Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa

16/03/2012 14:00
Ban Biên tập
(GDVN) - Sau nhiều giờ giao lưu, các vị khách mời đến từ khắp nơi trên thế giới: Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Úc, Hàn Quốc, Singapore cùng các chuyên gia Giáo dục - Kinh tế ở Việt Nam... đã có cùng quan điểm: Phương pháp và phong cách giảng dạy cùng chương trình SGK ở Việt Nam cần quyết liệt đổi mới căn bản để không tụt hậu xa so với thế giới. Nhưng việc đổi mới đó phải có văn hóa và giữ được đạo đức của người thầy đứng trên bục giảng.
Nhà báo Bùi Ngọc Cải - Phó Tổng Biên tập Báo Giáo dục Việt Nam (giữa) thay mặt Ban Biên tập và độc giả đang giao lưu trân trọng gửi tới PGS Văn Như Cương và nhà văn Lê Hiệu những bó hoa thay cho lời cảm ơn chân thành.
Nhà báo Bùi Ngọc Cải - Phó Tổng Biên tập Báo Giáo dục Việt Nam (giữa) thay mặt Ban Biên tập và độc giả đang giao lưu trân trọng gửi tới PGS Văn Như Cương và nhà văn Lê Hiệu những bó hoa thay cho lời cảm ơn chân thành.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 2

Taesup Rim - Cử nhân Kinh tế trường Đại học Hàn Quốc (Korea University), thành phố Seoul; học viên cao học Thạc sỹ Luật Kinh tế trường Đại học Yonsei, thành phố Seoul (16h00)

1. Là một cử nhân kinh tế tại Hàn Quốc, Anh có thể chia sẻ về môi trường giáo dục bên đó, có gì khác so với môi trường của Việt Nam? (Hoàng Bảo Ngọc lớp Cao học trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn)

Cử nhân kinh tế Taesup Rim: Môi trường học tập ở bậc đại học tại Hàn Quốc là khá cởi mở đối với cả sinh viên và giảng viên. Sự tự do đó có ý nghĩa rất quan trọng để tiến tới một xã hội dân chủ, hiện đại.

Các giảng viên và sinh viên đã và đang đấu tranh để bảo vệ sự tự do trong môi trường sư phạm bởi họ coi việc được nói ra những gì mình cho là đúng là rất quan trọng. Có thể nói, tư tưởng Khổng Tử vẫn còn tồn tại trong các trường Đại học ở Hàn Quốc khi sinh viên tôn trọng và dùng kính ngữ với giảng viên hơn so với nhiều nước phương Tây. Đổi lại, giảng viên cũng tôn trọng sinh viên và họ cùng nhau hướng đến mục tiêu chung.

Hơn nữa, cũng giống như mọi thứ ở Hàn Quốc, điểm của bậc đại học mang tính cạnh tranh rất cao. Điểm các môn dựa trên bảng phân loại tương đối (nghĩa là sẽ có tỷ lệ phần trăm nhất định dành cho điểm A, B hay C), do đó sinh viên giỏi cũng vẫn có khi phải nhận điểm C. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, hầu hết sinh viên nhận thức được điều này để cố gắng học, nếu không họ sẽ phải nhận lấy hậu quả sau này.

2. Ở nước ngoài các giảng viên làm thế nào để thu hút học sinh? (Nguyễn Ánh Hồng, lớp k54 trường ĐH Khoa học Tự nhiên)

Cử nhân kinh tế Taesup Rim: Các giảng viên thu hút sinh viên bằng cách tạo hứng thú cho người học làm cho họ muốn học. Đôi khi, giảng viên thường cho điểm thưởng đối với những sinh viên hăng hái phát biểu trên lớp. Trong một vài trường hợp, giảng viên giảng bài bằng cách cho sinh viên thuyết trình và việc làm này diễn ra trong suốt kỳ học. Điều đó khiến cho sinh viên hào hứng hơn khi đến lớp. 

Ở bậc đại học, giảng viên coi sinh viên là “những người lớn” và không bắt ép sinh viên phải học như ở trường cấp ba. Họ cho rằng sinh viên đã đủ trưởng thành để tự chịu trách nhiệm với tương lai của mình.

3. Trong môi trường ĐH bên Hàn Quốc có khi nào anh thấy trường hợp thầy cô, hay học sinh văng tục hay chưa? Có xảy ra việc bạo lực học đường giữa thầy cô và học trò hay không? (Nguyễn Ngọc Huyền Trâm, lớp 12 trường THPT Kim Liên)

Cử nhân kinh tế Taesup Rim: Rất hiếm khi giảng viên “văng tục” trong các lớp học ở Hàn Quốc. Giảng viên nhận thức được tầm ảnh hưởng của họ và luôn tôn trọng sinh viên. Trước đây đã từng xảy ra trường hợp giảng viên đề cập đến các chủ đề có tính xúc phạm đối với một vài sinh viên. Những sinh viên đó đã thẳng thắn chỉ trích giảng viên này trên các mạng thông tin xã hội. Giảng viên có quyền nói những điều mình cho là đúng nhưng nếu điều đó xúc phạm bất kỳ ai trong lớp học thì giảng viên đó đang vi phạm nhân quyền và điều này cần được xem xét xử lý nghiêm túc.

4. Trong lớp anh đã từng học có khi nào học sinh ngủ gật, hay không nghe giảng của thầy cô? (Nguyễn Chi Tường Vy, lớp 9 trường THCS Khương Đình)

Cử nhân kinh tế Taesup Rim: Tôi nghĩ vấn đề này xảy ra ở mọi quốc gia, đặc biệt nếu lớp học được tổ chức vào sáng sớm hay ngay sau bữa ăn trưa. Khi đó sẽ rất khó để ngăn cản nhu cầu tự nhiên và một số sinh viên có ngủ gật trong lớp. 

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, các giảng viên cho rằng sinh viên phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, và đó cũng là một hình thức giáo dục khác. Những sinh viên ngủ gật trong lớp sẽ không có khả năng đạt điểm cao và bảng điểm tốt là vô cùng quan trọng trong một môi trường cạnh tranh như ở Hàn Quốc. Sinh viên cố gắng không ngủ gật trong lớp và nếu có thì cũng không nhằm chống đối giáo viên.

Sinh viên cũng có khi phản đối bài giảng nếu họ thấy họ cần phải làm như thế. Sinh viên được tự do phát biểu và sẽ được coi là nhanh trí và dũng cảm nếu họ nêu đúng vấn đề. Các giảng viên rất khuyến khích sinh viên tham gia tranh luận, thậm chí là phản đối bài giảng để từ đó tạo nên môi trường học tập sôi nổi và hiệu quả hơn.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 3

TS kinh tế Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, Giảng viên kiêm nhiệm trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

1. Môn kinh tế được coi là môn khô cứng, khó học, vậy theo ông làm thế nào để người học có thể tiếp thu được kiến thức kinh tế một cách dễ hiểu nhất? ( Nguyễn Thị Oanh, ĐH Ngoại thương HCM)

Tôi là một tiến sỹ kinh tế, tốt nghiệp khoa Kinh tế chính trị, ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1982. Tôi có thể nói với bạn rằng thật hạnh phúc với ai nếu có được một tấm bằng đại học kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển của thế giới hiện đại. Những kiến thức kinh tế có cái nhìn tổng quan và sắc sảo về toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của một quốc gia, cũng như thế giới. 

Kinh tế là một hoạt động tổng hợp và rất phức tạp, liên quan, hội tụ, lan tỏa đến tất cả các lát cắt, tầng lớp hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ hạ tầng xã hội đến thượng tầng kiến trúc. Vì vậy, đương nhiên kinh tế là khó. Để giảm bớt những khó khăn này, người học cần hình dung đời sống kinh tế xã hội như một ngôi nhà lớn, phức tạp nhưng tuần theo những kết cấu cả bên trong và bên ngoài. 

Nắm được những kết cấu liên hệ của tòa nhà là tiền đề để hiểu được cấu trúc cũng như công năng của căn nhà đó, cũng như của đời sống kinh tế XH. 

Nói cách khác, cần nắm được kết cấu kinh tế của một quốc gia, bao gồm các lĩnh vực, các ngành nghề, cũng như sự phân bổ các cơ sở sản xuất theo địa bàn, địa phương; nắm được những mối liên kết kinh tế theo chiều dọc, chiều ngang, về kỹ thuật cũng như về xã hội, theo quy trình sản xuất cũng như theo các yếu tố đầu vào và đầu ra; đặc biệt cần nắm được các quy luật kinh tế, trong đó lợi ích kinh tế như là động lực và nhân tố quan trọng nhất chi phối các liên kết và các hoạt động kinh tế này. 

Khi nhìn nhận tổng hợp như vậy và vận dụng vào cuộc sống vận động, từ đời sống một doanh nghiệp, cho đến đời sống kinh tế của một địa phương, người ta sẽ thấy kinh tế thật dễ hiều và gần gũi đối với mỗi người. Đó chính là cuộc sống, môi trường và sinh kế của chúng ta. Vì vậy không có gì là khó hiều và đáng sợ. 

Ngoài ra, bạn nên có một địa chỉ, điện thoại của một chuyên gia kinh tế để có thể hỏi về những vấn đề chưa rõ. Đọc các từ điển về kinh tế để hiểu được các khái niệm kinh tế cũng là một điều kiện cần thiết để người ta nhìn rõ hơn, hiểu tốt hơn các sự kiện và đời sống kinh tế xung quanh, cũng khi nghe giảng bài về kinh tế.

TS kinh tế Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, Giảng viên kiêm nhiệm trường ĐH KTQD Hà Nội
TS kinh tế Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, Giảng viên kiêm nhiệm trường ĐH KTQD Hà Nội

2. Kính thưa TS Nguyễn Minh Phong, ông có đồng ý với những nhận định của TS Dương về kinh tế vị mô VN, về khủng hoảng tài chính thế giới, vay nợ và khủng hoảng nợ của Hy Lạp trong 17 clip vừa rồi? Tôi cho rằng TS Dương không hiểu đúng bản chất của vấn đề và những thông tin ông đưa là rất khó kiểm chứng và tôi hồ nghi là sai. Ông có nghĩ thế không? (phamphuphusa@yahoo.com) Xin bạn đặt lại câu hỏi cho cụ thể bởi TS Phong chưa được nghe lời giải thích của TS Dương về vấn đề nợ Hy Lạp. Và tôi sẽ trả lời ngay khi nhận được câu hỏi. Cảm ơn!3. Những môn học chuyên ngành thường rất khô cứng, nếu giảng viên không tạo được sự đổi mới, phá cách, thì tiết học rất nhàm chán và “buồn ngủ.Thực tế, có rất nhiều giảng viên có phương pháp dạy hay, cuốn hút và không đến mức “quá” như thầy Lê Thẩm Dương. Xin hỏi TS Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội – các giảng viên đứng lớp có thường xuyên tham gia các lớp học để trao đổi về kinh nghiệm thực tế về nâng cao lối giảng cuốn hút, tạo hứng thú cho sinh viên không? (Thúy Hằng, ĐH Kinh tế) Theo quy định hiện hành của Bộ GD & ĐT , trong những sinh hoạt chuyên môn của các trường đại học, thường có nội dung về trao đổi về kinh nghiệm, phương pháp truyền đạt lôi cuốn sinh viên vào bài giảng của mình. Nếu những cơ sở nào tổ chức tốt những hoạt động này đồng thời các giáo viên tham gia một cách nghiêm túc, chắc chắn sẽ có được sự chia sẻ hữu ích các kinh nghiệm tốt của đồng nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế có một vài nơi chưa tổ chức tốt hoạt động này hoặc một số giáo viên còn đánh giá chưa đúng ý nghĩa của nó, nên hiệu quả hoạt động đó có thể chưa cao. Điều này là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy, trong đó giảng về kinh tế.4. Thưa ông, cách giảng của TS Dương được nhiều học viên đồng tình ủng hộ, coi đó là cách giảng hay, dễ hiểu, tạo nhiều tiếng cười và họ lựa chọn bài giảng của TS Dương hơn là những bài giảng “du ngủ”, nhàm chán của một số giảng viên hiện nay. Vậy theo ông thì nguyên nhân có phải là từ chất lượng giảng viên không? (Phương Anh, Thanh Xuân). Phương pháp giảng dạy của thấy Dương là cố gắng tạo ra sự liên hệ giữa các nội dung của bài giảng với các sự kiện đời thường, đặc biệt là sự kiện thu hút được sự quan tâm của hầu hết người dân. Đề tài về vợ chồng là một trong những chủ đề đó. Đây là một sự sáng tạo và một cách giảng hay, với điều kiện người giảng sử dụng những so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thể hiện chừng mực, thông minh, dí dỏm và phù hợp với phông văn hóa của người nghe và chuẩn mực của xã hội. Xin nhấn mạnh chỉ những người thầy thật “cao tay ấn” mới đủ sức đứng vững trên sợi dây mong manh giữa sự dung tục và tính hấp dẫn của phương pháp giảng dạy này. Sự kiện của thầy Dương vừa rồi là ví dụ cho thấy dường như không đạt được yêu cầu, mong muốn của thầy, cũng như sự chờ đợi của người nghe và sự chấp nhận chung của xã hội. Thầy Dương có thể vẫn kiên trì theo phương pháp này nhưng cần có sự điều chỉnh thích hợp để đáp ứng những yêu cầu trên.4. Khi còn học Đại học, tôi thấy môn kinh tế khô cứng và thầy cô giảng giống i sì giáo trình nên sinh viên thường thấy nhàm chán. Phải chăng, bản thân khi được đào tạo ở trường Sư Phạm, các thầy cô tương lai cũng quen với cách thuyết giảng như vậy ạ? Xin hỏi Tiến sĩ một câu nữa là, Thầy nghĩ sao nếu môn Kinh tế vi mô, vĩ mô được học ở những học kì năm 3, 4 khi sinh viên sắp ra trường và có đủ trình độ lý luận để hiểu sâu hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.! Việc người thầy giảng bài mà giống i sì giáo trình là một trong những biểu hiện của sự “lười biếng” trong giảng dạy; nó khiến không chỉ học trò chán mà bản thân người thầy cũng chán với chính mình. Tôi cho rằng với một giáo trình cho sẵn, người giảng nên trình bày theo 2 hướng. Một là, mở rộng những vấn đề có liên quan chưa được nói đến trong giáo trình, có cập nhật những vấn đề thời sự và cuộc sống xung quanh. Hai là, gợi ý người học chủ động trao đổi ý kiến xung quanh những kiến thức được trình bày trong giáo trình theo hướng phản biện hoặc gợi mở những điểm khúc mắc cần điều chỉnh… Trên tinh thần đó, giáo trình chỉ là điểm xuất phát của bài giảng mà người thầy thể hiện ở trên lớp. Đối với những môn kinh tế vĩ mô và vi mô được học ở năm 3, năm 4, tôi cho rằng cần có sự điều chỉnh theo hướng sâu hơn về lý luận, cập nhật hơn về vấn đề thực tiễn, mở hơn về kết luận, để giúp người học tiếp cận cuộc sống đương đại nhanh hơn, rõ hơn…Tránh trường hợp tiếp tục lặp lại những nội dung đã được giảng sơ bộ ở những năm đầu, khi sinh viên còn tiếp thu ở mức thụ động.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 5

Tiến sĩ Phương pháp giảng dạy Toán học Lê Thống Nhất, Phó Tổng thư ký Hội giảng dạy toán học phổ thông

Dù đang đi công tác tại TP.HCM nhưng trước tính thời sự của vấn đề, TS Lê Thống Nhất tạm gác công việc khác để tham gia giao lưu trực tuyến cùng Báo Giáo dục Việt Nam

1. Thưa TS Lê Thống Nhất, với vai trò là người thầy, TS đánh giá sao khi nhiều sinh viên, học viên hưởng ứng, ủng hộ bài giảng của TS Dương và coi đó là cách dạy hay, còn hơn những giờ học đọc chép, buồn ngủ? Theo TS thì có nhất thiết phải có những lời lẽ, ví dụ như TS Dương để khiến bài học sinh động, dễ hiểu không?
Những giờ mà giáo viên để sinh viên, học sinh buồn ngủ thì thật là những giờ dạy tệ hại. Giáo viên đó có thể thiếu kiến thức nên sinh viên, học sinh không thấy điều gì mới hoặc giáo viên đó chưa có phương pháp giảng dạy tốt. 

Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm về thái độ của sinh viên, học sinh khi ngủ trên lớp – đó là hình thức xúc phạm thầy giáo hay phản ứng không tốt. Nếu tôi thấy giờ giảng nhạt nhẽo vô bổ tôi sẽ xin phép ra ngoài luôn.

Việc TS Dương dùng những lời lẽ hay thí dụ như trong đoạn clip trên mạng thì đó cũng là một “thủ pháp” để lôi cuốn người nghe tuy nhiên dù bất cứ hoàn cảnh nào, người thầy không thể nói tục tĩu như thế. Không thiếu gì cách ví von, cách thu hút dí dỏm. 

Ngày trước tôi đi dạy tôi cũng hay ví von nhưng để có cách ví von thích hợp người thầy phải nghĩ ra nhiều cách để chọn lấy một. Tôi nghĩ giá như TS Dương chịu khó chọn cách khác mà vẫn vui, vẫn hấp dẫn thì sẽ tốt hơn. 

Tôi có 2 người bạn thân xưa đi dạy với tôi đã dùng “thủ pháp” gây cười cho học sinh bằng cách thỉnh thoảng lại kể 1 chuyện tiếu lâm. Tôi có góp ý nên bám lấy bài giảng, nếu chuyện chả liên quan gì đến kiến thức thì dần dần học sinh sẽ chán ngay. 

Nói đoạn clip của TS Dương còn hơn những giờ dạy làm cho học sinh, sinh viên buồn ngủ thì cũng chưa hẳn đúng, bởi một đằng thầy đưa văn hóa thô tục đến sinh viên, học sinh còn một đằng chỉ vô bổ thôi. Cả hai kiểu dạy đó tôi cho là đều không đạt chuẩn của một giờ dạy. 

Nhân đây tôi cũng nói rõ hơn là tôi không đánh giá trình độ của TS Dương vì tôi đâu có được nghe TS giảng mà chỉ nhận xét nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy của TS trong một đoạn clip mà tôi xem.

Tiến sĩ Phương pháp giảng dạy Toán học Lê Thống Nhất, Phó Tổng thư ký Hội giảng dạy toán học phổ thông. Vừa đến khách sạn sau chuyến bay, TS Lê Thống Nhất ngồi vào bàn trả lời giao lưu trực tuyến ngay
Tiến sĩ Phương pháp giảng dạy Toán học Lê Thống Nhất, Phó Tổng thư ký Hội giảng dạy toán học phổ thông. Vừa đến khách sạn sau chuyến bay, TS Lê Thống Nhất ngồi vào bàn trả lời giao lưu trực tuyến ngay


2. Chào thầy Lê Thống Nhất, biết thầy là người dạy toán rất hay, nhân buổi giao lưu trực tuyến trên báo chí, em xin phép được hỏi có bao giờ thầy đi dạy mà thấy học sinh của mình ngủ gật trong lớp? nếu trong lớp mà có trên 1 học sinh ngủ gật thày sẽ nghĩ gì? Có bao giờ thày bị học trò chê là dạy khó hiểu chưa? (Vũ Anh – Đại học sư phạm Vinh)

Chuyện nhìn thấy một học sinh ngủ gật là bình thường nhưng để nhiều học sinh ngủ gật thì không có. Khi thấy một học sinh ngủ gật thì mình sẽ nhờ đánh thức và mời bạn ấy về nhà ngủ cho sướng hơn hoặc là nhắc khéo : “Tất cả các em hãy trật tự để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn ấy!”. 

Chuyện học sinh chê mình dạy khó hiểu thì vẫn có, thường là khi mình chưa đánh giá đúng trình độ học sinh hoặc mình chuẩn bị bài dạy chưa tốt. Còn khi đã hiểu trình độ học sinh và công phu chuẩn bị bài dạy thì làm sao lại để học sinh khó hiểu được. Mình đã từng dạy vài trăm học sinh có trình độ khác nhau và vẫn làm cho tất cả các đối tượng đều thích thú. Nếu quá nhiều học sinh ngủ gật thì có lẽ mình sẽ bỏ nghề !

3. Tôi là một giáo viên, tôi đã từng mắc phải một tai nạn nghề nghiệp trong quá trình thực nghề, phải mất một thời gian dài tôi mới thôi nghĩ về nó. Tôi muốn hỏi TS Nhất có bao giờ ông gặp “tai nạn” trong nghề chưa? Nếu có thì ông đã vượt qua nó bằng cách nào? Ông có thể chia sẻ? (Nguyễn Văn Bình – Hà Giang)

Nghề nào cũng có “tai nạn” nghề nghiệp, nghề dạy học cũng vậy và hình như ai cũng gặp “tai nạn”. Việc bạn gặp “tai nạn” và “phải mất thời gian dài mới thôi nghĩ về nó” , chứng tỏ bạn là một người thầy có lương tâm. Những người có lương tâm luôn dằn vặt mình vì một sơ xuất nào đó. 

Tôi cũng gặp những “tai nạn” nghề nghiệp và “tai nạn” đầu tiên tôi nhớ tới bây giờ. Đó là giờ dạy đầu tiên trong đời dạy học của tôi. 

Đó là giờ dạy về khái niệm logarit, hôm đó trời lạnh, tôi nghĩ là giờ dạy tốt nhưng cô giáo hướng dẫn (cô Lan, giáo viên THPT Lương văn Tụy, Ninh Bình) lại cho là giờ không đạt yêu cầu chỉ vì một lý do: “Tại sao cậu lại bỏ tay vào túi quần khi dạy học sinh!”. Thì ra vấn đề phương pháp và kiến thức vẫn chưa đủ, cô đã lưu ý tôi về phong cách người thầy trên lớp. 

Tôi cảm ơn cô rất nhiều ! Vượt qua chỉ bằng cách coi đó là một bài học để mình rút kinh nghiệm, còn không cần thiết phải “quên nó đi” bạn ạ !

4. Nếu tiến sĩ ở vị trí của tiến sĩ Dương, tiến sĩ sẽ xử lý thế nào?

Điều đầu tiên là tôi sẽ xin lỗi những người đã xem clip đó và tôi cho rằng đây là một tai nạn nghề nghiệp. Các bạn ủng hộ tôi, có thể ủng hộ quá trình giảng dạy của tôi, không nên ủng hộ đoạn clip đã lan truyền trên mạng. 

Tôi sẽ không bao giờ để xảy ra một tai nạn nghề nghiệp như thế này nữa. Hãy coi như những lời tôi nói hôm ấy đang trong một trạng thái không bình thường.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 7

Nguyễn Quang Huy - TS CNTT Nguyễn Quang Huy, cựu sinh viên và nghiên cứu sinh tại trường ĐH Kỹ Thuật Nanyang (NTU), Singapore (15h00)

1. Kính gửi anh Nguyễn Quang Huy, là một nghiên cứu sinh anh nghĩ gì về cách trình bày của một TS khi thông tin không có nguồn và không có cơ sở kiểm chứng? (levinhtanbidv@yahoo.com)

TS. Nguyễn Quang Huy: Tôi thấy hiện nay đa phần chúng ta khi trình bày 1 vấn đề hoặc đưa ra 1 thông tin rất nhiều khi dựa trên nguồn thiếu tin cậy hoặc không có căn cứ. Ngay cả báo chí có khi vội vàng cũng lấy thông tin từ nguồn chưa kiểm chứng. Điều này rất nguy hiểm và có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khi thông tin hay kiến thức sai lệch được phổ biến.

Vì vậy tôi cho rằng người làm khoa học nói riêng, và tất cả những người làm công việc liên quan đến khoa học, giáo dục hay truyền thông, cần phải nghiêm túc rèn luyện thói quen “nói có sách, mách có chứng”.

Mỗi khi truyền đạt thông tin kiến thức đều cần tự mình tìm hiểu kiểm chứng lại, đồng thời công khai nguồn khi truyền đạt. Việc đưa ra dẫn chứng, luận điểm cho những gì mình nói ra không chỉ làm tăng độ tin cậy cho kiến thức, mà còn giúp người nghe có thể tự mình tìm hiểu nghiên cứu thêm, giúp kiểm chứng lại độ chính xác của thông tin.

2. Chào anh Quang Huy. Anh cho em hỏi trước đây anh học ở Việt Nam hay không? Anh có thể đánh giá thế nào về hình thức dạy và học ở trường trước đây anh học? (Nguyễn Mạnh Hùng, Vân Đình, Hà Nội)

TS. Nguyễn Quang Huy: Chào bạn, tôi trước đây cấp 3 học chuyên toán tại trường ĐH Tổng Hợp. Sau đó, tôi học ở ĐH Bách Khoa Hà Nội 2 năm trước khi sang Singapore du học. 

Tôi rất thích khoảng thời gian học cấp 3 và ĐH trong nước! Về môi trường học thì có lẽ hiếm nước nào có nhiều hoạt động sinh viên cũng như các hoạt động giữa các thành viên trong lớp học như ở Việt Nam. Về giáo trình thì có lẽ mỗi nền giáo dục có 1 đặc trưng riêng, nhưng những kiến thức được truyền đạt trong trường phổ thông cũng như ĐH ở Việt Nam không hề thua kém hay lạc hậu hơn so với các nước khác. 

Công bằng mà nói, khoa học tự nhiên của Việt Nam ở bậc phổ thông còn sâu và kỹ hơn Singapore rất nhiều. Vì vậy, các bạn sinh viên Việt Nam khi học ở Singapore luôn có lợi thế trong các môn tự nhiên.

Về hình thức dạy, ĐH ở Singapore đa phần dùng máy chiếu bài giảng để tiết kiệm thời gian cho sinh viên chép bài. Giáo viên trước khi lên lớp đều ôn lại bài giảng dựa trên slide đã chuẩn bị sẵn, đồng thời dựa trên phản hồi của sinh viên để cải tiến nội dung bài giảng, nhấn mạnh vào những điểm sinh viên gặp khó khăn khi tiếp thu.

Nhờ vậy bài giảng của kỳ sau sẽ tốt hơn kỳ trước, của năm sau tốt hơn năm trước. Tôi nghĩ rằng ĐH ở Việt Nam có thể học hỏi và sử dụng các phương tiện tương tự để nâng cao chất lượng giảng dạy.

3. So với cách dạy của giảng viên Singapore, anh có đồng tình với cách dạy và giảng của GS. Lê Thẩm Dương không? (Trần Văn Minh – ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN)

TS. Nguyễn Quang Huy: Tôi nghĩ rằng rất khó so sánh giữa giảng viên Singapore và Việt Nam. Phương pháp giảng dạy và truyền đạt thường chịu ảnh hướng lớn bởi nền văn hoá của mỗi nước, cụ thể ở đây là mối quan hệ giữa thày giáo và sinh viên.

Ở Singapore nói riêng, và có lẽ các nước phương Tây, Mỹ, quan hệ giữa giáo viên và sinh viên ở bậc đại học thường “ngang hàng” hơn, đôi khi gần như là đồng nghiệp làm việc với nhau. Vì vậy cách thức truyền đạt ở môi trường đại học sẽ mang tính chia sẻ hơn là dạy dỗ. Đồng thời họ cũng phải áp dụng những chuẩn mực về đạo đức nhất định như: không dùng từ lóng, không dùng từ ngữ khiếm nhã vì có nhiều sinh viên quốc tế và có 1 uỷ ban độc lập đánh giá giáo viên.

Ngược lại ở Việt Nam, ngay cả ở bậc đại học hay thậm chí trên đại học, người thày vẫn có vai trò như ở các bậc phổ thông: “Một ngày làm thày, cả đời làm cha”.

Bản thân các giáo viên ở bậc đại học, nhất là các thày cao tuổi, vẫn coi học sinh như con cháu mình. Do đó sẽ có những lúc cao hứng và thoải mái “như ở nhà”.

Một cách thẳng thắn, tôi không đồng tình với TS. Lê Thẩm Dương về cách sử dụng từ ngữ như vậy trong môi trường giáo dục. Nhưng tôi nghĩ rằng TS. Lê Thẩm Dương hi vọng cách diễn đạt như vậy có thể tạo cảm hứng cho cả người giảng lẫn người học, và sự nỗ lực để truyền cảm hứng cho bài giảng là điều đáng trân trọng.

4. Chào anh Quang Huy! Anh có thể cho biết sự khác biệt giữa cách giảng dạy của Việt Nam và nước ngoài không hiện nay như thế nào? (Minh Đức – Đà Nẵng)

TS. Nguyễn Quang Huy: Trong các câu trả lời ở trên, tôi đã so sánh khá nhiều mặt của phương pháp giảng dạy giữa Việt Nam và nước ngoài. Ở đây tôi chỉ xin tóm tắt lại:

1. Về giáo trình, kiến thức: Chúng ta không khác biệt nhiều so với thế giới. Dĩ nhiên do ảnh hưởng từ trước, chúng ta nhấn mạnh hơn vào khoa học tự nhiên, và đó là 1 ưu điểm, thể hiện ở sự trội hơn của sinh viên Việt Nam trong các môn tự nhiên khi du học ở nước ngoài.

2. Về cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục: Chúng ta chưa trang bị được đồng bộ các hệ thống hỗ trợ giảng dạy tiên tiến như máy chiếu, bảng viết hay thậm chí các hệ thống trợ giúp học từ xa. Tuy nghiên tôi cho rằng điểm khác biệt này không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

3. Về trình độ giáo viên: Chất lượng giáo viên ở Việt Nam đang đi lên rất nhanh, do thế hệ cuối 7x, đầu 8x du học ở nước ngoài quay trở về tham gia giảng dạy. Thế hệ trước được đào tạo ở Liên Xô (cũ), Ba Lan, Trung Quốc, vv… cũng có bề dày kinh nghiệm và kiến thức cơ bản rất tốt. Các trường của chúng ta chỉ kém các trường đại học lớn trên thế giới ở khả năng làm nghiên cứu khoa học.

Có lẽ điểm đáng lo ngại nhất của giáo dục ở Việt Nam hiện nay là ở mặt đạo đức: đạo đức của người thày, đạo đức của người trò, và đạo đức trong mối quan hệ giữa thày và trò cũng như gia đình trò. Đây là 1 chủ đề lớn và đã được đề cập đến ở rất nhiều nơi nên tôi xin phép không đi vào chi tiết.

Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng nếu chúng ta giải quyết được bài toán đạo đức này, thì chất lượng giáo dục chúng ta sẽ có thể sánh ngang với các nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 8

GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN


1. Hiện nay thực trạng sinh viên ngủ gật trong giờ học xảy ra phổ biến trên giảng đường đại học. Với cương vị là hiệu trưởng của trường ĐH Giáo dục, bà đánh giá như thế nào về hiện thực này và theo bà thì đâu là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này? 

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Sinh viên ngủ gật trong lớp có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. 

Trước hết về chủ quan: có thể do các em quá mệt mỏi về thể chất, ăn uống không đầy đủ, sinh hoạt không điều độ, ngủ không đủ, vừa đi học vừa đi làm quá sức hoặc có thể do các em bị hổng kiến thức tiên quyết trước đó nên khi nghe giảng bài tiếp theo không hiểu.... 

Về nguyên nhân khách quan: có thể do môi trường học tập không đủ hấp dẫn với các em mà trong đó yếu tố người dạy là quyết định.

Trường Đại học nơi tôi công tác theo tôi biết không có giảng viên nào dùng lời lẽ đáng phê phán để giảng bài cả.

2. Thưa GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, nếu ở trường bà quản lý có một trường hợp như TS Lê Thẩm Dương, bà sẽ giải quyết vụ việc này như thế nào trên cương vị người quản lý trực tiếp? Nếu người ta phát hiện ở trường bà có giáo viên văng tục khi đứng trên bục giảng bà sẽ xử lý bằng cách nào. Bà sẽ buộc thôi việc hay tạo điện kiện để giáo viên đó có cơ hội sửa sai? (Trần Quốc – Cà Mau)

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Theo tôi phải xem xét cụ thể trường hợp, nhiệm vụ của người quản lý là giúp cho cán bộ ngày càng hoàn thiện hơn, hãy làm tất cả vì điều đó.

3. Thưa GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, trong một bài trả lới phỏng vấn báo Giáo Dục VN mới đây bà cho rằng nếu TS Dương văn tục trong buổi nói chuyện (không phải giảng dạy) với người đã trưởng thành thì cũng có thể chấp nhận được, miễn sao hợp gu người nghe. Thế thì quan điểm này có được giảng dạy tại trường bà không? (legiang198140@yahoo.com).

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Bạn nói như vậy là không chính xác rồi. Tôi chỉ nói về nguyên tắc nói chuyện, thuyết trình: đầu tiên là phải phù hợp với đối tượng người nghe, thứ hai là phù hợp với mục đích của cuộc nói chuyện, thuyết trình. 

Trường hợp của TS Dương, như tôi đã nói trong phỏng vấn trước, tôi không có thời gian nghe hết, tôi chỉ nghe một vài phút, tôi thấy người nghe vỗ tay, hưởng ứng nên tôi chỉ nói về nguyên tắc một buổi thuyết trình cuốn hút được người nghe cũng là thành công rồi. Những nguyên tắc này các giáo sinh của trường tôi được học khá kĩ.

4. Thưa GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, thông qua trả lời phỏng vấn mới đây trên báo Giáo dục VN chắc bà đã xem 17 clip do TS Dương trình bày? Đầu clip 1 ông nói cả ngày ông ký hợp đồng cho Vietcombank nên mệt... Nhưng cuồi clip 8 ông nói cả ngày nay giảng mệt quá. Bà có cho sự không trung thực để tự "marketing bản thân" này của TS Dương là chấp nhận được trong môi trường sư phạm?

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Như tôi đã nhắc lại ở trên, tôi không có thời gian xem hết các video clips cuộc nói chuyện của TS Dương, nên cho phép tôi không trả lời được cái điều mà tôi không rõ. Còn trung thực ư? phẩm chất này rất cần thiết cho tất thảy mọi người, mọi môi trường, không riêng gì môi trường sư phạm.

Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 9

Phí Hồng Thịnh - Thạc sĩ địa chất công trình, Giảng viên Khoa Công trình – Trường Đại học Giao thông Vận tải, hiện đang là Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học bách khoa Tomsk – Thành phố Tomsk – Liên bang Nga.


1. Anh đáng giá thế nào về sự tự học, tư duy của các em học sinh hiện nay? (Vũ Kim Anh, trường ĐH Xây Dựng)

Thạc sỹ Phí Hồng Thịnh: Nhìn chung sinh viên Việt Nam hiện nay khá thông minh, có khả năng tư duy khá tốt. Khi gặp các vấn đề các em quan tâm và yêu thích, các em nắm bắt và giải quyết vấn đề khá tốt. Nhiều em chăm chỉ và quyết tâm học tập, ý thức tự học cao. 

Tuy nhiên cũng khá nhiều em chưa tự giác học tập, chỉ tập trung học tập trong những ngày trước khi thi, làm bài tập thực hành mang tính đối phó hoặc không làm nếu giảng viên không thúc ép hoặc không kiểm tra. Quan sát và tự thống kê trong những năm tôi giảng dạy thì con số này khoảng 40%.

2. Em mới tốt nghiệp ĐH được gần 1 năm và không phải khi ra trường mà ngay khi còn đang ngồi trên giảng đường, những kiến thức của hầu hết giảng viên giảng dạy em đều không lưu lại được lâu. Mặc dù học chuyên ngành nghiệp vụ nhưng những kiến thức lý luận khô khan lại rất nhiều và được chú trọng nhưng chất lượng bài giảng thì chỉ 1 số ít giảng viên có thể khơi dậy sự hứng thú vs sinh viên. Dù đã có nhiều cải cách nhưng có vẻ nó vẫn chưa thực sự phù hợp và em có một cảm nhận là chất lượng học sinh bây giờ không còn như được như thế hệ trước. Mong các khách mời cho chúng em biết những kinh nghiệm học tập.

Thạc sỹ Phí Hồng Thịnh: Hiện nay giáo dục ở bậc đại học của Việt Nam còn nhiều hạn chế như:

- Giảng viên trình độ cao còn chiếm tỷ lệ thấp. Nhiều trường đang sử dụng giảng viên có trình độ kỹ sư hoặc cử nhân giảng bài trên lớp cả về lý thuyết và thực hành. Khi giảng viên trình độ chưa cao thì thường phụ thuộc giáo án, khuôn mẫu, không gắn được bài giảng với thực tế. 

- Nhiều giảng viên đứng lớp quá nhiều, quá tải 2 – 3 lần so với chuẩn của Bộ, dẫn tới chuẩn bị bài giảng qua loa, hời hợt, giảm hứng thú khi giảng bài.

- Một số giảng viên đôi khi gia trưởng, lơ những ý kiến phản biện, tranh luận của sinh viên, thiếu nhiệt tình.

- Lớp học thường quá đông 40 - 60 sinh viên, giảng viên không đủ thời gian quan tâm đến từng sinh viên.

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy: nhiều phòng học đơn sơ, phòng thí nghiệm thực hành thiếu hoặc chất lượng kém.

- Nhiều sinh viên thụ động, ý thức tự học chưa cao, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế: đi học muộn, sử dụng điện thoại trong lớp, nói chuyện hoặc làm việc riêng trong lớp, không ôn bài trước khi đến lớp, dẫn tới không hiểu hoặc hiểu không sâu bài giảng.

Trong điều kiện hiện nay, bản thân người học cần phải nâng cao ý thức tự giác: 

- Sau mỗi buổi học, cần đọc lại bài giảng và sách giáo khoa liên quan để nắm được nội dung bài học, tìm ra những điểm chốt của bài học, làm bài tập thực hành liên quan, tự đặt ra tình huống và câu hỏi và tự tìm cách giải quyết câu hỏi và tình huống đặt ra. 

- Trên lớp, không nói chuyện và làm việc riêng, chú ý nghe giảng, luôn liên hệ với bài giảng trước, tích cực và chủ động trao đổi bài với giảng viên.

- Trong thời gian thực tập tại các doanh nghiệp, cần tích cực và chủ động học hỏi kinh nghiệm thực tế của các anh chị đi trước, tìm hiểu phương pháp và qui trình làm việc, tìm hiểu và làm quen với các công cụ phục vụ công việc như: phần mềm, các qui trình qui phạm, máy móc thiết bị liên quan. 

- Nên tìm gặp những giảng viên và anh chị đi trước có trình độ cao, tâm huyết với nghề nghiệp để học hỏi và trao đổi kiến thức chuyên môn. Những người tâm huyết với nghề nghiệp luôn sẵn lòng giúp đỡ, trao đổi và truyền đạt kiến thức cho các em trong khả năng có thể.

3. Chào anh Phí Hồng Thịnh! Anh có thể chia sẻ về môi trường giáo dục bên Nga có gì khác so với môi trường của Việt Nam? (Hoàng Bảo Ngọc lớp Cao học trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn)

Ở nước ngoài các giảng viên làm thế nào để thu hút học sinh? (Nguyễn Ánh Hồng, lớp k54 trường ĐH Khoa học Tự nhiên)

Thạc sỹ Phí Hồng Thịnh: Tôi hiện đang theo học tại Trường đại học bách khoa Tomsk – Liên bang Nga. Tôi chỉ nhận xét về môi trường giáo dục tại Trường mà tôi đang theo học.

- Chỉ có TS và TSKH mới được công nhận là giảng viên và được phép đứng trên lớp dạy lý thuyết. Những người có học vị thạc sĩ trở xuống chỉ được công nhân chức danh trợ giảng và thường đảm nhiệm hướng dẫn thực hành và thí nghiệm.

- Tỷ lệ giảng viên có học vị TSKH và TS trong Trường khá cao: khoảng 50%. Những giảng viên có học vị TSKH thực sự có hiểu biết rất rộng, giảng bài rất hay, cuốn hút sinh viên.

- Các giảng viên thường xuyên làm việc tại trường, rất dễ dàng cho sinh viên gặp gỡ, trao đổi bài.

- Cơ sở vật chất khá tốt: giảng đường, lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm, ký túc xá, khu thể thao… khá nhiều, sạch sẽ, rộng rãi, đủ trang thiết bị phụ trợ để giảng viên giảng bài tốt nhất, sinh viên có điều kiện học tập tốt nhất.

- Một lớp học thường chỉ có từ 10 – 15 sinh viên.

- Rất dễ dàng tìm kiếm và download sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài báo trên internet.

- Hàng năm có khá nhiều hội thảo khoa học, sinh viên được khuyến khích tham gia các hội thảo này.

- Sinh viên được khuyến khích trao đổi bài trong lớp; Giảng viên khá thân thiện và quan tâm đến sinh viên.

- Sinh viên được làm thí nghiệm, thực tập hiện trường và trong cơ sở sản xuất, thực sự được thực hành và làm việc.

- Tuy nhiên số lượng giảng viên có phương pháp giảng dạy hay, cuốn hút sinh viên, lôi cuốn sinh viên vào bài giảng cũng không nhiều, khoảng 40%, chủ yếu là các giảng viên có trình độ TSKH và một số giảng viên có trình độ TS.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 10

PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh, Hà Nội


1. Thưa Phó giáo sư, hiện tại dư luận đánh giá rất cao những quan điểm, góc nhìn khách quan thẳng thắn của giáo sư. Trong một phát biểu mới đây nhất Phó giáo sư có đề cập “Thầy cô trường tôi văng tục, tôi sẽ đuổi thẳng”… Nhưng nếu ở trường thầy có đến 10 thầy cô văng tục thì giáo sư nghĩ sao và giáo sư có sẵn sàng đuổi việc cả 10 thầy cô này không? Tiêu chí tuyển giáo viên của trường thầy là gì ạ? (Bích Thảo - Hà Nội)

Trường tôi là trường tư thục nên chúng tôi lựa chọn thầy giáo và cắt hợp đồng với thầy cô giáo là chuyện thường xuyên.

Nếu có 10 thầy cô vi phạm nguyên tắc của trường thì chúng tôi bắt buộc phải cắt hợp đồng. Đó là chuyện bình thường. Nhưng ở trường tôi thì ngay cả một người cũng không có chứ nói gì đến 10 thầy cô văng tục.

Ở trường tôi chưa bao giờ có trường hợp văng bậy nào cả. Có một kỉ niệm mà tôi muốn chia sẻ: Tôi có lần đi ngang qua giờ giảng toán. Chợt nghe thấy thầy giáo này nói “thằng này, con này”. Tôi đứng lại nghe thì ra là giờ giảng toán thầy ấy ví dụ mấy con số là “thằng và con”. Nếu đánh giá nghiêm khắc thì cũng không nên, nhưng ngôn từ không có gì thô tục lại đem đến cho học sinh sự hứng thú, sinh động. Thì tôi cũng nghĩ đó cũng là điều tốt.

Tôi nghĩ rằng các thầy cô đều muốn lấy những ví dụ sinh động cho bài giảng nhưng không được đi sâu, quá đà với những ngôn từ thiếu văn hóa. Chúng tôi tuyệt đối tránh những trường hợp nói năng thô tục trong trường học.

Tiêu chí tuyển giáo viên là tôi thường trực tiếp phỏng vấn, qua đó biết được chuyên môn , phương pháp giáo dục, tâm huyết với nghề của thầy cô đó.

Còn với thầy cô khác có danh tiếng, chuyên môn đạo đức, các học trò cũ của tôi ở trường Sư phạm có đạo đức và chuyên môn thì tôi chọn dễ dàng hơn. 

Tôi thì đánh giá đạo đức ở số 1: Các thầy giáo dạy học sinh không phải chỉ kiến thức thuần túy mà còn phải biết giáo dục nhân cách cho học sinh. Nên trước hết người thầy phải có nhân cách, là tấm gương cho học sinh.
PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh, Hà Nội
PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh, Hà Nội
2. Xin dành câu hỏi cho PGS Văn Như Cương. Tôi được biết, với môi trường sư phạm, rất ít thậm chí không bao giờ có những ngôn từ “vỉa hè” trên bục giảng. Theo ông, người thầy phải có tư cách như thế nào trước khi đứng giảng, sự việc của TS Dương có chấp nhận được không? Tôi nghĩ tuyệt đối không được dùng những từ ngữ thô tục. Trước đây tôi học thầy Hoàng Tụy, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thúc Hào…, các thầy giảng bài hấp dẫn đến mức chúng tôi phải nín thở mà nghe, nhưng không hề có một lời nói bậy nào cả. Ngoài ra, tôi cũng được nghe các nhà văn nhà thơ nói chuyện như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi… Họ cũng nói rất cuốn hút nhưng không có lời thô tục nào cả. Tôi có mời Hoàng Cầm đến nói chuyện với học sinh trường tôi về bài Bên kia sông Đuống, ông nói rất hay, rất thuyết phục nhưng không hề có một lời văng tục, vỉa hè nào cả. Nên tôi đồng ý với bạn là không được dùng lời nói thiếu văn hóa, vỉa hè trong giảng đường. Trường hợp Tiến sỹ Dương sau này đọc thêm thì tôi mới biết rằng đó không phải là học sinh mà là những nhà doanh nghiệp. Vì đối tượng người nghe khác lớn tuổi nên tôi cũng không biết đánh giá thế nào. Khi tôi nghe ví dụ: xây cái hồ tròn tròn để vợ chồng đuổi nhau, thì tôi cũng thấy rất buồn và rất lạ, không thấy ăn nhập gì. Tôi rất đồng ý với lời của GS Nguyễn Minh Thuyết là: Người thầy giáo thì dù ngoài vỉa hè cũng không được dùng những lời lẽ như thế.3. Ông là hiệu trưởng của một trường cấp 3, khi cán bộ, giáo viên của mình vi phạm ông xử lí thế nào? Như tôi đã nói ở trên Nếu là giáo viên vi phạm những quy định nào đó của nhà trường, nhẹ thì góp ý, còn quá nặng thì chấm dứt hợp đồng.4. Nguyễn Thành Trung là học viên cao học trường ĐHSP Hà nội xin hỏi PGS Văn Như Cương: Để giảng bài cuốn hút học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông thì phải giảng như thế nào? nếu chỉ dùng kiên thức chuyên môn của mình mà giảng thì liệu có cuốn hút học sinh không? Còn nếu lấy những ví dụ cụ thể , minh họa thì đôi khi mất thời gian và làm lệch hướng suy nghĩ của học sinh.
Trước hết một bài giảng tốt là bài giảng không sai lầm về kiến thức, không gò ép học sinh mà phải phát huy tính độc lập tự chủ của học sinh, phải sinh động và hấp dẫn học sinh. Truyền thụ kiến thức không phải chỉ nói y như trên sách vở mà phải có ví dụ sinh động, ngôn ngữ linh hoạt và trong sáng. Điều đó rất cần, không sợ mất thời gian. Nhưng phải có chừng mực hợp lý. Cái cuối cùng quan trọng nhất là đã đưa vào đầu học sinh được những cái gì. Thầy khuyến khích giáo viên trường mình nâng cao, sinh động bài giảng như thế nào trong khi có nhiều giáo viên giảng bài rất cứng nhắc? Trường chúng tôi học sinh có quyền góp ý với thấy giáo. Nên nếu thầy giảng bài quá khô khan, cứng nhắc thì học sinh phải ánh cho chúng tôi biết. Vì vậy các thày giáo luôn luôn tìm biện pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng của mình. Thông qua ý kiến của học sinh, tôi sẽ trực tiếp góp ý với thầy cô đó. 5. Thưa PGS Văn Như Cương, tôi lý giải hiện tượng học viên và nhiều người xem clip giảng của TS Dương và thích và cho rằng dạy học phải nên như thế giống như một bên đọc truyện võ hiệp với một bên đọc bí kíp võ công. Đọc truyện Kim Dung thấy học võ và trở thành cao thủ võ lâm không khó, vì Kim Dung đơn giản và hư cấu đến mức vô lý võ thuật, còn bí kíp võ công đòi hỏi khổ luyện. Ông có thấy thế không? Nếu không, theo ông đó là do đâu? (legiang198140@yahoo.com) Tôi tán thành ý kiến của bạn. Học là khổ luyện ngay từ khâu nghe giảng. Còn đi nghe thuyết trình cho vui thì lại là chuyện khác. Đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung mà không khổ công rèn luyện bí kíp võ công thì không thể nào thành cao thủ võ lâm được. Sự học khoa học, kĩ thuật, văn hóa cũng vậy thôi. Muốn thành tài thì phải khổ học. Trong buổi thuyết giảng vui vẻ như vừa rồi của TS Dương, nhiều học viên cho rằng rất thú vị, rất có ích lợi biết được nhiều kiến thức. Xin phép cho tôi nghi ngờ điều đó.6. Thưa Ông, Tôi xin có một câu hỏi như sau : "theo Ông, Ông có thừa nhận Ông Dương có tài hay không? Thế hệ học viên hiện nay cần gì và khác thời của Ông như thế nào?
Tôi lần đầu tiên biết đến TS Dương qua vụ việc vừa rồi, nên tôi không thể đánh giá về trình độ chuyên môn của ông Dương.  Thế hệ học viên thời nào cũng cần những điều giống nhau. Tức là học để tiếp thu kiến thức mà mình cần phải có để ra đời làm việc. Còn khác nhau có lẽ là thích nghiêm chỉnh hay thích vui đùa. Bởi vì qua phản ánh của học viên trong buổi học đó, thì nhiều người rất tán thành và ủng hộ. Cố nhiên mỗi người có một nhận xét khác nhau, không ai ép buộc ai cả. 7. Phạm Thị Hương - Yên Bái: Thưa Giáo sư Văn Như Cương! Giáo sư nói rằng nếu giáo viên trường GS mà văng tục thì GS đuổi thẳng. Thế nhưng tôi xin được hỏi, nếu giáo viên đó có chuyên môn cao, học sinh rất thích học giờ học của giáo viên đó và lượng học sinh giỏi hàng năm do giáo viên đó đào tạo rất đáng để các giáo viên khác học tập, vậy giáo sư sẽ xử lí thế nào? 
Tôi vẫn giữ nguyên ý kiến của tôi. Không thể lấy cớ thầy giáo có chuyên môn giỏi, học sinh thích học,giờ học của thầy mà cho phép thầy nói tục.  Cố nhiên, trước đó nên góp ý với thầy giáo để hạn chế càng nhiều càng tốt thói quen văng tục của mình trên giảng đường. 8. hungvxm@gmail.com: Kính gửi các vị khách mời. Tôi thấy hiện nay công tác tuyển dụng giảng viên ở các trường đại học nước ta có nhiều bất cập. Đó là việc lựa chọn những sinh viên có thành tích học tập tốt trong trường, cho học thạc sĩ, tiến sĩ trong hoặc ngoài nước rồi sau đó là đi giảng. 

Như vậy, một phần lớn những người thầy của chúng ta chỉ có đọc sách và đi giảng, cách giảng không hấp dẫn và không có các câu chuyện thực thế sinh động xen vào thì sinh viên buồn ngủ là đúng rồi. 

Theo tôi, nên thay đổi cách tuyển dụng giảng viên, thay vì tuyển sinh viên mới tốt nghiệp rồi cho đi đào tạo thì hãy để các tổ chức, các doanh nghiệp đào tạo họ bằng thực tế công việc tối thiểu là 5 năm. Như thế chúng ta sẽ có những giảng viên phù hợp hơn với môi trường giáo dục đại học.

Theo tôi muốn có các giảng viên ĐH thì cần phải giữ lại những sinh viên xuất sắc và bồi dưỡng thêm. Vấn đề là chương trình bồi dưỡng có phù hợp hay không?
Nói như bạn ai cũng phải qua sự đào tạo của các doanh nghiệp bằng công việc thực tế đến 5 năm thì không đúng, không áp dụng được với tất cả các ngành nghề.  Ví dụ như đào tạo một giảng viên ở trường sư phạm thì không thể giao cho doanh nghiệp được, mà phải có một chương trình học tập thích hợp kể cả chuyên môn, kể cả phương pháp giảng dạy, thực tế sư phạm và đạo đức nghề nghiệp.9. Đinh Công Tiến – Quảng Ngãi

Thưa thầy Cương, TS Dương nếu không nói tục như thế thì có giảng hay và cuốn hút được không? Nền giáo dục của chúng ta có thấy cần đổi mới phương pháp giảng dạy từ sau khi xuất hiện clip này hay không?
Tôi đã thấy rất nhiều người giảng dạy hay và cuốn hút mà không cần phải nói tục. Tôi sẽ phục tài ông Dương hơn nếu ông ta không dùng các từ ngữ tục tĩu mà vẫn thuyết phục, lôi cuốn được người nghe về mặt kiến thức. Nền giáo dục của ta cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy nhưng không phải từ sau khi xuất hiện Clip này. Lại càng không phải phương pháp giảng dạy mới cần nói tục thì mới thu hút được học sinh, sinh viên. 10. Trần Tuấn - Lào Cai

Theo giáo sư, một bài giảng hay, hiệu quả cần những yếu tố nào? Có khi nào GS nghĩ rằng, hiệu quả bài giảng, sự tiếp thu kiến thức của học sinh quan trong hơn là những từ đệm không mấy văn hóa của Thầy cô hay không?
Một bài giảng hay là mang lại những kiến thức mới mẻ đúng như mục đích của môn học đó, giờ giảng đó. Một bài giảng thất bại nếu đa số học sinh ngủ gật, hoặc làm chuyện riêng. Còn một bài giảng chỉ hay về mặt gây cười về mặt đùa vui để không ai buồn ngủ thì chưa hẳn là một bài giảng hay.  Việc cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh qua bài giảng là hết sức quan trọng. Nhưng giáo dục không chỉ có thế, ngoài dạy chữ còn phải dạy người.11. Đông Pha – Quảng Ninh

Thưa bác Văn Như Cương, bác có thể nói qua về những tiêu chuẩn cơ bản của người thày giáo khi đứng bục truyền đạt kiến thức cho học sinh mà Bộ Giáo Dục đã quy định?. Tại trường của bác, những quy định này có khác gì so với những nguyên tắc chung của ngành?
Theo tôi tiêu chuẩn cơ bản của người thầy giáo khi đứng trên bục giảng là: Kiến thức đúng đắn và phong phú, phương pháp giảng dạy tiên tiến, sinh động, tác phong mẫu mực, ngôn ngữ trong sáng… Tại trường của tôi cũng giống như những nguyên tắc chung của ngành thôi.12. Chu Thế Toàn – Đà Nẵng

Thưa PGS Văn Như Cương ông có thể cho biết đánh giá về hiện tượng số đông người chấp nhận việc sử dụng ngôn từ tục tĩu, chợ búa trong bài giảng, sự kiện đó nói lên điều gì ? Phải chăng sự gian dối đã quá nhiều, bây giờ mọi người thích ai đó nói sự thật, cho dù trần trụi, kể cả thô tục ?
Tôi ngạc nhiên về hiện tượng nhiều người lại ủng hộ việc giảng bài bằng những ngôn từ chợ búa, tục tĩu. Không nói trần trụi, kể cả thô tục đâu phải là gian dối.?13. Em mới tốt nghiệp ĐH được gần 1 năm và không phải khi ra trường mà ngay khi còn đang ngồi trên giảng đường, những kiến thức của hầu hết giảng viên giảng dạy em đều không lưu lại được lâu. Mặc dù học chuyên ngành nghiệp vụ nhưng những kiến thức lý luận khô khan lại rất nhiều và được chú trọng nhưng chất lượng bài giảng thì chỉ 1 số ít giảng viên có thể khơi dậy sự hứng thú với sinh viên. Dù đã có nhiều cải cách nhưng có vẻ nó vẫn chưa thực sự phù hợp và em có một cảm nhận là chất lượng học sinh bây giờ không còn như được như thế hệ trước. Mong các khách mời cho chúng em biết những kinh nghiệm. Trong việc đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục, việc cải tiến phương pháp dạy và học là một trong khâu quan trọng bậc nhất. Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Học để làm gì, học như thế nào là những câu hỏi luôn luôn phải đặt ra.  Chúng ta hi vọng rằng phương pháp giảng dạy mới, tiên tiến càng ngày càng được phổ cập rộng rãi ở nước ta. Khi đó chắc chắn sự tiếp thu của học sinh sinh viên sẽ dễ dàng hơn.  Tuy nhiên cũng phải nói rằng khoa học kĩ thuật căn bản là khô khan, chỉ có những người say mê nó thì mới tìm thấy hứng thú.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 12

Tiến sĩ Lê Đắc Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Đại Nam, nguyên TGĐ VPBank

Những kiến thức về kinh tế thường rất khô khan. Những bài giảng về lý luận kinh tế trong các trường ĐH hiện nay cũng rất lý thuyết mà thiếu đi rất nhiều những ví dụ thực tế. Theo TS, để sinh viên dễ tiếp thu các kiến thức kinh tế thì giảng viên nên có bài giảng thế nào mà không giáo điều?

Thực ra không có kiến thức khô khan chỉ cách giảng của người thày không có sức cuốn hút. Thực tế những môn khô khan nhất như toán học nhưng với những người dạy có phương pháp truyền thụ hấp dẫn thì SV vẫn say sưa nghe thậm chí còn thích thú hơn cả những môn nghệ thuật mà người truyền thụ không hấp dẫn.

Đối với những bài giảng về Kinh Tế trong các trường ĐH hiện nay, trên thực tế trước hết phải dạy cho SV về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, nếu người dạy chỉ triền miên nhồi vào đầu SV chỉ là lí thuyết trong sách vở mà không liên hệ được với thực tiến, hoặc các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống, thực tiến kinh doanh thì bài giảng đó nhanh chóng nhàm chán và dẫn đến hiện tượng SV vừa học vừa ngủ, nói chuyện riêng... Đó là tình trạng rất phổ biến hiện nay tại các trường đại học ở VN. 

Vì vậy các bài giảng của người thày như của Thầy Dương (lí thuyết gắn liền với thực tế) thì SV sẽ rất thích thú và tập trung nghe giảng và kết quả tiếp thu được rất nhanh, thấu đáo lí thuyết mà người thày muốn truyền thụ thụ. Nói 1 cách ngắn gọn đó chính là chất lượng giảng dạy. 

Tuy nhiên để giảng được như vậy, đòi hỏi người thày ngoài kiến thức chung về lí luận phải có kiến thức thực tế bằng cách cập nhật thông tin ngoài xã hội, biết phân tích chắt lọc và đầu tư nhiều thời gian và công sức cho bài giảng của mình.

Nhưng, bao nhiêu người thầy ở VN hiện nay có được cách giảng dạy như vậy? Tôi cho là không nhiều. 

Vì sao, vì, thứ nhất, thù lao cho bài giảng không đủ để tái tạo sức lao động của người thầy (bài giảng của thầy Dương, theo tôi, chắc chắn thù lao cao hơn nhiều mức thù lao chung trong các giờ học chính khóa của các trường đại học). Hai là, không có áp lực thay đổi cách dạy của người thày đặc biệt ở các trường công hiện nay. 
Dù đang bận công tác, nhưng vì độ nóng của vấn đề, TS Lê Đắc Sơn sẵn sàng trả lời giao lưu trực tuyến trên ô tô, trong khi nghỉ chân bên đường.
Dù đang bận công tác, nhưng vì độ nóng của vấn đề, TS Lê Đắc Sơn sẵn sàng trả lời giao lưu trực tuyến trên ô tô, trong khi nghỉ chân bên đường.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 14

Nhà văn Lê Thị Hiệu (Hieu Constant) dịch giả, làm việc tại Pháp

Về Việt Nam thăm gia đình và làm việc với một số nhà xuất bản và làm thêm một số dự án về sách.
Từ lâu, mình rất quan tâm đến các vấn đề trên báo chí, đặc biệt là nền giáo dục Việt Nam. Khi đọc báo biết có chương trình nên rất quan tâm nên muốn trao đổi về những suy nghĩ, đánh giá của mình.
1. Một độc giả tên Nguyễn Văn Bắc (Nam Định) đặt câu hỏi dành cho NV Lê Hiệu: Bà có nhận xét đánh giá gì về phương pháp giảng dạy ở trường đại học Việt Nam và Pháp? Nhà văn Lê Hiệu: Mình có may mắn được học ĐH ở Việt Nam và cả ĐH ở Pháp. Các buổi học ở ĐH Pháp vui nhộn hơn, Sinh viên có sự tự giác nhiều hơn, đa phần không điểm danh, những sinh viên tham gia rất say mê môn học. Sự say mê, phần nhiều nhờ vào cách truyền đạt của giáo viên. Giáo viên Pháp ít khi dùng giáo án, kiến thức đã có sẵn trong đầu. Họ rất bực mình khi đang trong giờ học mà có sinh viên nói chuyện, họ nói thẳng với sinh viên bằng những câu khủng khiếp. Và thường thì sinh viên ít tự ái vì điều đó. Thậm chí, họ chỉ thẳng vào một học sinh nào đó đang nói chuyện riêng và nói “anh câm miệng đi”, có khi còn ném phấn thẳng vào mặt người đó.2. Độc giả Ngọc Huyền (Vĩnh Phúc) gmail: ngochuyenvp@gmail.com gửi câu hỏi đến nhà văn Lê Thị Hiệu: Thưa bà, bên Pháp, các giảng viên thường có phương pháp nào độc đáo để thu hút các sinh viên vào bài giảng?Nhà văn Lê Hiệu: Các giảng viên bên Pháp họ có một trình độ uyên thâm, sâu rộng, họ không bám 100% vào giáo án, mà họ thường mở rộng đáp áp ra ngoài phạm vi học đường. Để thu hút sinh viên trong bài giảng chính là sự hiểu biết, kiến thức cuộc sống của họ. Ở Pháp, tôi còn còn nhớ mãi một hình ảnh một giảng viên vào lớp hai tay đút túi không hề cầm cặp sách hay giáo án nào. Tôi cũng mới chỉ được trong một trường ĐH tại Pháp, tuy nhiên tôi thấy giảng viên thường hỏi ý kiến của sinh viên trước, sau đó tổng hợp ý kiến, sau đó mới trình bày ý kiến của họ. Tiếp đó giảng viên tiếp tục hỏi những bạn sinh viên chưa trả lời so sánh cách hiểu của các bạn sinh viên vừa trả lời và cách hiểu của thầy. Cuối cùng kết thúc vấn đề bằng cách nhìn đúng nhất và cả lớp đồng ý. Ở Việt Nam, tôi cũng còn nhớ một số kỷ niệm của một vài giảng viên thường bắt sinh viên làm theo cách của họ còn bên Pháp giảng viên thường để sinh viên sáng tạo nhiều hơn, môi trường học của họ rất thoải mái, năng động. 3. Bạn đọc Trần Văn Thanh ở địa chỉ mail: thanhvan78@... đặt câu hỏi cho Nhà văn Lê Hiệu, bà có đánh giá gì về đoạn clip của TS Dương khiến dư luận bức xúc thời gian vừa qua?NV Lê Thị Hiệu: Tôi thấy hơi “sốc” khi thấy một số sinh viên bất bình, có lẽ vì ở Việt Nam quen với câu: “Tiên học lễ, hẫu học văn”, có thể những câu nói của TS Dương không hợp với học sinh phổ thông nhưng đối với những học viên là doanh nhân thì bình thường. Theo tôi điều quan trọng khi đến giảng đường đại học thì các bạn sinh viên đã biết phải học cái gì và muốn học cái gì. Bài giảng, bài học ở lớp thì nhiều nếu thầy cô làm thay đổi không khí cho sinh viên nhộn hơn, khiến sinh viên mới thu nhanh hơn thì rất hay, nhưng sinh viên nên chủ động trong việc tích lũy thông tin và nhất là tiếp thu có chọn lọc. Sự nói năng thoải mái của giảng viên ở nước ngoài cũng rất phổ biến, nhưng áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể, phù hợp. Ngôn ngữ được tạo ra để nói, cái hay là biết nói đúng lúc, đúng chỗ, thì tôi nghĩ như vậy. Tôi cũng thích một lần được dự một buổi học của TS Dương giảng.4. Một câu hỏi nữa dành cho Nhà Văn Lê Hiệu của bạn đọc Nguyễn Hương Giang (Cẩm Khê – Phú Thọ), bà có thể chia sẻ một vài phương pháp giảng dạy tại các trường ĐH mà bà đã từng được học và được coi là hấp dẫn ở Pháp để áp dụng tại các giảng đường tại Việt Nam không ạ?Nhà văn Lê Hiệu: Các GS nên để cho sinh viên tự giác được ý thức của mình, họ tự giác đến trường. Và điều đó theo tôi nghĩ thì các giảng viên nên cải tiến phương pháp truyền đạt. Hãy đừng để sinh viên cảm thấy bị phải đến trường hãy thổi vào họ niềm đam mê là được đến học cái buổi học đó. Hiện nay, rất nhiều SV Việt nam ra nước ngoài học và SV nước ngoài đến VN học tập và làm việc, các giảng viên cũng nên tham khảo nhiều hơn nữa phương pháp thú vị dạy học ở nước ngoài. Tôi không nghĩ phải áp dụng 100%, nhưng cũng cần hội nhập có chọn lọc.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 15

Tiến sĩ Kinh tế Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng


1. Thưa TS Đinh Thế Hiển, tôi thì không tường tận lắm về kinh tế nhưng tôi thích phong cách dí dỏm của TS Lê Thẩm Dương. Có người nói TS Dương “chém gió” nhiều chỗ không đúng, tào lao. Chắc hẳn ông đã xem qua các clip được báo chí đăng tải? Ông đánh giá thế nào về năng lực và kiến thức về kinh tế của TS Lê Thẩm Dương qua những gì các clip được phát tán trên mạng? (Trường Giang – Vĩnh Phúc)

TS Đinh Thế Hiển: Rất khó đánh giá năng lực của một chuyên gia thông qua bài giảng của họ. Thí dụ nhà vật lý nguyên tử lỗi lạc Bohr đoạt giải Nobel với lý thuyết mẩu nguyên tử Bo được các SV (trong đó sau này trở thành những nhà vật lý hàng đầu) nói rằng giảng rất dở; ngược lại có những người giảng rất hay, dễ hiểu nhưng không đạt được những công trình chuyên sâu. 

Vấn đề thứ 2 là môi trường giảng và mục tiêu giảng. Một người có kiến thức chuyên sâu nhưng nhiều khi vẫn dùng những từ ngủ bình dân, nội dung đơn giản để chuyển tải kiến thức cho người nghe, người học, thí dụ Giáo sư P.Krugman, giải Nobel kinh tế 2008 nổi tiếng với những bài viết dùng ngôn ngữ đơn giản trên tờ New York Times.
2. Thưa TS kinh tế Đinh Thế Hiển, giữa khái niệm kinh doanh, quản trị có cần thiết phải dùng những ngôn từ hình tượng nhạy cảm của cuộc sống vợ chồng để minh họa cho nội dung bài giảng không? Xin cảm ơn ông?. (độc giả Nguyễn Sơn, Hà Nội)TS Đinh Thế Hiển: Các lĩnh vực đều có những đặc điểm, hàm ý tương đồng nhau. Thí dụ giữa bóng đá và thơ văn, giữa chiến trường và thị trường. Như vậy giữa quản trị kinh doanh và đời sống riêng của vợ chồng cũng có những điểm tương đồng hiểu theo hàm ý. Một người giảng viên (khác giáo viên) khi giảng cho học viên (khác học sinh). Về lĩnh vực trong quản trị kinh doanh mà muốn học viên nắm bắt nhanh, đồng thời tạo nên sự sinh động thì thay vì cố gắng giảng những ý nghĩa quản trị kinh doanh với nhiều thuật ngữ chuyên môn, thì họ có thể sử dụng những lĩnh vực mà người học viên đã hiểu để giúp học viên có thể cảm nhận nhanh (trong trường hợp này TS Dương dùng lĩnh vực riêng tư vợ chồng). Điều này sẽ tạo cho “câu chuyện” giảng sinh động, dể hiểu. Vấn đề ở chỗ là sự nối kết có phản ánh được đặc điểm đó không, và các nói, cũng như ngữ cảnh nói có đạt được mục tiêu của bài giảng hay không. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hội nhập vào thế giới, chúng ta đang và sẽ gặp những vấn đề gây tranh cải như vấn đề này. Thí dụ nhận xét của ban giáo khảo Việt Nam với Ban giáo khảo Âu Mỹ (các chương trình thi âm nhạc)…. Nhóm người không đồng ý thì cho rằng cần phải giữ bản sắc văn hoá Việt, nhóm người ủng hộ thì cho rằng đây là sự giao thoa phát triển. Tóm lại theo tôi nghĩ rằng sẽ có ít Giảng viên có phong cách như TS Dương, nhưng ngược lại đó là một phong cách giảng tạo nên sự phong phú cho “nghệ thuật” giảng.3. Tôi xin gửi đến chương trình một câu hỏi. Tại sao một số giảng viên vẫn nhận thức được rằng những cái mình đang dạy không mang lại hiệu quả nhiều cho sinh viên, nhưng họ vẫn dạy, vẫn giữ nguyên giáo án và cách truyền đạt đấy ?Xin cảm ơn! (oeoe_swan91@yahoo.com)TS Đinh Thế Hiển: Vấn đề này cần nhiều mổ xẻ phân tích từ nhiều giá độ như khả năng tự học của SV, trình độ giảng viên, việc quản lý và yêu cầu của Bộ môn, Khoa, Trường và tính cạnh tranh về chất lương đào tạo….  Xét riêng về góc độ bản thân người giảng viên khi nhận thức chất lượt bài giảng mình chưa đạt nhưng vẫn không thay đổi có từ nhưng nguyên nhân sau đây : 1. Trình độ hạn chế, không có khả năng đổi mới bài giảng và khả năng truyền đạt thực tiển hơn, giá trị hơn. 2. Không muốn tốn sức thay đổi vì các đồng nghiệp cũng đang làm thế. 3. E ngại thay đổi sẽ bị phê phán là “cầm đèn chạy trước ôtô” 4. Và cuối cùng, quan trọng nhất là người đó chỉ là thợ giảng đang làm một công việc không yêu thích nhưng chưa có việc khác tốt hơn để chuyển nghề, do vậy không yêu mến sản phẩm của mình (bài giảng, lời giảng) và không quý mến đàn em – khách hàng của mình (sinh viên).  Trong quá trình phát triển chất lượng đại học theo các nước tiên tiến, tất yếu các giảng viên này sẽ dần dần bị đào thải.4. Tôi muốn hỏi Tiến sĩ đã xem clip giảng bài Kinh tế của Thầy Dương hay chưa? Và TS có nhận xét gì về chuyên môn nghiệp vụ của Thầy? Nếu là TS thì để giảng bài giảng đó TS sẽ làm gì để học viên hứng khởi lắng nghe và không thấy buồn ngủ như những bài giảng vốn có tại các giảng đường hiện nay? Tất nhiên là TS sẽ không kể chuyện phiếm, không liên hệ thực tế quá đà như Thầy Dương, và đặc biệt không chửi thề, văng tục. ( Bảo Anh - Điện Biên)
TS Đinh Thế Hiển:
 Tôi đã xem clip giảng thông qua một học viên của tôi gửi. Rất tiếc clip đó cắt quá nhiều đoạn (mà theo lời người đăng clip là bỏ những đoạn “sốc” nhất”) với một buổi giảng 3 tiếng. Xét riêng về đoạn tôi được xem trong ngữ cảnh giảng cho các Học viên là những người đã tốt nghiệp đại học, đang làm công tác quản lý thì cũng không phải là quá đáng, thậm chí tôi còn thấy đó là phong cách giảng sinh động mà tôi không đạt được; tất nhiên sẽ khá “sốc” với nhiều người.
Tất nhiên mỗi người đều có phong cách riêng trong việc cố gắng truyền kiến thức một cách sinh động đến Học viên. Bản thân tôi cũng rất hay dùng những câu chuyện đời thường mà học viên thường hiểu rõ để liên kết với nội dung bài giảng. Thí dụ giảng về quản trị rủi ro của doanh nghiệp khi đang ở trong “giai đoạn ăn nên làm ra”, tôi dùng câu chuyện giải mộng “bảy con bò mập – bảy con bò ốm” của Gio - Sép nói cho Hoàng đế Ai cập, sau đó tổ chức dự trữ trong thời kỳ trúng mùa. Hãy nói về phân tích cổ phiếu nhà đầu tư luôn tìm cách “bán giá ở đỉnh” với câu chuyện cổ tích ông ăn mày đã được bà tiên cho nắm tiền vàng đầy nón, vẫn muốn xin thêm 1 đồng, và chính đồng thêm đó làm nón thủng, rơi mất hết tiền…. và tôi cũng cảm thấy không có được phong cách nói chuyện dí dỏm “tục mà thanh” như TS Dương nên không thể dùng sở đoản để giảng bài, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải đổi phong cách giảng của TS Dương. 5. Xin chào TS, em là SV trường ĐH Ngoại thương. Sau khi xem bài giảng của TS Dương, em thấy hơi “shock” và không thấy có nội dung bài học, mà chỉ đơn thuần là “chém gió”. Em đã được học vài thầy cô trong trường và thấy rất cuốn hút. Theo thầy yếu tố nào để môn kinh tế hấp dẫn sinh viên hơn? Xét riêng về ngành kinh tế, bên cạnh 2 yếu tố trên thì để ngành này trở nên hấp dẩn thì SV cần nổ lực trong việc nắm bắt các nguyên lý của từng môn học và cách thức áp dụng vào thực tế ngay trong giai đoạn mình đang học, đang sống. Thí dụ một bản tin trên báo Tuổi trẻ thông tin về Hải Quan kiểm lô hàng nhập gổ quá lâu làm doanh nghiệp thiệt hại. Hay tin tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm nhất trong 4 năm nay trên bản tin thời sự VTV1 thì sẽ tác động thế nào tới hiệu quả nền kinh tế, tới tiến trình phát triển kinh tế VN 2012; thậm chí bản tin văn hoá “phim Thiên Mệnh Anh Hùng” có doanh thu cao hôm Tết sẽ mở ra triển vọng gì cho ngành kinh tế điện ảnh Việt sắp tới….  Một khi mình chủ động đặt câu hỏi, rồi dùng các kiến thức môn học đã học hoặc đang học để phân tích lý giải, trao đổi tranh luận với bạn bè, và hỏi thầy để hiểu thêm. Khi đó, bạn đang từng bước biến kiến thức khô cứng trong sách thành kiến thức sinh động và tình yêu kinh tế sẽ đến, “thật sinh động – thật logic trong sự chuyển động liên tục” chứ không phải là “khó hiểu, nói sao cũng được…”. Chúc bạn sẽ trở thành một kinh tế gia giỏi.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 16

Nghiên cứu sinh ngôn ngữ học Nguyễn Thế Dương, Đại học Queensland, Úc


1. Chào anh Thế Dương! Trước khi đi du học anh đã từng theo học trường ĐH nào ở Việt Nam? 

Xin chào các độc giả của báo giaoduc.net.vn. Tôi hiện là NCS ngành ngôn ngữ học của Đại học Queensland (Úc). Trước kia, tôi đã từng theo học tại Khoa Ngôn ngữ học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 

2. Anh thấy cách thức dạy và học của giáo viên, sinh viên bên Úc khác gì so với Việt Nam? 

Một điểm nổi bật trong việc dạy và học ở Úc là tính tương tác cao giữa giảng viên và sinh viên trong một lớp học. Sinh viên phải đọc sẵn bài ở nhà và khi đến lớp, họ cùng tương tác với giảng viên. 

Giảng viên là người điều hành, hướng dẫn các cuộc trao đổi trong lớp thông qua một hệ thống các phương tiện giảng dạy hiện đại. Bài giảng trở thành một cuộc trao đổi. Từ đó, việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thực hành của sinh viên là rất tốt. Tôi thấy ngay bản thân giảng viên cũng học hỏi được nhiều từ những cuộc trao đổi đó với sinh viên của mình. Nói cách khác, tính dân chủ trong lớp học luôn được đề cao. 

Ở Việt Nam, tính tương tác trong quá trình giảng dạy đã được đặt ra, nhưng trên thực tế vẫn chưa cao lắm. Do đó, các bài giảng của giảng viên không tạo ra được sự tương tác mạnh với sinh viên, vẫn thiên về việc truyền thụ kiến thức một chiều từ giảng viên đến sinh viên. Ngoài ra, việc ứng dụng những phương tiện nghe nhìn vào quá trình giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế. 

3. Anh Dương đã từng được học một thầy cô giáo nào ở Việt Nam giảng cuốn hút như TS Lê Thẩm Dương mà không văng tục chưa?

Tôi có may mắn được học rất nhiều thầy cô có cách dạy rất lôi cuốn, truyền thụ tốt. Tôi vẫn còn rất nhớ hình ảnh và phong cách giảng bài của cô giáo chủ nhiệm cấp 3 của tôi, cô Đỗ Lan Phương. Lên đến đại học, tôi cũng thật may mắn vì được học nhiều các thầy cô với lối giảng bài lôi cuốn bằng nền tảng kiến thức vững chắc như thầy Đinh Văn Đức, thầy Đoàn Thiện Thuật, thầy Nguyễn Minh Thuyết, thầy Trần Trí Dõi, thầy Vũ Đức Nghiệu, thầy Nguyễn Văn Hiệp hay cô Vũ Thị Thanh Hương v.v… Cho đến giờ, tôi vẫn giữ nguyên những ấn tượng đẹp của mình với các thầy cô, với những phong thái rất riêng biệt. 

Một điều nữa, tôi thấy rất kính trọng các thầy cô giáo của tôi là họ luôn mực thước trong cách giảng bài của mình. Lớp học vẫn sôi nổi và vui vẻ bằng những câu chuyện ngoài lề gắn liền với bài học, nhưng mỗi lời nói của các thầy cô của tôi đều đúng chừng mực, thể hiện rõ nhân cách của người thầy đứng trên bục giảng và sự tôn trọng đối với sinh viên của mình. Do đó, hoàn toàn không có chuyện văng tục trên các giảng đường nơi tôi theo học.

4. Có người nói rằng thầy Tây nhiều khi còn tự do nói tục hơn và nước ngoài tôn trọng điều đó như tính cách của mỗi người? Điều này có đúng với nơi anh đang du học bên Úc không?

Tôi chưa từng có được trải nghiệm về việc tự do nói tục của các giảng viên nơi tôi đang theo học. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một điều rất rõ rằng họ cũng rất mẫu mực khi họ đứng trên giảng đường. Ngôn ngữ mà họ truyền đạt khi đứng lớp hay gặp gỡ với sinh viên thường là thứ ngôn ngữ chuẩn mực và khúc chiết. Đôi chỗ họ cũng có dùng tiếng lóng, nhưng chưa bao giờ có chuyện văng tục hay đệm những từ tục. Tôi cho rằng bài giảng của họ vẫn hấp dẫn được sinh viên vì phương pháp họ truyền đạt nói chung là rất sáng tạo, mỗi giảng viên có những cách thức riêng để thu hút của sinh viên. 

Tất nhiên, giảng viên ở Úc cũng có những sự khác biệt so với Việt Nam trong cách tiếp cận với sinh viên trong lớp. Chẳng hạn, họ có thể ngồi trên mặt bàn, ngồi ngay cạnh sinh viên trong lúc giảng bài và mọi người đều coi đó là chuyện bình thường. Nhưng trên giảng đường, tuyệt nhiên không có chỗ cho việc văng tục. Nó chỉ diễn ra trong những cuộc nói chuyện phiếm của các nhóm sinh viên với nhau, nơi mọi người có một vị thế ngang bằng nhau và một mối quan hệ khá gần gũi. 

5. Nếu phải nhận xét rất ngắn về chất lượng bài giảng và giờ dạy, chất lượng giáo viên nói chung ở Việt nam – nơi anh đã học, anh sẽ nói gì?

Để đưa ra một nhận xét khái quát chung thì quả là một câu hỏi khó. Nhưng tôi mong muốn một điều là các nhà trường của ta cần tăng cường hơn việc dạy các kĩ năng thực hành thay vì thiên về truyền thụ kiến thức. Kiến thức nhìn chung nên giảm tải. Một điểm nữa là việc nâng cao tính chủ động và sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập. 

6. Thưa anh Dương, đánh giá gì về cách giảng dạy của TS Lê Thẩm Dương? 

Tôi nghĩ mỗi giảng viên cần tìm tòi cách thức truyền đạt thật tốt để đem lại sự lôi cuốn trong bài giảng của mình. Điều này rất quan trọng đối với một giảng viên. Ở góc độ đó, tôi thấy bài giảng của TS Dương đã làm được. Ngay cả những cuộc thăm dò trên mạng cũng cho thấy phần đông các bạn không thấy phản cảm với cách dạy đó. 

Tuy nhiên, cũng cần phải nó rõ một điều rằng giảng đường là một nơi thiêng liêng, người thầy cũng phải luôn là một tấm gương. Mãi mãi là vậy. 

Tôi cho rằng không phải cứ nói một thứ ngôn ngữ bỗ bã, nói nhiều chuyện riêng tư mới làm cho bài giảng hấp dẫn. Cái thứ ngôn ngữ ấy, nó xa lạ với giảng đường nên khi có người đưa nó vào giảng đường, thì nó trở nên một cái gì đó mới mới, lạ lạ, hấp dẫn. Chỉ dừng ở mức thế thôi. Sẽ có những bạn sinh viên rất phản cảm với lối giảng bài này. 

Có rất nhiều cách thức khác nhau để sinh viên vẫn cảm thấy thoái mái mà hiệu quả tiếp thu bài vẫn cao. Vấn đề là người thầy, với kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh và nhất là tư cách của mình, sẽ vận dụng nó vào trong bài giảng của mình như thế nào.

7. Thưa anh, nếu anh là học viên, chỉ được chọn 1 trong 2 phương án: Chọn thầy giảng hay nhưng tương đối "thoải mái" về ngôn từ hay chọn thầy nghiêm ngắn nhưng giảng buồn ngủ?

Đương nhiên tôi sẽ muốn được một người “thoải mái” đứng lớp. Nhưng tôi tin là dù có thoải mái đến đâu thì cũng có những giới hạn của nó. Chính các thầy cô giáo là những người hiểu rõ hơn ai hết về những chừng mực này.


 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 17

 Thân Ngọc Thùy Vân - 24 tuổi, sinh viên cao học ngành E-marketing and Social Media trường Midlesex - London (7h00 sáng)

1. Chào chị Thân Ngọc Thùy Vân, tôi thừa nhận là cách trình bày của TS Dương hấp dẫn nhưng theo chị trong xu hướng hội nhập thì kiến thức giảng Mini MBA cho người đang đi làm (có nghĩa là qua chương trình CĐ và ĐH) có phù hợp chưa? Những ví dụ như thế có chuẩn không? (phamphuphusa@yahoo.com)

Thân Thùy Vân: Về vấn đề xoay quanh cách dạy của TS. Lê Thẩm Dương, đa số các bạn nhận xét là hấp dẫn, nhưng theo tôi được biết, việc dùng những từ ngữ mang tính nhạy cảm lên bục giảng là không chấp nhận và không bao giờ xảy ra ở nơi tôi đang học, huống chi là ở Việt Nam. 

Bên cạnh đó, cũng không thể nói vì lý thuyết khô khan nên cần phải "sáng tạo" ra những tình huống và từ ngữ không đẹp để học viên dễ hiểu. 

Trên thực tế, lý thuyết bao giờ cũng khô khan. Và một người giảng viên được coi là thành công ở một buổi giảng là làm sao để truyền tải được hết nội dung của lý thuyết dễ hiểu và cô đọng qua những dẫn chứng hết sức cụ thể và liên quan đến bài giảng. Thầy giáo dùng những từ ngữ nhạy cảm và văng tục trên bục giảng. Đó là điều đó là cần phải tránh.

2. Cũng xin được hỏi chị Thân Thùy Vân. Trong môi trường ĐH bên Anh Quốc có khi nào chị thấy trường hợp thầy cô, hay học sinh văng tục hay chưa? Có xảy ra việc bạo lực học đường giữa thầy cô và học trò hay không? (Nguyễn Ngọc Huyền Trâm, lớp 12 trường THPT Kim Liên)

Thân Thùy Vân: Tình trạng sinh viên văng tục ở các trường ĐH là rất ít,và đặc biệt là các giáo sư, giảng viên thì chị chưa bao giờ gặp phải. Điều này càng thể hịện rõ ở các cá nhân có trình độ học vấn cao vì họ ý thức được những gì mình đang nói và làm sẽ ảnh huởng lên những gì người khác nhìn nhận họ.

Bạo lực học đường giữa thầy và trò là hoàn toàn không xảy ra ở Anh Quốc. Họ sẽ bị bắt và buộc phải ra tòa khi xảy ra sự việc trên.

3. Em cũng xin hỏi chị Thân Thùy Vân. Trong lớp chị đã từng học có khi nào học sinh ngủ gật, hay không nghe giảng của thầy cô? (Nguyễn Chi Tường Vy, lớp 9 trường THCS Khương Đình)

Thân Thùy Vân: Tình trạng học sinh, sinh viên ngủ gật trong lớp là điều bình thường đối với học sinh. Tuy nhiên, hành động đó được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: mệt, cộng thêm bài giảng nhàm chán chỉ tòan lý thuyết suông. Hoặc do giáo viên không đủ sức lôi cuốn học sinh. Có những bạn ngồi ngay đầu bàn, nơi giáo viên dễ phát hiện nhưng vẫn ngủ gật do lý do trên.

Bải giảng càng nhàm chán bao nhiêu thì tỉ lệ học sinh,sinh viên lơ là cao bấy nhiêu.Chị nghĩ đây là biểu hiện tâm lý của các bạn, không riêng gì ở Việt Nam, Anh Quốc mà các nước khác cũng như vậy.


 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 18

Vũ Kim Ngân - Giảng viên ĐH Ngoại thương Hà Nội, Thạc sĩ Luật tại Thụy Sĩ (8h00 sáng)

1. Xin được hỏi chị Vũ Kim Ngân. Chị đã du học tại phương Tây nhiều năm, đã tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất. Với cương vị là học viên cao học, chị nghĩ ở Việt Nam các giảng viên cần học gì ở nơi mà chị theo học? (Đinh Văn Nhân – Bắc Giang)

Thạc sỹ Vũ Kim Ngân: Theo tôi nghĩ, ở phương Tây hay ở Việt Nam, lớp học nào cũng giống nhau là đều tồn tại mối quan hệ giữa thầy và trò, và đều có một nguyên tắc chung để lớp học hiệu quả là người thầy phải biết khơi dậy tinh thần ham học hỏi của trò. 

Các giảng viên ở lớp thạc sỹ mà tôi đã theo học họ thiết kế bài giảng mang tính chủ động rất cao dành cho người học, có nhiều ví dụ, minh họa sinh động. Đặc biệt, họ rất thân thiện và sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của sinh viên kể cả trong và sau buổi học hay qua email cá nhân. 

Hiện nay, tôi nhận thấy giảng viên Việt Nam đã từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, làm phong phú bài giảng để tạo hứng thú cho sinh viên. Có lẽ, theo ý kiến cá nhân tôi, giảng viên nên thân thiện hơn với sinh viên và tích cực giúp đỡ sinh viên về các vấn đề có liên quan đến bài giảng hay chuyên môn giảng dạy của mình. 

Tuy vậy, tôi cũng cho rằng không chỉ giảng viên mà cả sinh viên Việt Nam cũng cần học tập sinh viên quốc tế ở tinh thần, thái độ tự giác học tập, chuẩn bị kỹ bài để có thể phát biểu ý kiến hay tranh luận với giảng viên. Có như vậy, sự kết hợp giữa thầy và trò mới đạt hiệu quả cao.

2. Tôi được biết, ở phương tây phương pháp giảng bài rất linh động, sinh viên và giảng viên trao đổi qua lại thoải mái, thậm chí sinh viên đi học còn ăn mặc thoải mái. Nhưng mô hình đó sẽ khó áp dụng ở Việt Nam vì hai quy trình khác hẳn nhau. Vậy, với sự việc của TS Lê Thẩm Dương (giảng bài dùng ngôn từ “vỉa hè” cho SV dễ hiểu) có được coi là một phương pháp tích cực? Chị thấy ấn tượng gì ở phương pháp đó? ( Thu Hiền – Ninh Bình)

Thạc sỹ Vũ Kim Ngân: Tôi xin lấy thực tiễn từ lớp cao học Luật mà tôi đã theo học để làm ví dụ. Quả thật sinh viên rất tích cực trao đổi với giảng viên về tất cả các vấn đề liên quan đến bài giảng, và cũng đúng như bạn nói, sinh viên ‘ăn mặc’ thoải mái hơn ở Việt Nam.

Tuy vậy tôi không hiểu sao bạn lại nói là khó áp dụng vào Việt Nam. Thực tế là trường Đại học Ngoại Thương nơi tôi đang giảng dạy đã và đang áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới, nhập khẩu nhiều chương trình học của nước ngoài. 

Với tôn chí lấy người học làm trung tâm, sinh viên và giảng viên được tạo điều kiện để tranh luận về bài giảng rất sôi nổi. Tuy vậy, về chuyện ‘ăn mặc’, trường Đại học Ngoại Thương đã ban hành và vẫn duy trì “Quy chế về trang phục dành cho giảng viên và sinh viên” của riêng trường. 

Nói như vậy để thấy, cách nói năng, ăn mặc chính là văn hóa ứng xử, là văn hóa. Vì văn hóa của chúng ta khác với họ, nên cho dù có áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại thì cũng cần xem xét đến thực tiễn ở Việt Nam để đạt được hiệu quả tích cực và tối ưu.

Ngay từ khi bắt đầu đi học, giáo viên đã căn dặn học sinh “Tiên học lễ, hậu học văn”. Với việc giảng bài dùng ngôn ngữ “vỉa hè” như vậy không thể coi là tích cực nếu không muốn nỏi là phản cảm.

Bản thân tôi không muốn và không thể nghe hết bài giảng của TS Dương (các clip mà Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng) và tôi nghĩ cũng có rất nhiều sinh viên không muốn nghe thầy “văng tục” như vậy. Theo tôi, thầy giáo làm như vậy là không tôn trọng sinh viên. Tôi không tiếp thu được gì và không thấy ấn tượng gì ở bài giảng đó.

3. Thưa Thạc sỹ Vũ Kim Ngân, bà nghĩ sao về nội dung môn Quản trị ứng dụng mà lại trình bày như thế? Những vấn đề liên quan đến quản trị và ví dụ minh họa liệu có đúng với kiến thức chung trong lĩnh vực này hiện nay? Ban đầu TS. Dương có nói sẽ nói chuyện hơn một giờ sau đó cho sinh viên trao đổi, nhưng ông đã không thực hiện được và kết quả là không có thảo luận. Liệu đó có phải là do ông ta không chuẩn bị bài và không làm chủ được bài giảng nên mới bị "cháy giáo án"? (phamphuphusa@yahoo.com)

Thạc sỹ Vũ Kim Ngân: Tôi là giảng viên môn Luật nên xin phép không có ý kiến về mặt chuyên môn đối với môn Quản trị ứng dụng. Hơn nữa, tôi không nghe hết bài giảng của TS Dương. Theo tôi nghĩ, có thể vì TS Dương muốn chú trọng đến tính “ứng dụng” của môn học nên sử dụng các ví dụ minh họa như vậy. 

Thông thường, giảng viên sẽ dành một khoảng thời gian nhất định cho phần Hỏi và Đáp với sinh viên, nhưng đôi khi giảng viên quá say sưa giảng và có nhiều ví dụ thực tiễn muốn truyền tải cho sinh viên nên xảy ra trường hợp “cháy giáo án”. 

Tôi xin không bình luận về việc TS Dương có chuẩn bị bài giảng kỹ lưỡng hay không nhưng tôi đồng ý là TS đã không làm chủ được bài giảng, trong quá trình giảng dạy chưa tính đến yếu tố thời gian để cân đối giữa các phần của bài giảng. 

4. Chào cô Vũ Kim Ngân, cô có những biện pháp nào để tăng cường tính sinh động, hấp dẫn của bài giảng? (Đào Gia Bảo, lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn)

Thạc sỹ Vũ Kim Ngân: Như đã nói, trong một lớp học không chỉ có thầy mà tồn tại mối quan hệ giữa thầy và trò. Muốn cho bài giảng thêm hấp dẫn, sinh động và mang tính thực tiễn cao, cái khó và cũng chính là sự khéo léo của giảng viên là làm sao để khơi dậy niềm đam mê học tập của sinh viên. 

Từ lúc chuẩn bị bài giảng đến khi giảng bài trên lớp, tôi luôn chú trọng mục tiêu lấy sinh viên làm trung tâm và thiết kế bài giảng để tạo điều kiện tối đa cho sinh viên được hỏi, trả lời và tranh luận với giảng viên. Hiện tôi là giảng viên môn Luật tại trường Đại học Ngoại Thương, một môn học mà theo nhiều sinh viên (khi chưa học) là khô khan và phải học thuộc rất nhiều. 

Tôi cũng là sinh viên cách đây chưa lâu lắm nên có thể hiểu được tâm lý này và đã cố gắng thay đổi nó bằng cách sử dụng những hình ảnh, ví dụ minh họa và đặc biệt là các vụ tranh chấp có liên quan đã thực tế xảy ra. Sinh viên sẽ được nghiên cứu, tranh luận với giảng viên để từ đó rút ra những vấn đề cốt lõi của các điều luật và việc giải thích, áp dụng chúng trong thực tế. 

Ngoài ra, tôi khuyến khích sinh viên tự làm thuyết trình, báo cáo theo các chuyên đề liên quan đến nội dung học để tăng tính sáng tạo của người học và góp phần làm cho bài giảng thêm hấp dẫn.

5. Trong các bài giảng của cô có khi nào học sinh ngủ gật hay phản đối cách giảng bài của cô? (Trần Thanh Nghĩa, lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng)

Thạc sỹ Vũ Kim Ngân: Trong quá trình giảng dạy, tôi rất chú ý thu nạp thông tin về phản ứng của sinh viên đối với bài giảng của mình và cũng đã thực hiện phát phiếu thăm dò ý kiến sinh viên. Kết quả là phần đông sinh viên ủng hộ và nhận xét tích cực về phương pháp giảng dạy của tôi, nhưng vẫn có sinh viên cho rằng bài giảng chưa thực sự hấp dẫn, giảng viên hơi cứng nhắc. 

Với tư cách là một giảng viên còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, tôi luôn có ý thức trau dồi thêm, học hỏi kinh nghiệm từ các giảng viên đi trước và có tham khảo ý kiến của sinh viên để ngày cảng hoàn thiện bài giảng cũng như phương pháp giảng dạy của mình.

 Trực tuyến toàn cầu: Phải đổi mới, nhưng đừng quên văn hóa ảnh 19

Võ Xuân Hoài - Thạc sĩ Xây dựng ĐH Sư phạm Cachan (Ecole Normale Superieur de Cachan), Thạc sĩ Kinh tế - Tài chính ĐH Paris 1 - Tổng thư ký Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp (8h00 sáng)

1. Thưa anh Võ Xuân Hoài, anh có so sánh và nhận định như thế nào về cách giảng dạy giữa giảng viên ở trường ĐH anh đã theo học, bảo vệ Luận án Thạc sỹ với giáng viên ĐH ở Việt Nam? (Hoài Thu – Nam Định)

Thạc sỹ Võ Xuân Hoài: Về vấn đề so sánh tôi xin phép không đưa ra ở đây. Tôi xin đưa ra những ví dụ cụ thể sau về cách dạy học của các giảng viên tại các trường tôi đã theo học ở Pháp. 

Không khí giảng dạy ở đây thoải mái hơn ở Việt Nam. Hầu như ở đâu, những giờ học sôi nổi, những cuộc tranh luận chuyên môn giữa giáo sư và sinh viên là điều thường thấy. Thoải mái, tự do và vui nhộn như thế, nhưng nhìn vào chương trình học, những yêu cầu với sinh viên và những bài tập phải làm thì... hoàn toàn là khác biệt.

Rất nhiều các đầu sách, báo, tạp chí chuyên ngành phải đọc trước khi lên lớp. Ít nhất có một bài viết để kiểm tra kiến thức đã học phải nộp, chưa kể phải tham gia nhiệt tình trong lớp học suốt cả học kỳ, vì tới 40% điểm số được quyết định bởi việc đến lớp và "nói chuyện" trong lớp.

Những thông tin chi tiết về môn học như thế đã được cập nhật trên mạng của trường trước khi khóa học bắt đầu khá lâu, sinh viên có đủ thời gian quyết định có muốn theo tiếp khóa học hay không? Giảng viên luôn có rất nhiều hướng dẫn và hỗ trợ cho sinh viên thay vì chỉ giảng bài đơn thuần.

Khuyến khích sinh viên trao đổi và sẵn sàng lắng nghe hồi đáp của học sinh. Lấy người học làm trung tâm và khuyến khích sự sáng tạo và chủ động từ người học.

Cái được lớn nhất của tôi khi học ở đây là biết cách nghiên cứu và tự học, biết nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh. Cách dạy và học của họ rất mở không cấm Sinh viên mang theo các công cụ hỗ trợ để ghi chép máy tính được sử dụng tối đa.

Cách quản lý là theo luật giáo dục và quy định của nhà trường không áp dụng tình cảm, quen biết. Với sinh viên cần suy nghĩ độc lập, phải nhanh nhẹn và sáng tạo, tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp.
 

2. Những thông tin chi tiết về môn học như thế đã được cập nhật trên mạng của trường trước khi khóa học bắt đầu khá lâu, sinh viên có đủ thời gian quyết định có muốn theo tiếp khóa học hay không? 

Thạc sỹ Võ Xuân Hoài: Giảng viên luôn có rất nhiều hướng dẫn và hỗ trợ cho sinh viên thay vì chỉ giảng bài đơn thuần. Khuyến khích sinh viên trao đổi và sẵn sàng lắng nghe hồi đáp của học sinh. Lấy người học làm trung tâm và khuyến khích sự sáng tạo và chủ động từ người học. 

Cái được lớn nhất của tôi khi học ở đây là biết cách nghiên cứu và tự học, biết nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh. Cách dạy và học của họ rất mở không cấm Sinh viên mang theo các công cụ hỗ trợ để ghi chép máy tính được sử dụng tối đa. Cách quản lý là theo luật giáo dục và quy định của nhà trường không áp dụng tình cảm, quen biết. Với sinh viên cần suy nghĩ độc lập, phải nhanh nhẹn và sáng tạo, tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp.

3. Được biết anh đã từng tốt nghiệp ĐH GTVT ở Việt Nam rồi được nhận vào học khóa Thạc sỹ xây dựng tại Đại học Sư phạm Cachan (École Normale Supérieure de Cachan). Như vây, anh được thừa hưởng cả 2 nền giáo dục. Để so sánh giáo dục ở xứ ta và xứ Tây sẽ là rất khập khiêng, nhưng nếu để chỉ ra điểm mà ta cần học tập ở xứ bạn thì anh có thể chỉ ra mấy điểm? Cụ thể?

Thạc sỹ Võ Xuân Hoài: Tôi rất may mắn được học ở cả hai nền giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam đã cho tôi cơ hội để đến Pháp học cao hơn nữa. Trong thời gian học ở nước ngoài mặc dù khá vất vả nhưng nhờ có nền kiến thức cơ bản từ giáo dục trong nước nên tôi và các bạn du học sinh Việt Nam đã vượt qua các kỳ thi khó khăn và tốt nghiệp ra trường đúng thời điểm quy định.

Tuy nhiên, so với giáo dục Pháp và các nước phương Tây, chúng ta cần phải có sự giao lưu, trao đổi và học hỏi thêm tư cách dạy của giảng viên đến cách học của sinh viên.

Theo tôi, hiện nay khoảng cách giữa người học và sinh viên ở Việt Nam là khá lớn. Nó chưa tạo được nhiều động lực cho sinh viên chủ động xây dựng và góp ý cho bài giảng. Bài giảng còn nặng nhiều về lý thuyết, thiếu về thực tế và các phòng thí nghiệm cho sinh viên…

Vì xã hội còn nặng về bằng cấp nên nhiều nơi tâm lý người học cũng chỉ học để lấy bằng nên việc chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp chưa nhiều. 

Đặc biệt, nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa gần với nhu cầu của xã hội và các doanh nghiệp nên người học cũng có những tác động về tâm lý nhất định.

Đa phần giảng viên chưa được tiếp xúc với thực tế nhiều mà ra trường đi dạy luôn và gần như không có thời gian để nghiên cứu và mở rộng kiến thức nên dễ gây nhàm chán cho người học.

Tôi nghĩ, giáo dục mình nên dành thời gian cho các giảng viên đặc biệt là giáo viên trẻ để nâng cao tay nghề và nghiên cứu chuyên môn hơn là để các giảng viên chạy show trên lớp.

Để làm được điều đó, chúng ta cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ các đơn vị chủ quản cũng như sự chủ động của cả người học và người dạy.

4. Tôi đã được nghe, xem qua clip của TS Lê Thẩm Dương, trong giờ giảng của vị TS này có những câu, ngôn ngữ quá thô tục, tôi thấy những câu, ngôn ngữ đó nó không được phù hợp với nền giáo dục , phong tục giáo dục Việt Nam. Vậy xin hỏi ông nếu cách giảng dạy này được áp dụng ở Pháp thì có phù hợp không? (Minh Thành – Nghệ An)

Thạc sỹ Võ Xuân Hoài: Về câu nói và ngôn từ thô tục hầu như không xuất hiện từ người thầy ở Pháp, mặc dù Pháp là một quốc gia khá tự do. Họ có thể bị kiện hoặc đưa ra tòa vì thiếu tôn trọng người khác. Và chắc chắn, nó sẽ không phù hợp với nền giáo dục Pháp. 

Với tôi, tôi cũng không muốn ngồi nghe giảng của 1 người thầy dùng từ quá mạnh hoặc thô tục.

5. Sau khi xem xong clip giảng môn Kinh tế của TS. Lê Thẩm Dương có rất nhiều bạn đọc đồng tình ủng hộ cách giảng của TS Dương. Theo anh cách giảng của TS Dương có thật sự lôi cuốn các học viên không? và cách giảng dạy ở bên Pháp một nước có nền giáo dục rất phát triển thì cách giảng cuốn hút học viên có như vậy không?

Thạc sỹ Võ Xuân Hoài: Sau khi tôi được xem qua đoạn clip này, tôi thấy cách giảng của thầy Dương trong giảng đường như thế này là chưa hợp lý, không nên đưa vào hệ thống giáo dục mà nếu có chỉ để nói chuyện ngoài với các bạn cho vui lúc giải lao.

Nó sẽ có tác dụng giải stress, giúp người học không quá căng cứng với những bài giảng vốn dĩ quá lý thuyết ở Việt Nam. Với phương pháp giảng này ( tạo hưng phấn, giảm stress cho người học ) nó sẽ lôi cuốn được học viên khi người thầy phải thực sự rất tinh tế, nói mạnh mà không mạnh, ngôn từ nhẹ nhàng mà vui vẻ, người học dễ nhận ra vấn đề.

Với tôi, cách giảng của thầy Dương chưa phải là cách giảng hay và cuốn hút.

Ở Pháp, nơi mà khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên là rất gần, đôi lúc các giảng viên cũng có nói đùa và thậm chí đấy là những ngôn từ mạnh nhưng đều xuất phát ngoài giờ học, lúc giảng viên và sinh viên là những người bạn trao đổi ngoài lề mang tính chất cho vui và giải trí...

Còn cách giảng để cuốn hút học viên hoàn toàn không như vậy, với họ cách để cuốn hút người học là cho người học biết họ đang học cái gì, để làm gì, cơ hội phát triển và ứng dụng ra sao, nên đọc và nghiên cứu như thế nào, từ đó người học sẽ biết được mình có hợp và có theo tiếp môn học đó không?

6. Gửi các khách mời:Thưa các vị khách mời trong clip giảng văng tục của TS Lê Thẩm Dương có một đoạn TS Dương đòi sáng ngang với các nhà khoa học như: ANHXTANH; NIUTONS ...và cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách so sánh như vậy thì có quá thái quá không? Và nếu có thì biện pháp xử lí như thế nào cho thỏa đáng?

Thạc sỹ Võ Xuân Hoài: Theo tôi việc thầy Dương có so sánh mình với các nhà khoa học và các vị lãnh tụ lớn có thể mang tính chất vui đùa cao hơn là khẳng định mình nên tôi nghĩ cũng không cần quá xem xét và đi sâu vấn đề quá.

Tuy nhiên, trong trường hợp những người có học được đào tạo tốt mà luôn vỗ ngực xưng tên ta đây là giỏi và so với người này người nọ thì tôi nghĩ họ chưa phải là giỏi, và sẽ khó được mọi người ghi nhận cũng như tôn trọng. Và việc xử lý thì tôi nghĩ không cần vì hoàn toàn không phải trách nhiệm của chúng ta mà chính là trách nhiệm của người nói, họ luôn biết được sau lời nói của họ được và mất gì.
Bấm F5 để tiếp tục cập nhật...
Tại sao độc giả lại cho việc thầy giáo văng tục trên bục giảng lại là chuyện bình thường? Phải chăng độc giả cũng như đại đa số học sinh hiện nay đã lựa chọn "cái xấu" - bài giảng có văng tục nhưng hấp dẫn của TS Dương và "cái xấu hơn" - bài giảng nghiêm túc nhưng đơn điệu, buồn ngủ, một chiều của đa số giáo viên hiện nay?
Tại sao độc giả lại cho việc thầy giáo văng tục trên bục giảng lại là chuyện bình thường?

Phải chăng độc giả cũng như đại đa số học sinh hiện nay đã lựa chọn "cái xấu" - bài giảng có văng tục nhưng hấp dẫn của TS Dương và "cái xấu hơn" - bài giảng nghiêm túc nhưng đơn điệu, buồn ngủ, một chiều của đa số giáo viên hiện nay?
Sự việc bài giảng có văng tục của TS Lê Thẩm Dương Trưởng khoa Quản trị Kinh Doanh, ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh gây xôn xao dư luận những ngày qua, đã đặt ra một vấn đề lớn cho ngành giáo dục: Đó là yêu cầu cấp bách đổi mới việc dạy và học.  Việc một tiến sĩ văng tục trong bài giảng, được rất nhiều nhà giáo và độc giả có uy tín khẳng định là trái với tinh thần mô phạm và tác phong của một người đứng trên bục giảng. Nhưng rất bất ngờ là tuyệt đại bộ phận ý kiến độc giả mạng và học viên lại cho rằng họ rất hứng thú với bài giảng hấp dẫn, thực tế, sinh động của vị TS này và coi chuyện văng tục trong bài giảng là bình thường. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này, có lẽ là do nhiều thế hệ học sinh đã trải qua những giờ học rất tẻ nhạt kiểu thầy đọc, trò chép, khuôn mẫu, khô cứng đã phổ biến từ nhiều chục năm nay; do tâm lý tiếp nhận và tính cách của lớp trẻ đã thay đổi, đã yêu cầu việc giảng dạy phải đổi mới cho phù hợp với hơi thở cuộc sống và thời đại. Nhận thấy tính cấp bách của vấn đề, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã quyết định tổ chức loại hình giao lưu trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam: Giao lưu trực tuyến toàn cầu. Những chuyên gia giáo dục, những nghiên cứu sinh, du học sinh Việt Nam hiện đang sinh sống tại Thụy Sĩ, Anh, Nga, Pháp, Singapore sẽ trả lời trực tuyến Quý độc giả, cùng các chuyên gia Giáo dục - Kinh tế nổi tiếng tại Việt Nam. Các vị khách mời sẽ góp phần làm rõ: Chất lượng giáo viên và chất lượng bài giảng của giáo dục Việt Nam hiện nay ra sao? Phong cách giảng dạy của giáo viên và chương trình, SGK ở các nước phát triển như thế nào? Những điều nên tránh khi đứng trên bục giảng...
Buổi giảng bài gây xôn xao dư luận của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
Buổi giảng bài gây xôn xao dư luận của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
Khách mời giao lưu:
Để cuộc giao lưutrực tuyến nhiều chiều và phong phú, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã mời TS Lê Thẩm Dương cùng các của TS tham gia. Trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, TS Lê Thẩm Dương cho biết: Những ngày này ông quá bận với các dự án khác nên không thể tham gia cuộc giao lưu này. PV Báo Giáo dục Việt Nam đã mời nhiều học viên của TS Dương nhưng mọi người đều từ chối.* Tại Hà Nội:
1. PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh2. TS Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội - người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.3. GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN4. Tiến sĩ Lê Đắc Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Đại Nam, nguyên TGĐ VPBank, một người rất am hiểu tài chính.
* Tại TP.HCM:
5. TS Lê Thống Nhất
, một chuyên gia về phương pháp toán học có lối giảng cuốn hút.
6.TS kinh tế Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng 7. Học viên của Viện quản trị kinh doanh FSB - người đã dự lớp của TS Lê Thẩm Dương.* Tại Thụy Sĩ:
8. Vũ Kim Ngân - Giảng viên ĐH Ngoại thương Hà Nội, Thạc sĩ Luật tại Thụy Sĩ.
- Quá trình học tập và công tác: +Từ 8/2004 - 8/2008: Sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội +Từ 9/2010 - 9/2011: Học viên cao học Thạc sĩ Luật và Kinh tế quốc tế tại Học viện Thương mại thế giới (WTI), trường ĐH Bern, Thụy sĩ. +Từ 9/2008 - nay: Giảng viên Bộ môn Luật, Khoa Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. +Từ 11/2011 - nay: Làm việc tại Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), thành phố Geneva, Thụy Sĩ (theo chế độ nghỉ phép tại trường ĐH Ngoại thương Hà Nội)* Tại Liên bang Nga:
9. Phí Hồng Thịnh - Thạc sĩ địa chất công trình, Giảng viên Khoa Công trình – Trường Đại học Giao thông Vận tải, hiện đang là Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học bách khoa Tomsk – Thành phố Tomsk – Liên bang Nga.
* Tại Singapore:
10. Nguyễn Quang Huy - TS CNTT Nguyễn Quang Huy, cựu sinh viên và nghiên cứu sinh tại trường ĐH Kỹ Thuật Nanyang (NTU), Singapore
* Tại Anh:
11. Thân Ngọc Thùy Vân
- 24 tuổi, học viên cao học ngành E-marketing and Social Media trường Midlesex - London.
- Tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh trường Tesside - UK* Tại Hàn Quốc:12. Taesup Rim - Cử nhân Kinh tế trường Đại học Hàn Quốc (Korea University), thành phố Seoul; học viên cao học Thạc sỹ Luật Kinh tế trường Đại học Yonsei, thành phố Seoul* Tại Pháp: 
13. Võ Xuân Hoài -
Thạc sĩ Xây dựng ĐH Sư phạm Cachan (Ecole Normale Superieur de Cachan), Thạc sĩ Kinh tế - Tài chính ĐH Paris 1 - Phó Tổng thư ký Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp.
* Tại Úc:14. Nghiên cứu sinh ngôn ngữ học Nguyễn Thế Dương, Đại học Queensland, Úc Buổi giao lưu trực tuyến toàn cầu sẽ diễn ra vào lúc 14h00 ngày 16/3/2012 (thứ sáu). Ngay từ lúc này, độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi về email của tòa soạn báo Điện tử Giáo dục Việt Nam: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc gửi câu hỏi trực tiếp tại đây.

Ban Biên tập