Singapore vượt Trung Quốc, giành vị trí đầu bảng Top 10 trường đại học Châu Á

30/03/2017 10:31
Minh Nguyệt (Theo CNN)
(GDVN) - Những quốc gia góp mặt trong bảng xếp hạng 10 trường đại học tốt nhất tại Châu Á năm 2017 gồm: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mới đây, Times Higher Education (một chuyên trang về giáo dục bậc đại học có uy tín của Anh) đã công bố bảng xếp hạng 10 trường đại học tốt nhất khu vực Châu Á.

Times Higher Education đưa ra 13 tiêu chí đánh giá. Một số tiêu chí quan trọng có thể kể đến như: tầm ảnh hưởng của trường với công tác giáo dục tại quốc gia, những thành tựu trường đạt được, chất lượng môi trường học tập và tính đa quốc tịch (đối với sinh viên).

Theo xếp hạng của Times Higher Education, đây là năm thứ hai liên tiếp trường Đại học Quốc gia Singapore dành được vị trí đầu bảng.

Hai vị trí còn lại trong top 3 thuộc về trường Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc. Hai trường đại học này đều thuộc thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc).  

Phil Baty, người biên tập các bảng xếp hạng của Times Higher Education đưa ra ý kiến: “Trường Đại học Quốc gia Singapore có thể xem là hình mẫu cho các trường đại học khác trong khu vực”. 

Đồng thời, Phill Baty cũng nhận định: “Các trường đại học Châu Á có đủ sức cạnh tranh với cả những trường đại học ưu tú và lâu đời của Hoa Kỳ hay Anh Quốc”. 

Bảng xếp hạng 10 trường Đại học tốt nhất Châu Á năm 2017.
Bảng xếp hạng 10 trường Đại học tốt nhất Châu Á năm 2017.

Trong bảng xếp hạng 10 trường đại học tốt nhất Châu Á năm nay không có nhiều biến động so với năm ngoái.

Trường Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore thăng hạng ở vị trí thứ 4, thế chỗ cho trường Đại học Hồng Kông tụt xuống vị trí thứ 5. 

Tuy nhiên, ở những thứ hạng thấp hơn trong bảng xếp hạng 300 trường đại học thuộc Châu Á xuất hiện một số biến đổi lớn. 

Đáng kể nhất là sự xuất hiện của các trường đại học thuộc Ấn Độ - số trường lọt vào bảng xếp hạng đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, từ 16 lên tới 33 trường. 

Singapore vượt Trung Quốc, giành vị trí đầu bảng Top 10 trường đại học Châu Á ảnh 2

Xếp hạng đại học không nên là công cụ để đè bẹp nhau

Pakistan cũng cho thấy những bước tiến dài trong sự nghiệp giáo dục tại nước này, khi số trường xuất hiện trong danh sách tăng từ 2 trường (năm 2016) lên 7 trường (năm 2017). 

Đây cũng là năm đầu tiên Nhật Bản có nhiều trường đại học lọt vào bảng xếp hạng nhất: 69 trường (chiếm gần 1/4 bảng xếp hạng).

Ở Đông Nam Á, với 10 trường đại học lọt vào bảng xếp hạng, Thái Lan là quốc gia vinh dự có nhiều trường được đánh giá tốt nhất tại khu vực này. 

Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, Malaysia mới là quốc gia bộc lộ nhiều tiềm năng về giáo dục nhất. Trường Đại học Quốc gia Malaya của Malaysia là trường duy nhất trong khu vực Đông Nam Á lọt top 60. 

Số lượng sinh viên nước ngoài tới học tại trường Đại học Quốc gia Malaya đã tăng đáng kể. Trong thời gian tới, trường đại học này dự định sẽ phát triển các chương trình học bằng tiếng Anh để phù hợp với nhu cầu của sinh viên. 

Ông Mohd Amin Jalaludin, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia Malaya cũng chia sẻ với Times Higher Education:

Cần phải có sự phân biệt cụ thể hơn trong tiêu chí đánh giá những thành tựu mà những quốc gia nhỏ - chẳng hạn như Malaysia - đạt được, khi so sánh với những nước lớn, chẳng hạn như Trung Quốc”.

Chùm ảnh: Học tại trường tư thục - xu hướng mới của nền giáo dục Trung Quốc

Singapore vượt Trung Quốc, giành vị trí đầu bảng Top 10 trường đại học Châu Á ảnh 3
Học sinh thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy tuyên thệ sẽ tuân thủ đúng những quy định trong kỳ thi đại học năm 2014 tại Trung Quốc. Kỳ thi này có tên quốc tế là “Gao kao”. Có gần 10 triệu học sinh Trung Quốc tham dự kỳ thi này trong năm 2014. Thi đại học ở Trung Quốc nổi tiếng là một kỳ thi được kiểm soát rất chặt chẽ và khắc nghiệt.
Hai học sinh mặc áo in dòng chữ “Không sợ điều gì” bước vào phòng thi trong kỳ thi đại học năm 2014 được diễn ra tại thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy. Có thể nói kỳ thi đại học này quyết định số phận của học sinh: nếu thi tốt, các em có cơ hội trở thành sinh viên của những trường đại học uy tín tại Bắc Kinh. Nếu ngược lại, các em chỉ có thể được nhận vào các trường cao đẳng địa phương.
Hai học sinh mặc áo in dòng chữ “Không sợ điều gì” bước vào phòng thi trong kỳ thi đại học năm 2014 được diễn ra tại thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy. Có thể nói kỳ thi đại học này quyết định số phận của học sinh: nếu thi tốt, các em có cơ hội trở thành sinh viên của những trường đại học uy tín tại Bắc Kinh. Nếu ngược lại, các em chỉ có thể được nhận vào các trường cao đẳng địa phương.
Phụ huynh đứng chờ con trong kỳ thi đại học năm 2014 được tổ chức tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Những năm gần đây, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng dư dả và bắt đầu lựa chọn các cơ sở giáo dục tư thục để gửi gắm con mình. Họ cho rằng học tập tại các trường tư thục giúp con họ tăng khả năng được nhận vào các trường Đại học quốc tế.
Phụ huynh đứng chờ con trong kỳ thi đại học năm 2014 được tổ chức tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Những năm gần đây, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc ngày càng dư dả và bắt đầu lựa chọn các cơ sở giáo dục tư thục để gửi gắm con mình. Họ cho rằng học tập tại các trường tư thục giúp con họ tăng khả năng được nhận vào các trường Đại học quốc tế.
Một nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc cân bằng lại “sân chơi” đại học: cắt giảm bớt các phần thi tiếng Anh trong kỳ thi (đây được xem là một cách khuyến khích các học sinh tỉnh lẻ, ít có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh tham dự nhiều hơn vào kỳ thi này). Tuy nhiên nỗ lực này cũng không ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp cần sử dụng tiếng Anh tại Trung Quốc (ước tính lợi nhuận từ các ngành công nghiệp này lên đến 5 tỉ đô la Mỹ).
Một nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc cân bằng lại “sân chơi” đại học: cắt giảm bớt các phần thi tiếng Anh trong kỳ thi (đây được xem là một cách khuyến khích các học sinh tỉnh lẻ, ít có cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh tham dự nhiều hơn vào kỳ thi này). Tuy nhiên nỗ lực này cũng không ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp cần sử dụng tiếng Anh tại Trung Quốc (ước tính lợi nhuận từ các ngành công nghiệp này lên đến 5 tỉ đô la Mỹ).

Ở một bảng xếp hạng khác của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Program International Student Assessment - PISA), Singapore cũng vinh dự nhận được vị trí đứng đầu. 

Cụ thể, học sinh Singapore được đánh giá là số một thế giới trong các môn Toán, Khoa học và Kỹ năng đọc. 

Bảng xếp hạng PISA năm 2015.
Bảng xếp hạng PISA năm 2015.

Trong cả ba bộ môn này, một học sinh Singapore có thể có những hiểu biết và kỹ năng tương đương với học sinh ở Mỹ, Pháp hay Thụy Điển học trên họ hai năm. 

Nói cách khác, một học sinh lớp 10 tại Singapore có thể thông hiểu môn toán bằng với trình độ của một học sinh lớp 12 tại Mỹ. 

Bài viết được dịch từ tài liệu:

http://edition.cnn.com/2017/03/16/asia/asia-top-universities-singapore/index.html

Minh Nguyệt (Theo CNN)