Tuyển sinh 2012: Các trường đặc thù “dè dặt” trong tự chủ Tuyển sinh

16/02/2012 10:00
Xuân Trung
(GDVN) - Một số hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ đặc thù được Bộ GD&ĐT cho phép có phương án tuyển sinh riêng, nhưng về cơ bản vẫn không thay đổi như năm trước. 
PGS, TS Trần Thanh Hiệp, hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh cho biết, Bộ nên bỏ môn Văn cho các trường năng khiếu. Thực tế, trong công tác đào tạo và trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên nên từ năm 1980 đến năm 2008, trường ĐH Sân khấu điện ảnh luôn được Bộ cho tự chủ trong việc ra đề, tự tuyển sinh môn năng khiếu và môn Văn. Tuy nhiên, năm 2009 theo quy định chung của Bộ trường thi môn Văn theo khối C.
Theo ông Hiệp, với tình trạng đó trường không ít lần xảy ra những bất cập dở khóc, dở cười, ông Hiệp cho biết, có những trường hợp các em thi vào trường điểm Văn rất cao nhưng không hát được, không múa được thì vẫn phải chấp nhận trượt. Tuy nhiên, trớ trêu thay có những người điểm Văn thấp nhưng điểm năng khiếu rất cao và rất có tài trường lại chấp nhận. Do vậy, theo ông Hiệp, điểm Văn trong các  trường khối thuộc Bộ Văn hóa thông tin chỉ là điểm thi điều kiện (thi cũng được, không thi cũng được). 
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục cần rà soát lại chỉ tiêu hệ thống phát triển GDĐH đến năm 2020.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục cần rà soát lại chỉ tiêu hệ thống phát triển GDĐH đến năm 2020.
“Năm 2003 có một chị nghệ sỹ vừa trượt ĐH ở trường tôi vì môn Văn kém, nhưng cũng năm thi trượt đó thì chị ta được phong Nghệ sỹ nhân dân. Nên, tôi cũng mong năm nay Bộ có thêm khối A1 thì cũng nên có thêm khối S1 (bỏ thi môn Văn), với điều kiện như vậy để thí sinh tập trung thi môn năng khiếu, hơn nữa để các em cảm thấy mình có tài năng, có cơ hội thì được thử sức ở trường” ông Hiệp kiến nghị.
Một kiến nghị nữa, ông Hiệp cho cho rằng trong chuẩn giảng viên Bộ cũng nên có những cách tiếp cận riêng với các trường đặc thù. “Thí dụ trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở trường khác có thể đứng lên giảng được nhưng đối với các trường đặc thù trong khối nghệ thuật nếu chỉ là thạc sĩ, tiến sĩ mà không phải là dân sáng tác, không phải là dân nghiên cứu thứ thiệt thì giảng bài sinh viên cũng không nghe” ông Hiệp dẫn chứng.
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TƯ, PGS. TSKH Phạm Lê Hòa cũng cho biết, kỳ tuyển sinh năm nay mặc dù được tự chủ trong phương án tuyển sinh nhưng về cơ bản trường vẫn giữ như những năm trước.

Ông Hòa thông tin, năm nay chỉ tiêu vẫn giữ ở 2.400. Từ năm nay Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TƯ được Bộ cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ: “Năm nay chúng tôi tính toán làm sao để nhiều em có cơ hội được thi vào trường nhất. Đối với trường công lập thì không lo các chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng vô thời hạn, có những năm trường tôi không cần xét NV 2” ông Hòa chia sẻ.
Đối với Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, việc bỏ chương trình đào tạo hệ trung cấp đã khiến trường gặp không ít khó khăn.

TS Văn Thị Minh Hương, giám đốc Nhạc viện cho biết, bỏ hệ đào tạo trung cấp của trường là không hợp lí: “Đối với trường tôi, các em học trung cấp trước kia là 11 năm, hiện nay là 9 năm, nếu không có nguồn đó trường khó mà có nguồn cho đại học. Đặc biệt là các em học năm thứ 5-6 hiện nay số lượng rất ít. Vấn đề này Bộ cần nghiên cứu lại” TS Hương kiến nghị.
Ảnh minh họa Internet
Ảnh minh họa Internet
Theo TS Văn Thị Minh Hương, việc Bộ cắt giảm chỉ tiêu đối với các trường khối Văn hóa – Nghệ thuật như hiện nay là chưa hợp lí. Vì thực tế nhu cầu xã hội hóa trong các trường năng khiếu, đặc biệt là khu vực phía năm rất cao và có hiệu quả. 
“Hiện nay học phí của trường tôi hệ ĐH là 3.950.000/năm, trung cấp là 2.765.000/năm, so với mặt bằng chung là thấp. Với trung tâm bồi dưỡng âm nhạc mỗi tháng các em trung cấp học là 1 triệu, một năm là 12 triệu và các em sẵn sàng đóng cao hơn, nhưng với chỉ tiêu như Bộ giao sẽ gây mất cân đối về ngành, cụ thể ngành kèn và dây dân tộc, số lượng ít nhưng tỉ lệ theo học âm nhạc lại rất đông. Nếu Bộ cho chỉ tiêu ít như vậy sẽ rất thiệt cho các trường” TS Hương cho biết.
Sau Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ vừa qua ông Nguyễn Duy Quyết, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Thể dục – Thể thao Hà Nội thông tin, kỳ tuyển sinh năm nay cơ bản trường không có gì thay đổi.

Ông Quyết cho biết, Bộ có thông báo hướng dẫn như thế nào thì trường thực hiện như vậy: “Chúng tôi sẽ không thêm khối thi, các môn văn hóa thi theo đề của Bộ còn các môn năng khiếu có đề riêng. Tuy nhiên, nội dung thi vẫn chưa quyết định. Như năm trước năng khiếu thi ba nội dụng, các hình thức thi là chung cho tất cả thí sinh” ông Quyết cho biết. 

Tại Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, nhiều vấn đề Bộ GD&ĐT chưa có thống kê, báo cáo đầy đủ. Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Giáo dục cần nhanh chóng có kế hoạch thực hiện cho kỳ được để chấm dứt vấn đề cử nhân dạy cử dân vào năm 2014. Theo Phó Thủ tướng, hiện các trường đã có tới 60% thạc sĩ nhưng chỉ còn 2 năm nữa liệu có thực hiện được?
Ở khía cạnh khác, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục cần rà soát lại chỉ tiêu hệ thống phát triển GDĐH đến năm 2020. “Bộ cũng cần có báo cáo thêm như việc tỉ lệ tuyển sinh mấy năm qua có đến gần 60%  số  trường ĐH, CĐ cả nước tuyển sinh các ngành kinh tế, 41% sinh viên thi vào các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, chúng ta phải xem xu thế này có phù hợp với yêu cầu hay không, có cần điều chỉnh hay không?” Phó Thủ tướng yêu cầu. 

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi các trường ĐH

Olympic tiếng Anh Hà Nội

Hiệu trưởng nghỉ hưu vẫn phải làm việc

Kinh nghiệm dạy con của các GS nổi tiếng

Thành công từ... trường đời

Bạo lực học đường

Sửa đoạn kết Tấm Cám

Bài văn xúc động về đồng tiền của trò Ams

Rơi nước mắt cuộc sống học sinh vùng cao

SV Ngoại thương: Lương 1.000 USD, không làm?

Các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập ở miền Bắc

KTX tốt nhất Hà Nội

Tuyển sinh 2012:

Đổi mới Giáo dục

Xuân Trung