Vừa qua, GS Chu Hảo - Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức - người từ trước đến nay luôn quan tâm đến nền giáo dục nước nhà - đã có cuộc trò chuyện trên VTV về những bất cập trong nền giáo dục Việt Nam,
Theo GS, vấn nạn của chúng ta hiện nay về lâu dài chưa hẳn là vấn đề về kinh tế, mà là sự thiếu sót về nền tản văn hóa. Và để khắc phục sự thiếu sót đó thì phải bắt đầu từ nền giáo dục quốc dân.
Từ bấy lâu nay, chúng ta vẫn học để đi thi, học chủ yếu là để lấy cái bằng, càng ngày, ta càng có nhiều bằng hư học (hư ảo) chứ ko phải bằng thật học. Số lượng thạc sĩ, tiến sĩ thì ngày càng nhiều nhưng tính tinh hoa thì rất ít và không được như xưa.
Theo GS Chu Hảo, mấu chốt của sự việc này là do chúng ta thiếu sự đồng thuận trong nhận định về Giáo dục Việt Nam. Trong khi cả xã hội đều thấy nền gáo dục có vấn đề, nhưng gần đây, ngành Giáo dục vẫn được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo của ngành vẫn được nhận huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì. Điều đó chứng tỏ xã hội cho rằng giáo dục có vấn đề nhưng chính thống lại cho rằng ngành giáo dục rất có thành tích.
Theo GS, vấn nạn của chúng ta hiện nay về lâu dài chưa hẳn là vấn đề về kinh tế, mà là sự thiếu sót về nền tản văn hóa. Và để khắc phục sự thiếu sót đó thì phải bắt đầu từ nền giáo dục quốc dân.
Từ bấy lâu nay, chúng ta vẫn học để đi thi, học chủ yếu là để lấy cái bằng, càng ngày, ta càng có nhiều bằng hư học (hư ảo) chứ ko phải bằng thật học. Số lượng thạc sĩ, tiến sĩ thì ngày càng nhiều nhưng tính tinh hoa thì rất ít và không được như xưa.
Theo GS Chu Hảo, mấu chốt của sự việc này là do chúng ta thiếu sự đồng thuận trong nhận định về Giáo dục Việt Nam. Trong khi cả xã hội đều thấy nền gáo dục có vấn đề, nhưng gần đây, ngành Giáo dục vẫn được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo của ngành vẫn được nhận huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì. Điều đó chứng tỏ xã hội cho rằng giáo dục có vấn đề nhưng chính thống lại cho rằng ngành giáo dục rất có thành tích.
Giáo sư Chu Hảo sinh năm 1940 tại tỉnh Bắc Giang. Năm 1960 ông sang Liên Xô, học trường Đại học Bách Khoa Kiev. Ông có một thời gian làm việc tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nga. Khi về nước ông là một trong những cán bộ đầu tiên xây dựng Viện Vật lý Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam.
Năm 1976-1979, ông giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1979, ông sang Pháp tu nghiệp và được đề nghị ở lại làm luận án tiến sĩ quốc gia Pháp và ông ở lại đến năm 1985. Ông được phong Giáo sư năm 1983. Năm 1985, ông làm Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia.
Năm 1995, ông làm Chánh văn phòng Chương trình quốc gia phát triển CNTT. Đầu năm 1996, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ; giám đốc dự án Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. Năm 2005, ông xin nghỉ hưu trước thời hạn.
Từ đó đến nay, ông là Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, với hy vọng mang lại cho người Việt một tủ sách tri thức của tinh hoa thế giới. Từ năm 1996 đến nay, ông là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp. Năm 2005, ông được trao tặng Huân chương Quốc công của Pháp. |
Quỳnh Anh (nguồn VTV)