Phụ huynh xem con như châu báu, hiệu trưởng được đà... lạm thu

19/10/2017 07:14
Bài, ảnh: CHÍ NHÂN
(GDVN) - Tiến sỹ Vũ Thu Hương nhận định: "thường thì các lãnh đạo nhà trường hay đứng ra chỉ đạo cho các giáo viên thu tiền bởi họ nắm bắt được tâm lý phụ huynh"

Tình trạng lạm thu trong các trường học không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên để chấm dứt được câu chuyện này cũng là một bài toán nan giải của ngành giáo dục. 

Hàng năm, khi vào đầu năm học hàng loạt các khoản thu lại được nhà trường đưa ra với muôn kiểu khiến các bậc phụ huynh cũng phải choáng váng. Khi sự việc đi quá xa thì hậu quả là hiệu trưởng phải gánh chịu.

Trường tiểu học Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên _ nơi bà Nguyễn Thị Quyên công tác đã để xảy ra nhiều sai phạm nên đã nhận hình thức kỷ luật cách chức, đồng thời đã bị cơ quan công an khởi tố.
Trường tiểu học Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên _ nơi bà Nguyễn Thị Quyên công tác đã để xảy ra nhiều sai phạm nên đã nhận hình thức kỷ luật cách chức, đồng thời đã bị cơ quan công an khởi tố. 

Điển hình là trường hợp bà Nguyễn Thị Quyên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lệ Xá huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã bị cơ quan công an khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và mua, bán hóa đơn chứng từ để hợp thức hóa số tiền lạm thu trong thời gian dài. 

Đề cập về vấn đề của bà Quyên, Tiến sỹ Vũ Thị Hương, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) lấy làm tiếc và cho biết sau vụ việc trên ngành giáo dục cần phải có sự chấn chỉnh, nghiêm khắc.

Phụ huynh xem con như châu báu, hiệu trưởng được đà... lạm thu ảnh 2

Còn bao nhiêu Hiệu trưởng có nguy cơ vướng vòng lao lý?

Bên cạnh đó giữa phụ huynh và lãnh đạo nhà trường cần có một sự trao đổi, góp ý để tạo nên một môi trường học tập tốt. 

"Về câu chuyện hiệu trưởng bị khởi tố là một điều đáng tiếc, nếu như các phụ huynh ngày từ đầu phát hiện ra tình trạng lạm thu và có đơn gửi đến các cấp quản lý, thì vị hiệu trưởng sẽ phải nhận hình thức kỷ luật, và từ đó họ sẽ nhận biết được việc làm sai trái của mình để dừng lại. 

Khi đó, cuộc đời của vị hiệu trưởng sẽ không dẫn đến sự bi đát như thế này.

Các hiệu trưởng họ đều có kiến thức, họ biết hết tất cả mọi thứ. Ở đây, cơ chế, cách làm của họ đã bỏ qua những quy định của pháp luật thì họ phải chấp nhận đối mặt với pháp luật.

Vì vậy hiệu trưởng và giáo viên trong trường cần phải minh bạch về thu, chi tài chính và tuân thủ theo quy định của nhà nước nghiêm túc hơn", Tiến sỹ Hương nêu quan điểm. 

Tiến sỹ Hương cho biết thêm, nguyên nhân dẫn đến sự việc lãnh đạo nhà trường vướng vào vòng lao lý cũng do lạm thu, khi đã lạm thu thì lãnh đạo luôn tìm mọi cách để hợp thức hóa, và đương nhiên sẽ vi phạm pháp luật. 

Bên cạnh đó lãnh đạo trường học luôn nắm bắt tâm lý của các bậc cha mẹ học sinh để đưa ra các khoản thu nhằm thuyết phục các phụ huynh đóng góp, nhưng khi có cơ quan chức năng "sờ gáy" thì họ lại dựa vào "bình phong" núp dưới danh nghĩa tự nguyện.

Danh sách các phụ huynh nộp số tiền thu trái quy định của Trường Nguyễn Văn Trỗi, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa, sau sự phản ứng lãnh đạo trường đã trả lại số tiền này cho các phụ huynh.
Danh sách các phụ huynh nộp số tiền thu trái quy định của Trường Nguyễn Văn Trỗi, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa, sau sự phản ứng lãnh đạo trường đã trả lại số tiền này cho các phụ huynh. 

"Các phụ huynh luôn có tâm lý phải luôn quan tâm, chăm sóc cho con cái của họ một cách tốt nhất, họ xem con cái như "vàng, bạc", tâm lý đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề...

Lợi dụng điều đó cộng với sự tồn tại của Ban đại diện hội phụ huynh dẫn đến tình trạng lạm thu xuất hiện. 

Đặc biệt khi các trường dân lập, quốc tế xuất hiện thì tình trạng lạm thu trở nên trầm trọng hơn.

Bởi các bậc phụ huynh vẫn nghĩ rằng khi mình cho con đi học trường công thì số tiền trong năm học chỉ thu một lần dễ dẫn đến có sự so sánh với các trường dân lập, trường quốc tế, do đó các phụ huynh rơi vào trạng thái tự ti.

Khi đó, phụ huynh sẽ cố gắng nộp tiền, ban đầu chỉ dừng lại ở một số tiền bình thường, nhưng càng ngày số tiền đóng góp ngày càng tăng dần đến khi quá sức chịu đựng của phụ huynh thì nó đã trở thành một vấn đề, vấn nạn lạm thu", Tiến sỹ Hương nhận định. 

Tiến sỹ Hương phân tích thêm, rất nhiều gia đình còn cảm thấy e ngại, trong họ luôn nghĩ phải chăm lo cho con ở trường một cách tốt nhất, nếu mình không lo được cho con thì nó sẽ học hành ra sao?

Phụ huynh xem con như châu báu, hiệu trưởng được đà... lạm thu ảnh 4

Chuyện cô Quyên khiến tôi xót xa, bừng tỉnh

(GDVN) - Còn ông Phạm Tất Thắng: "Nên thống nhất chung của ngành Giáo dục những khoản nào được thu, nguyên tắc của việc thu chi ra sao để các hiệu trưởng thực hiện".

Nắm bắt được tâm lý của phụ huynh, nhiều trường đã lợi dụng ban phụ huynh để đưa ra các khoản thu. 

"Đa phần yếu tố chính là do các lãnh đạo nhà trường thiếu nghiêm minh, thậm chí có những lãnh đạo đứng ra chỉ đạo cho các giáo viên thu, bởi họ đã nắm bắt được các tâm lý của phụ huynh.

Họ thuyết phục được phụ huynh 1 năm, 2 năm thì không có lý do gì những năm tiếp theo họ lại không thuyết phục phụ huynh đóng góp được.

Họ có một “bình phong” rất hay là nhiều lần vấn đề lạm thu đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận nhưng họ đã trả lời được với các cơ quan chức năng rằng “họ không yêu cầu thu mà do chính phụ huynh yêu cầu, hoặc là nhu cầu hay thỏa thuận của các phụ huynh.

Tuy nhiên trên thực tế, việc thầy cô giáo lựa chọn đại diện Ban phụ huynh là có thật, họ sẽ lựa chọn với những tiêu chí gia đình khá giả, những người có khát vọng thành tích_ người đó sẽ dễ dàng làm theo những gì họ nói.

Bởi khi họ làm hội trưởng hội phụ huynh, tất nhiên con cái họ cũng sẽ được ưu ái hơn phần nào.

Hơn nữa, họ cũng sẽ có những nỗi lo sợ hơn những người khác bởi nếu như mình không tuân thủ những gì nhà trường đưa ra biết đâu con mình sẽ gặp khó khăn.

Tâm lý của vị phụ huynh đó sẽ lo lắng nhiều hơn những vị phụ huynh khác",Tiến sỹ Hương phân tích thêm.

Cũng theo Tiến sỹ Hương, vấn đề thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường về các khoản đóng góp là một thỏa thuận dân sự, việc này rất khó để cơ quan pháp luật nhà nước xử lý, đây cũng chính là kẽ hở để các trường trở nên lạm thu. 

Bởi thế, các văn bản quy định của ngành giáo dục ban hành những vẫn không giải quyết được triệt để tình trạng lạm thu. 

Tuy nhiên tình trạng lạm thu, khi được các phụ huynh phát hiện cũng cần phải kịp thời phản ánh đúng nơi, đúng chỗ để được giải quyết theo đúng quyền lợi của phụ huynh.

Nếu hàng năm tình hình lạm thu vẫn theo chiều hướng gia tăng, sau đó dùng hóa đơn, chứng từ để hợp thức hóa những khoản thu chi thì người chịu trách nhiệm đầu tiên vẫn sẽ phải là hiệu trưởng. 

Ngày 10/10/2017, Cơ quan công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Quyên, cựu Hiệu trưởng trường Lệ Xá (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và mua, bán trái phép hóa đơn,  áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt bị can để tạm giam trong thời hạn 4 tháng để phục vụ điều tra.

Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2017, với cương vị là Hiệu trưởng Trường tiểu học Lệ Xá, bà Quyên đã xây dựng kế hoạch tiền của học sinh, chỉ đạo triển khai cho các giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thu tiền của các học sinh và nộp về thủ quỹ nhà trường quản lý với số tiền hơn 4,13 tỷ đồng, trong đó thu trái quy định hơn 3,28 tỷ đồng.

Để hợp thức hóa số tiền trái quy định, bà Quyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn lập chứng từ chuyển vào quỹ công đoàn nhà trường, quỹ hội phụ huynh học sinh.

Tuy nhiên trên thực tế thủ quỹ của trường vẫn quản lý và thực hiện chi cho các hoạt động của trường theo chỉ đạo của bà Quyên.

Bài, ảnh: CHÍ NHÂN