Nghiên cứu phải đi cùng giáo dục
GS Trần Lâm Biền rất quan tâm và luôn dành tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc. Suốt cuộc đời nghiên cứu của mình ông đã thực hiện hàng trăm bài viết, nhiều đầu sách mà ông hoặc chủ biên hoặc viết độc lập được tái bản nhiều lần. Đặc điểm làm việc của ông là luôn vận dụng lý thuyết với thực tế cuộc sống. Ngoài nghiên cứu, ông còn tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh tại nhiều Đại học, Viện Nghiên cứu, rất nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã thành danh là học trò của ông.
GS Trần Lâm Biền quan niệm, một người nghiên cứu sâu buộc phải làm công tác giáo dục và đào tạo, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là điều cần thiết. Ông cho rằng: Khi người nghiên cứu chuẩn bị đứng lớp, đòi hỏi phải có tư duy phân tích, tổng hợp chặt chẽ hơn nếu chỉ làm nghiên cứu nói chung. Giáo dục sẽ có tác dụng hạn chế kỷ luật, hạn chế nhiều “tật”, nhằm nâng cao “tay nghề” cho người nghiên cứu.
Bên cạnh đó, theo GS Trần Lâm Biền, mỗi giảng viên phải là một nhà nghiên cứu, điều này sẽ nâng trách nhiệm tự thân của họ lên cao, đòi hỏi người đó sẽ tự đào thải mình nếu dừng lại, phát triển khi bước đi. Là giáo viên, bao giờ cũng phải xét đến chính bản thân mình, phải có kỷ luật do chính mình đặt ra. Nếu con người không nằm trong một kỷ luật vô hình thì sẽ không định hướng được bước đi, không bao giờ thành công.
GS Trần Lâm Biền chia sẻ, bản thân ông là người may mắn được dạy học với tư cách là giảng viên kiêm chức từ đầu những năm 1960 cho đến nay. Ban đầu GS giảng dạy những lớp thuyết trình đơn sơ cho cán bộ địa phương, sau đó dạy tại Trường Lý luận Nghiệp vụ (tiền thân của Trường ĐH Văn hóa hiện nay). Những năm 1970, GS Trần Lâm Biền giảng dạy tại ĐH Văn hóa, ĐH Tổng hợp, ĐH Mỹ thuật công nghiệp…Năm 1980 trở đi, ông tham gia giảng dạy tại HV Báo chí Nguyễn Ái Quốc.
Qua nhiều năm giảng dạy, GS Trần Lâm Biền tâm niệm: Tôi là người dạy không có phương pháp giáo dục, bởi tôi không được đào tạo từ ngành sư phạm. Song, học viên từ nhiều khóa đều rất thích nghe tôi nói. Ban đầu tôi thắc mắc, nhưng sau đó tôi mới thấm thía một chân lý tuyệt đối: Ai thiếu cái gì thì họ cần cái đó”. Quả thực, tôi đã nói những điều họ thiếu chứ chưa chắc tôi là người nói giỏi, nói hay.
Trong những bài giảng của mình, GS Trần Lâm Biền không để giáo trình “áp chế” mình, vì vậy lời ăn tiếng nói tương đối tự do về tư duy. Ông thường đưa ra những nhận thức để chứng minh cho sự kiện, sự việc bằng liên hệ Đông Tây Kim Cổ nên bài giảng của ông không thể không cuốn hút người nghe. GS Trần Lâm Biền chia sẻ: “Tôi đứng lên thuyết trình một vấn đề và bênh vực vấn đề đó, chứ tôi không nghĩ mình đi dạy học. Điều này tạo cho tôi nhiều hứng khởi. Nhiều năm đi dạy, nói cùng một vấn đề nhưng mỗi lần lên lớp tôi lại trình bày theo cách khác nhau, bởi qua thời gian vấn đề đó được bổ sung bằng những phát hiện mới được hội tụ từ tư liệu mới, nhận thức mới.
Chia sẻ sâu hơn về điều này, GS Trần Lâm Biền nêu ví dụ, hình ảnh rồng thời Lý sẽ có những chi tiết cố định, nhưng khi phát hiện một con rồng khác có những chi tiết mới, đó là sự biến động. Song quan trọng đó phải là nhận thức mới, thấy rằng rồng không phải chỉ của vua mà còn là của nhân dân, là biểu tượng của bầu trời, của nguồn nước mênh mông vô bờ bến. Điều đó cho phép tư duy của nhà nghiên cứu đến với con rồng đa chiều, làm rực rỡ hình ảnh rồng trên dòng chảy văn hóa của dân tộc. Đó là cách đi của những nhà nghiên cứu, qua đây GS Trần Lâm Biền mong muốn, những nhà giáo dạy từ đại học trở lên hãy quan niệm: "Dạy học đừng để đóng chốt vào một khung đơn giản. Nếu không thì suy cho cùng Đại học chỉ là trường Phổ thông cấp 4, Thạc sỹ chỉ là thứ trường Phổ thông cấp 4 rưỡi mà thôi”.
Coi học trò là bạn
Mỗi khi đứng trên bục giảng, thầy Trần Lâm Biền thường nói với sinh viên của mình: "Hãy nhìn chúng tôi chỉ như là người đi trước để đưa lại những kiến thức cho các bạn. Đừng nên nghĩ đơn giản chúng ta là thầy trò, bởi khi đó người thầy như chân lý, nói gì cũng phải nghe, khi là bạn chúng ta cùng trao đổi".
Với nghề, GS Trần Lâm Biền quan niệm: Đừng nên nhìn sinh viên của mình chỉ là học trò, hãy coi họ như những người bạn. Người nào mà vỗ ngực nghĩ mình là ông thầy, nói những điều chân lý, bắt buộc sinh viên phải nghe, người đó mới là người không có phương pháp sư phạm, chủ quan để dẫn đến sai lầm.
Nhắc lại lời người xưa đã dạy: "Học thày không tày học bạn", GS Trần Lâm Biền cho rằng: Trong một hớp học, chỉ cần có 1/10 sinh viên có ý thức học để nâng cao kiến thức đã là thành công. Người thầy phải có tâm niệm, giảng dạy là quá trình giúp đỡ những người có ý thức và lôi kéo những người không có ý thức. Trong số những câu hỏi của sinh viên đặt ra, sẽ có câu khiến cho người thầy "giật nảy mình". Cái "giật nảy mình này khiến cho người thầy cần xem lại bản thân, cần đi sâu tìm hiểu.
"Tôi thấm thía lời của GS Nguyễn Đức Từ Chi, người luôn gọi học trò của mình là 'ông'. GS nói: Chừng nào ông thấy ông học được ở học trò thì lúc ấy ông bắt đầu lớn", GS Trần Lâm Biền nhớ lại. Qua đây, GS nhắn nhủ: Tôi mong câu nói này được phổ biến trong ngành giáo dục. Nếu người thầy nào không có quan niệm thực sự trước điều đơn giản học trò còn là bạn thì người đó không có đầy đủ tư cách là thầy giáo.
GS Trần Lâm Biền rất quan tâm và luôn dành tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc. Suốt cuộc đời nghiên cứu của mình ông đã thực hiện hàng trăm bài viết, nhiều đầu sách mà ông hoặc chủ biên hoặc viết độc lập được tái bản nhiều lần. Đặc điểm làm việc của ông là luôn vận dụng lý thuyết với thực tế cuộc sống. Ngoài nghiên cứu, ông còn tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh tại nhiều Đại học, Viện Nghiên cứu, rất nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã thành danh là học trò của ông.
GS Trần Lâm Biền quan niệm, một người nghiên cứu sâu buộc phải làm công tác giáo dục và đào tạo, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là điều cần thiết. Ông cho rằng: Khi người nghiên cứu chuẩn bị đứng lớp, đòi hỏi phải có tư duy phân tích, tổng hợp chặt chẽ hơn nếu chỉ làm nghiên cứu nói chung. Giáo dục sẽ có tác dụng hạn chế kỷ luật, hạn chế nhiều “tật”, nhằm nâng cao “tay nghề” cho người nghiên cứu.
Bên cạnh đó, theo GS Trần Lâm Biền, mỗi giảng viên phải là một nhà nghiên cứu, điều này sẽ nâng trách nhiệm tự thân của họ lên cao, đòi hỏi người đó sẽ tự đào thải mình nếu dừng lại, phát triển khi bước đi. Là giáo viên, bao giờ cũng phải xét đến chính bản thân mình, phải có kỷ luật do chính mình đặt ra. Nếu con người không nằm trong một kỷ luật vô hình thì sẽ không định hướng được bước đi, không bao giờ thành công.
GS Trần Lâm Biền chia sẻ, bản thân ông là người may mắn được dạy học với tư cách là giảng viên kiêm chức từ đầu những năm 1960 cho đến nay. Ban đầu GS giảng dạy những lớp thuyết trình đơn sơ cho cán bộ địa phương, sau đó dạy tại Trường Lý luận Nghiệp vụ (tiền thân của Trường ĐH Văn hóa hiện nay). Những năm 1970, GS Trần Lâm Biền giảng dạy tại ĐH Văn hóa, ĐH Tổng hợp, ĐH Mỹ thuật công nghiệp…Năm 1980 trở đi, ông tham gia giảng dạy tại HV Báo chí Nguyễn Ái Quốc.
GS Trần Lâm Biền: Tôi đứng lên thuyết trình một vấn đề và bênh vực vấn đề đó, chứ tôi không nghĩ mình đi dạy học. (Ảnh: Quyên Quyên) |
Qua nhiều năm giảng dạy, GS Trần Lâm Biền tâm niệm: Tôi là người dạy không có phương pháp giáo dục, bởi tôi không được đào tạo từ ngành sư phạm. Song, học viên từ nhiều khóa đều rất thích nghe tôi nói. Ban đầu tôi thắc mắc, nhưng sau đó tôi mới thấm thía một chân lý tuyệt đối: Ai thiếu cái gì thì họ cần cái đó”. Quả thực, tôi đã nói những điều họ thiếu chứ chưa chắc tôi là người nói giỏi, nói hay.
Trong những bài giảng của mình, GS Trần Lâm Biền không để giáo trình “áp chế” mình, vì vậy lời ăn tiếng nói tương đối tự do về tư duy. Ông thường đưa ra những nhận thức để chứng minh cho sự kiện, sự việc bằng liên hệ Đông Tây Kim Cổ nên bài giảng của ông không thể không cuốn hút người nghe. GS Trần Lâm Biền chia sẻ: “Tôi đứng lên thuyết trình một vấn đề và bênh vực vấn đề đó, chứ tôi không nghĩ mình đi dạy học. Điều này tạo cho tôi nhiều hứng khởi. Nhiều năm đi dạy, nói cùng một vấn đề nhưng mỗi lần lên lớp tôi lại trình bày theo cách khác nhau, bởi qua thời gian vấn đề đó được bổ sung bằng những phát hiện mới được hội tụ từ tư liệu mới, nhận thức mới.
Chia sẻ sâu hơn về điều này, GS Trần Lâm Biền nêu ví dụ, hình ảnh rồng thời Lý sẽ có những chi tiết cố định, nhưng khi phát hiện một con rồng khác có những chi tiết mới, đó là sự biến động. Song quan trọng đó phải là nhận thức mới, thấy rằng rồng không phải chỉ của vua mà còn là của nhân dân, là biểu tượng của bầu trời, của nguồn nước mênh mông vô bờ bến. Điều đó cho phép tư duy của nhà nghiên cứu đến với con rồng đa chiều, làm rực rỡ hình ảnh rồng trên dòng chảy văn hóa của dân tộc. Đó là cách đi của những nhà nghiên cứu, qua đây GS Trần Lâm Biền mong muốn, những nhà giáo dạy từ đại học trở lên hãy quan niệm: "Dạy học đừng để đóng chốt vào một khung đơn giản. Nếu không thì suy cho cùng Đại học chỉ là trường Phổ thông cấp 4, Thạc sỹ chỉ là thứ trường Phổ thông cấp 4 rưỡi mà thôi”.
Coi học trò là bạn
Mỗi khi đứng trên bục giảng, thầy Trần Lâm Biền thường nói với sinh viên của mình: "Hãy nhìn chúng tôi chỉ như là người đi trước để đưa lại những kiến thức cho các bạn. Đừng nên nghĩ đơn giản chúng ta là thầy trò, bởi khi đó người thầy như chân lý, nói gì cũng phải nghe, khi là bạn chúng ta cùng trao đổi".
Với nghề, GS Trần Lâm Biền quan niệm: Đừng nên nhìn sinh viên của mình chỉ là học trò, hãy coi họ như những người bạn. Người nào mà vỗ ngực nghĩ mình là ông thầy, nói những điều chân lý, bắt buộc sinh viên phải nghe, người đó mới là người không có phương pháp sư phạm, chủ quan để dẫn đến sai lầm.
Nhắc lại lời người xưa đã dạy: "Học thày không tày học bạn", GS Trần Lâm Biền cho rằng: Trong một hớp học, chỉ cần có 1/10 sinh viên có ý thức học để nâng cao kiến thức đã là thành công. Người thầy phải có tâm niệm, giảng dạy là quá trình giúp đỡ những người có ý thức và lôi kéo những người không có ý thức. Trong số những câu hỏi của sinh viên đặt ra, sẽ có câu khiến cho người thầy "giật nảy mình". Cái "giật nảy mình này khiến cho người thầy cần xem lại bản thân, cần đi sâu tìm hiểu.
"Tôi thấm thía lời của GS Nguyễn Đức Từ Chi, người luôn gọi học trò của mình là 'ông'. GS nói: Chừng nào ông thấy ông học được ở học trò thì lúc ấy ông bắt đầu lớn", GS Trần Lâm Biền nhớ lại. Qua đây, GS nhắn nhủ: Tôi mong câu nói này được phổ biến trong ngành giáo dục. Nếu người thầy nào không có quan niệm thực sự trước điều đơn giản học trò còn là bạn thì người đó không có đầy đủ tư cách là thầy giáo.
Quyên Quyên