Môn Lịch sử: Chỉ học thuộc lòng thôi cũng được 8 điểm rồi!

09/07/2011 09:39
(GDVN) – Dù chưa hết giờ làm bài, nhưng nhiều thí sinh đã ra khỏi phòng thi vì đề lịch sử năm nay... quá dễ.

(GDVN) – Mặc dù chưa kết thúc giờ làm bài môn Lịch sử, nhiều thí sinh đã ra khỏi phòng thi sớm hơn 45 - 50 phút với lí do... đề quá dễ, đa số kiến thức là học thuộc lòng.

{iarelatednews articleid='6935,6937,6927,6507,6468,6417'}

 
Gợi ý làm bài môn Lịch sử 2011

Theo nhận định chung của các thí sinh thì  môn Lịch sử năm nay không hề khó, gồm có 4 câu.

Tại Hội đồng thi Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, em Hà Thích Tùng (Bắc Giang) ra sớm khoẳng 50 phút cho biết: đề tương đối ngắn và khá dễ, kiến thức bám sách giáo khoa lớp 12, theo em thì những thí sinh nào ôn kỹ thì đều có thể làm được hết. Dự kiến em được khoảng 7 - 8 điểm.

Cũng tại Hội đồng này, em Nguyễn Minh Tuấn (Bắc Giang) thi vào khoa Quản trị Văn phòng, làm được hết 100% đề thi, tuy chỉ có môt câu khó: "Câu 3 khá lắt léo, hỏi về thắng lợi nào là thắng lợi "căn bản" để "đánh cho Mỹ cút" trong gia đoạn 54 - 75".

Với câu hỏi này, em đã phải định đình trong vòng 10 phút mới bắt đầu làm. Nói chung, đề thi đa số là nội dung học thuộc lòng, chỉ có một câu 3 đòi hỏi tư duy.

Em Nguyễn Thị Vân, ở Đại Từ, Thái Nguyên thi vào khoa Công tác xã hội, trường ĐH KHXH&NV lưu ý những thí sinh thi sau: "Thực ra trước khi đi thi em đã lọc hết các câu trong đề từ năm 2009 - 2010. Nhưng năm nay đề vẫn hỏi vào vấn đề đó, nhưng hỏi theo cách khác. Em làm được khoảng 80%, đây là kiến thức chắc chắn. Câu lịch sử thế giới làm không được chọn vẹn lắm. Em khuyên các bạn thi sau, không nên học tủ, đừng theo dõi đề thi các năm làm gì mà hãy ôn và học kỹ kiến thức cơ bản trong SGK là làm được bài".

Theo ghi nhận của phóng viên, hết 2/3 thời gian làm bài, nhiều thí sinh tại TP.HCM đã nộp bài ra về.

Bạn Phạm Thanh Tâm, thi khối C vào ngành Báo chí, trường ĐH Khoa học – Xã hội & Nhân văn (ĐHQG TP. HCM) cho biết: “trong đề thi, câu khiến thí sinh bất ngờ nhất là “Phân tích nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911”.

Còn bạn Hoàng Thuyên, thi vào ngành Tâm lý, trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết: “Đề thi môn Sử có tính phân loại thí sinh cao. Các bạn phải vừa học thuộc bài, vừa nắm kỹ kiến thức và phải biết suy luận thì mới có thể làm bài tốt”.

Theo thầy giáo Trần Trung Hiếu, giáo viên chuyên Sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), cho biết đề năm nay ra hay hơn năm trước. Đề gợi mở hơn, rõ ràng hơn, không mang tính chất đánh đố. Đề hay năm nay nằm ở câu 3 trong phần lịch sử Việt Nam: Trong cuộc kháng chiến chồng Mĩ cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "Đánh cho Mĩ cút" bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự tác động của cách mạng miền nam".

Thầy Hiếu cho biết, đối với câu này học sinh khi đọc thường xác định sai vấn đề, "đây là đánh cho Mĩ cút bằng thắng lợi nào, mà thắng lợi nào chỉ có 1 thắng lợi thôi, chứ không có nhiều. Đấy chính là thắng lợi của Hiệp đinh Pari". Sau Hiệp định này thì Mĩ phải "cút" khỏi Việt Nam, dẫn đến vế sau của câu hỏi "Nêu tác động...", thực ra câu này rất hay.

"Câu hỏi này nếu học sinh đọc kĩ đề thì có thể làm được, còn đọc không cẩn thận thì học sinh sẽ xa vào sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, bởi vì trong đề đã nói rõ "trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), giới hạn về thời gian chỉ đến năm 1975 thôi" thầy Hiếu lưu ý.

Cũng theo thầy Hiếu, câu 1 trong phần chung năm nay cũng rất hay. Đề hỏi: "Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước". Câu này nếu học sinh đọc không kĩ đề thì dễ bị nhầm, ở câu này phân tích nguyên nhân chứ không phải quá trình ra đi tìm đường cứu nước. "Ở đây phải hiểu, nguyên nhân tức là động lực, những cái gì đã thúc đây Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Câu này chỉ thí sinh chỉ cần lí giải 1 sự kiện, đó là tại sao lại có sự kiện ngày 5/6/1911, chứ đề khống bắt thí sinh trình bày quá trình tìm đường cứu nước" thầy Hiếu vạch rõ các ý.

Ngoài ra, đối với câu 1 này, thầy Trần Trung Hiếu còn cho biết, thí sinh cần phải động não về mặt trí tuệ. Bở trong sách cả phần cơ băn và nâng cao cũng không nói rõ nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước, sách chỉ nói chung sơ qua về bối cảnh lịch sử. "Câu này mà thiên về liệt kê sự kiện thì không làm tốt được" thầy Hiếu cho biết.

Đối với các câu trong phần riêng, đối với câu IV a, câu này hỏi cũng rất hay. Đối với câu này học sinh làm không kĩ thì dễ sa vào trình bày tổ chức Liên hiệp quốc, vì tổ chức đó lớn nhất hành tinh. "Thực chất câu này là trình bày tổ chức Liên minh châu âu EU (sự ra đời và phát triển của tổ chức này). Phần này trình bày trong SGK rất rõ ràng, rất dễ.

Đối với câu IV b, yêu cầu là tóm tắt sự ra đời của các quốc gia đọc lập ở Đông Nam Á. Điều chắc chắn các là không phải 1, hoặc 2 hoặc 3. Cái hay ở câu này, theo thầy Hiếu trong năm 1945 chứ không phải là sau năm 1945. Nếu học sinh đọc không rõ đề sẽ dễ sa vào trình bày sự ra đời của các quốc gia đọc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 (sau 1945). Trong năm 1945 thì chỉ có 3 nước là Lào, Indonesia và Việt Nam.

Nói về tỉ lệ thí sinh khả năng đạt điểm cao môn Lịch sử năm nay, thầy Hiếu cho rằng vẫn rất khó để có điểm 10, tuy nhiên điểm trung bình sẽ cao hơn năm trước, vì đặc thù môn xã hội được điểm cao là rất khó.

Thí sinh Nguyễn Minh Tuấn hoàn thành chọn vẹn bài làm của mình. Ảnh XT
Thí sinh Nguyễn Minh Tuấn hoàn thành chọn vẹn bài làm của mình
Ảnh XT
Nhiều thí sinh thi môn Sử ra sớm và xem lại chi tiết trong SGK. Ảnh XT
Nhiều thí sinh thi môn Sử ra sớm và xem lại chi tiết trong SGK. Ảnh XT
Thí sinh này vui mừng vì bài làm môn Sử quá mĩ  mãn. Ảnh XT
Thí sinh này vui mừng vì bài làm môn Sử quá mĩ mãn. Ảnh XT

Xuân Trung -Thiện Thành