sao phải khác nhau.

Giá in sao đề cũng phụ thuộc vào số lượng in sao. Thí dụ, một cơ sở nhận in sao cho 20 trường, như vậy số lượng sẽ khác nhau dẫn đến giá cả khác nhau. Nhưng cũng có những cơ sở in sao không đảm bảo an ninh, bảo mật mà phải đi thuê địa điểm thì giá bù vào các khoản đó, dẫn đến giá cũng có khác. Như vậy, nếu quy định mức chung thì không thể đáp ứng được ở tất cả các cơ sở in sao, do vậy giá in sao đề trên thực tế có khác nhau.

Điểm sàng tương đương năm trước

Với mức độ yêu cầu phân hóa của đề thi, Bộ có định hướng điểm sàn của các khối thi có sự thay đổi nhiều so với năm trước hay không?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Chủ trương xuyên suốt của Bộ trong đợt thi lần này là quán triệt cho tổ ra đề thi ra không quá khó, không quá phức tạp, nội dung  phải nằm trong chương trình phổ thông, chủ yếu lớp 12. Nhấn mạnh tới việc đề phải có tính phân loại cao để có kết quả điểm cho thí sinh một cách hợp lí.

Như vậy, số điểm thí sinh đạt điểm tuyệt đối năm nay có thể ít đi, nhưng điểm trung bình có thể cao hơn năm trước. Mục tiêu làm sao cho đầu vào của các trường được nới rộng ra, để các trường tuyển được những thí sinh vào học những ngành nghề  phù hợp. Với hy vọng như vậy, điểm sàn năm nay sẽ không thấp hơn so với trước.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga, thứ 2 từ phải qua trong buổi họp báo sau đợt thi thứ 2. Ảnh Xuân Trung
Thứ trưởng Bùi Văn Ga, thứ 2 từ phải qua trong buổi họp báo sau đợt thi thứ 2. Ảnh Xuân Trung

Hai đợt thi có 6 giám thị bị xử lí kỷ luật

Theo Bộ GD&ĐT, sau hai đợt thi, cả nước có 1,3 triệu thí sinh đến dự thi, đạt 78,58%, tăng 1,58% so với năm trước.

Kết thúc hai đợt thi, cả nước có 326 thí sinh vi phạm quy chế, trong đó có 200 thí sinh bị dình chỉ thi, 6 cán bộ bị xử lí kỷ luật, trong đó có 5 đình chỉ.

Trước kỳ thi diễn ra, Bộ có đặt vấn đề đổi mới trong tuyển sinh. Phương hướng đổi mới kỳ thi tuyền sinh đại học vừa qua là gì?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đúng là Bộ đã khởi động phương pháp đổi mới trong thi cử để làm sao cho hiệu quả và gọn nhẹ nhất. Kèm theo song song đổi mới cách học và cách thi, dự kiến từ nay tới 2015 chúng ta sẽ có lộ trình đổi mới. Việc đổi mới trong tuyển sinh không phải nói là làm được ngay, mà phải có thời gian cho các em ở bậc phổ thông chuẩn bị, thay đổi cách học.

Do vậy Bộ sẽ từng bước công bố lộ trình đổi mới. Hiện nay chúng ta đang thay đổi mạng lưới giáo dục đại học, Bộ đang mở rộng mạng lưới đổi mới, đến năm 2020. Điển hình nhất, năm nay Bộ đã mở rộng nhiều cửa cho thí sinh hơn, NV2, NV3 thí sinh được nộp nhiều lần, chỉ cần trên điểm sàn là các em có thể tìm được nhiều chỗ học thích hợp.

Năm nay Bộ có ra quy định mới về việc rút hồ sơ NV2, vậy phiếu số 2 sau khi được rút ra khỏi các trường thì sẽ được xử lí như thế nào trước khi gửi vào  một trường khác, cần có chỉnh sửa  hay thêm công đoạn gì không?

Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục ĐH: Việc năm nay Bộ quy định rút hồ sơ NV 2, NV3 sẽ tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội chúng tuyển hơn. Ngược lại, các trường cũng có nhiều cơ hội để tuyển sinh đủ chỉ tiêu đã giao, thêm nữa chất lượng tuyển chọn đầu vào sẽ được nâng lên.

Một lưu ý nhỏ đối với các trường tiếp nhận NV2, NV. Khi nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, NV3 phải thông báo công khai trên trang web của trường, đối với thí sinh sau khi nộp NV2 hoặc NV3 phải theo dõi thông tin thường xuyên hằng ngày trên website của trường để biết thông tin.

Thời gian nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển năm nay kéo dài hơn năm trước là 5 ngày (20 ngày)  đối với mỗi đợt xét tuyển.  Tuy nhiên, để rút hồ sơ đăng ký xét tuyển đã nộp thì thí sinh chỉ được rút trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Nếu trong thời gian đã nộp hồ sơ xét tuyển mà thí sinh cảm thấy cơ hội vào trường đó ít đi có thể xin rút hồ sơ và nộp NV sang trường khác còn chỉ tiêu, lệ phí nộp hồ sơ trước đò sẽ do chủ tịch hội đồng tuyển sinh nhà trường xem xét trả lại.

Thí sinh có thể đến trực tiếp để rút hồ sơ xét tuyển hoặc ủy quyền cho người thân đến trường để rút hồ sơ. Người được ủy quyền phải mang theo giấy ủy quyền và CMTND mới được rút.
 

                Xảy ra sự cố, quan trọng là khâu xử lí

Liên quan tới một số sự cố trong hai đợt kỳ thì tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Thứ trường Bùi Văn Gan cho biết, sự cố thì năm nào cũng có, quan trọng khi xảy ra chúng ta xử lí như thế nào.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga lấy làm tiếc khi sự cố xảy ra tại trường Sĩ quan Chỉ huy Kỹ thuật Thông tin. "Tại Hội đồng thi này, giám thị không xử lí kịp thời, còn nhiều lúng túng, nên việc rất là nhỏ lại trở thành việc lớn" Thứ trưởng Ga cho biết. Đối với sự cố mã đề thì tại trường ĐH GTVT, theo thứ trưởng Bùi Văn Ga đây là một lỗi kỹ thuật, lỗi này xảy ra ở một máy phô tô copy gây kẹt giấy, cán bộ sao chép chưa quen sử dụng máy nên khi in sao đề xong thì mã đề trước vẫn còn lưu trong bộ nhớ máy và in kèm theo mã đề khác.

Xuân Trung