Tân sinh viên HV Ngoại giao tỏa sáng trong... "đêm tranh cử"

28/10/2012 06:10
Đỗ Quyên Quyên
(GDVN) - 12 ứng viên đã thể hiện tài năng của mình qua đêm chung kết cuộc thi K39 Leader, nhằm tìm kiếm ra khóa trưởng và bí thư liên chi đại diện cho sinh viên K39, bảo vệ cho quyền lợi của sinh viên cũng như rèn luyện bản chất, tác phong của một nhà ngoại giao trong tương lai.
Cuộc tranh cử K39’s Leader đã diễn ra hơn một tháng trước đó, lấy cảm hứng từ cuộc tranh cử tổng thống tại nước Mỹ. Đây là hoạt động thường niên dành cho các tân sinh viên HV Ngoại giao. Các ứng cử viên phải trải qua ba vòng thi: Sơ tuyển, vận động tranh cử, tranh biện theo nhóm, cá nhân và đêm chung kết. 
Trong vòng thi chung kết, 12 thí sinh xuất sắc đã hùng biện về một vị lãnh đạo mơ ước và 5 thí sinh được lựa chọn đi tiếp phải trình bày đề án hoạt động của mình để phát triển phong trào học tập và hoạt động của sinh viên.
SN Ngoại giao “bật mí” về thần tượng
Trong phần thi hùng biện về thần tượng, SV Nguyễn Khánh Linh cho biết, bạn thần tượng tất cả những người có ý chí, nghị lực vượt qua ước mơ. Đó có thể là người chị đã thi trượt 6 lần nhưng vẫn quyết tâm thi đại học, là người mẹ tảo tần nơi thôn quê. Qua đó, Khánh Linh kêu gọi các bạn sinh viên hãy sống mình mỗi ngày mỗi phút mỗi giờ để góp phần xây dựng Tổ Quốc: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà đừng hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc thân yêu” để trở thành thần tượng trong mắt của mọi người. 

Nguyễn Trung Dũng (SV lớp CT39B) thể hiện sự ngưỡng mộ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ là nhà tư tưởng kiệt xuất của Việt Nam mà còn là nhà tư tưởng kiệt xuất của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa con thuyền Cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang, tới bờ độc lập, có hai tư cách của nhà ngoại giao cần học hỏi là: Tư cách lãnh đạo và tư cách mở đường.

SV Nguyễn Trung Dũng gây ấn tượng với phần thi hùng biện tự tin, thuyết phục.
SV Nguyễn Trung Dũng gây ấn tượng với phần thi hùng biện tự tin, thuyết phục.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Bạn Lê Minh Quân (SV lớp TT39B) cho biết, thần tượng của bạn là cha đẻ của những chiếc iPhone - Steve Jobs. Bạn ngưỡng mộ Steve Jobs ở tầm nhìn và con người của chính ông, những phương châm làm việc khác lạ.

Trần Vương Cường (SV lớp TT39B) ngưỡng mộ chính trị gia Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó Chủ tịch nước. Bà Nguyễn Thị Bình đã xuất hiện trong lễ ký hiệp định Paris và là con người có sức ảnh hưởng lớn tới nhân dân Việt Nam. Bà tâm niệm, ở một con người luôn có ba nhiệm vụ: Nhiệm vụ với gia đình, với bạn bè và với đất nước. Cuối cùng, Vương Cường chia sẻ những bài học từ bà Nguyễn Thị Bình là: Hãy là một người lãnh đạo mẫu mực nhưng giản dị và chân thành. 

Trần Mạnh Thắng (SV lớp KT39C) chia sẻ rằng bạn muốn sống và lãnh đạo theo cách của riêng mình. Mạnh Thắng không ngưỡng mộ riêng biệt một ai cả, bạn luôn sống theo câu nói của Steve Job: "Hãy dũng cảm làm theo trực giác và trái tim mình", hãy sống là chính bạn, đừng bao giờ là bản sao của người khác.
"Xuất khẩu" văn hóa HV Ngoại giao

SV Nguyễn Đăng Vũ trình bày đề án nâng cao hiệu quả học tập nhờ loại bỏ "cú shock văn hóa học tập" khi tân sinh viên chuyển từ phương pháp học cấp III lên đại học. Qua đây, Nguyễn Đăng Vũ lập kênh thông tin nhằm giải đáp thắc mắc, tư vấn, chia sẻ của sinh viên với các anh chị khóa trên, thầy cô giáo, tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Đăng Vũ cho rằng cần thành lập các nhóm: Nhóm cố vấn, nhóm tìm kiếm, nhóm cộng đồng cùng làm việc song hành cùng nhau nhằm nâng cao hiệu quả học tập, quảng bá hình ảnh của sinh viên HV Ngoại giao.
Ứng cử viên Trần Vương Cường với đề án tìm đại sứ cho Học viện Ngoại giao thông qua cuộc thi: "Hành trình cùng Đại sứ HVNG". Dự án này giúp gắn kết SV HV Ngoại giao giữa các lớp, các khoa và các khóa để xây dựng nên một khối đoàn kết, thống nhất.

Trần Vương Cường với đề án mới mẻ, thiết thực, nhận được sự tín nhiệm thầy cô, bạn bè.
Trần Vương Cường với đề án mới mẻ, thiết thực, nhận được sự tín nhiệm thầy cô, bạn bè.

SV Nguyễn Trung Dũng cho rằng sinh viên HV Ngoại giao đã có nhiều ấn tượng với sinh viên các trường khác, nhưng vẫn chưa có nhiều dấu ấn riêng thể hiện bản sắc. Trung Dũng đã trình bày đề án với các mục tiêu: Sinh viên Ngoại giao với tác phong ngoại giao. Đây là điều cực kỳ cần thiết, cần thực hiện qua thói quen đúng giờ, trật tự và biết lắng nghe trong các sự kiện, training quy tắc giao tiếp, ứng xử trong các buổi gặp gỡ. Sinh viên ngoại giao với khả năng ăn nói lưu loát cũng là điều vô cùng quan trọng. Nội dung chuẩn bị cấp trường gồm bốn vòng nhằm chọn lọc thí sinh. Nội dung thi nhà ngoại giao tài ba gồm bốn vòng: Thuyết trình với power point; trả lời phỏng vấn báo chí; thuyết phục đối tác; kỹ năng tiếp xúc với đối tác. Và cuối cùng là sinh viên ngoại giao với trái tim nhân ái thông qua việc thành lập "Quỹ DAV - thắp sáng niềm tin" nhằm hỗ trợ kinh tế cho các trẻ em có hoàn cảnh và những sinh viên vượt khó.
Lê Minh Quân (SV Lớp TT39B) với bản đề án "Xuất khẩu văn hóa học viện ngoại giao". Minh Quân có hoài bão muốn đưa "chất" của sinh viên ngoại giao lên một tầm cao mới. Đề án này được thực hiện thông qua đối tượng là học sinh THPT và sinh viên đại học. Đề án hướng đến mục tiêu thực hiện một ấn phẩm nhằm quảng bá hình ảnh sinh viên và môi trường trong học viện mang tên: "DAV where amazing happens". Bên cạnh đó còn tổ chức buổi trò chuyện giữa sinh viên ngoại giao và học sinh THPT, tổ chức các chương trình, sự kiện cho sinh viên học viện như Tìm kiếm tài năng DAV, cuộc thi hùng biện DAV...

Một số hình ảnh trong đêm chung kết:

Nhật Linh đưa ra quan điểm lãnh đạo của thần tượng mình.
Nhật Linh đưa ra quan điểm lãnh đạo của thần tượng mình.
Vũ Phụng Nghi thuyết trình về thần tượng Hillary Clinton bằng một vở kịch.
Vũ Phụng Nghi thuyết trình về thần tượng Hillary Clinton bằng một vở kịch.
Các ứng viên hồi hộp chờ đợi kết quả.
Các ứng viên hồi hộp chờ đợi kết quả.
SV Nguyễn Đăng Vũ (Lớp LQT39A) đã trở thành Khóa trưởng K39.
SV Nguyễn Đăng Vũ (Lớp LQT39A) đã trở thành Khóa trưởng K39.
Chức danh Bí thư liên chi Đoàn cũng được trao cho ứng cử viên Trần Vương Cường (ở giữa)
Chức danh Bí thư liên chi Đoàn cũng được trao cho ứng cử viên Trần Vương Cường (ở giữa)

Đỗ Quyên Quyên