Ấn Độ sẽ không còn là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 18 tháng 2 dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng ngày tuyên bố, Ấn Độ sẽ không còn đóng vai trò là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ông Modi hy vọng hoàn thành mục tiêu tiến hành nội địa hóa 70% phần cứng trong vòng 5 năm tới.
2 cụm chiến đấu tàu sân bay Ấn Độ vừa tham gia cuộc tập trận bắt đạn thật quy mô lớn (nguồn mạng sina TQ) |
Khi phát biểu tại Hội nghị công nghiệp hàng không tại thành phố miền nam Bangalore, ông Modi đã nói với vài trăm thương nhân nước ngoài và Ấn Độ rằng, Chính phủ Ấn Độ hy vọng ưu tiên xem xét các công ty trong nước khi ký kết hợp đồng mua bán vũ khí, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành chế tạo Ấn Độ.
Ông Modi nói, Ấn Độ được mệnh danh là nước nhập khẩu thiết bị quốc phòng lớn nhất thế giới, điều này có lẽ là tin vui của một số người đang ngồi, nhưng Ấn Độ không muốn đứng đầu trên phương diện này.
Ông nói, chính phủ Ấn Độ sẽ cải cách chính sách mua vũ khí hiện nay, sẽ nghiêng về mua sắm thiết bị sản xuất trong nước.
Ông Modi nói, ông hy vọng trong vòng 5 năm, thực hiện mục tiêu thiết bị tự sản xuất chiếm 70% tổng ngân sách mua sắm vũ khí, tỷ lệ hiện nay chỉ là 40%, điều này sẽ kích thích rất lớn kinh tế Ấn Độ.
Theo ông, các nghiên cứu cho thấy, cho dù giảm nhập khẩu 20 - 25%, cũng sẽ trực tiếp tạo ra 100 - 120 nghìn cơ hội việc làm công nghệ cao cho Ấn Độ.
Tiếp tục bắn thử tên lửa Prithvi-2 có thể lắp đạn hạt nhân
Mạng Tân Hoa Trung Quốc ngày 20 tháng 2 dẫn nguồn tin từ Ấn Độ cho biết, Quân đội Ấn Độ ngày 19 tháng 2 đã bắn thử thành công một quả tên lửa Prithvi-2 có thể lắp đầu đạn hạt nhân, tên lửa đất đối đất này có tầm bắn 350 km, sáng cùng ngày đã hoàn thành nhiệm vụ bắn thử ở một bãi huấn luyện tên lửa thuộc bang miền đông Orissa, Ấn Độ.
2 cụm chiến đấu tàu sân bay Ấn Độ vừa tham gia cuộc tập trận bắt đạn thật quy mô lớn |
Đây là lần bắn thử tiếp theo của loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn này, cách lần trước 3 tháng. Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ cơ quan quốc phòng cho biết, nhiều lần bắn thử thành công cho thấy, vũ khí chiến lược này của Ấn Độ đã có độ tin cậy "răn đe hiệu quả".
Tên lửa Prithvi-2 có thể lắp đầu đạn 500 - 1.000 kg, sử dụng 2 động cơ nhiên liệu thể lỏng, đã trang bị hệ thống dẫn đường quán tính tiên tiến. Tài liệu cho biết, Quân đội Ấn Độ vào năm 2003 bắt đầu trang bị tên lửa này, nhiều năm qua đã liên tục tiến hành một loạt hoạt động bắn thử và huấn luyện.
Theo truyền thông Ấn Độ, lần bắn thử này được tiến hành vào 9 giờ 20 phút sáng ngày 19 tháng 2, tên lửa bắn thử được lấy ra từ khu dự trữ sản xuất, đã sử dụng xe bắn cơ động. Hoạt động bắn thử do Bộ tư lệnh Lực lượng chiến lược Ấn Độ thực hiện, đồng thời do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) Ấn Độ tiến hành giám sát toàn bộ quá trình.
Cách đây không lâu, Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5, tầm bắn trên 5.000 km.
Trước khi tên lửa Prithvi-2 bắn thử lần này 1 ngày, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, Ấn Độ sẽ không tiếp tục đóng vai trò nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, cùng với việc ký kết hợp đồng mua bán quân sự, nhà cầm quyền sẽ ưu tiên cân nhắc tới các công ty trong nước, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành chế tạo Ấn Độ. Còn nguồn tin từ quân đội cho hay, công nghệ tên lửa Prithvi-2 do Ấn Độ tự nghiên cứu phát triển đã hoàn thiện.
Chi mạnh tiền tăng mạnh vũ khí hải quân
Trang mạng “Đài tiếng nói Đức” dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này vừa thông qua ngân sách ít nhất 8 tỷ USD dùng để chế tạo tàu chiến hải quân tiên tiến nhất của Ấn Độ. Vài tháng trước, Hải quân Ấn Độ vừa đặt mua tàu ngầm mới, muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay trong cuộc tập trận quy mô lớn của Hải quân Ấn Độ |
Bài báo cho rằng, từ khi lên nắm quyền đến nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thể hiện quyết tâm xây dựng quân đội mạnh. Trước đó, nguồn tin quy hoạch quân sự của Ấn Độ luôn phê phán rằng, việc xây dựng quân đội nước này đã bị xem nhẹ trong thời gian dài, làm cho Quân đội Ấn Độ hiện nay đã không còn có năng lực tác chiến 2 tuyến đối với Trung Quốc và Pakistan.
Vài tháng trước, tàu ngầm Trung Quốc từng đến cảng biển của Sri Lanka, giáp bờ biển Ấn Độ, cho thấy, Hải quân Trung Quốc đang từng bước từ bỏ sách lược phòng thủ biển gần trước đây, đang mở rộng phạm vi hoạt động.
Vào ngày 16 tháng 2, Thủ tướng Modi đã triệu tập Ủy ban chính sách an ninh nội các, đã phê chuẩn một khoản ngân sách về chế tạo 7 tàu khu trục mới. Một nguồn tin nội bộ hệ thống quốc phòng Ấn Độ tiết lộ, những tàu khu trục mới này đều sẽ có chức năng tàng hình.
Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho rằng, Chính phủ Ấn Độ cũng đã phê chuẩn ngân sách ít nhất 8 tỷ USD dùng để chế tạo 6 tàu ngầm hạt nhân.
Được biết, kế hoạch chế tạo 7 tàu khu trục được gọi là “Công trình 17A”, chế tạo tàu chiến ở nhà máy đóng tàu quốc doanh tại Mumbai và Kolkata. Chính quyền Modi mong muốn có khả năng phát triển công nghiệp quốc phòng, giảm lệ thuộc vào nhập khẩu vũ khí đắt đỏ của nước ngoài.
Nguồn tin hệ thống quốc phòng Ấn Độ cho biết, “Công trình 17A” từ năm 2012 trở đi luôn chờ nội các phê chuẩn; hiện nay, chính quyền Modi nhanh chóng phê chuẩn chương trình này là do liên quan đến lợi ích quốc gia. Chính phủ Ấn Độ mong muốn ký kết thỏa thuận chế tạo với nhà máy đóng tàu trong tháng này.
Một nguồn tin nội bộ khác của Hải quân Ấn Độ tiết lộ, mặc dù những nhà máy đóng tàu này lập tức có thể khởi công, để hoàn thành những tàu chiến này cũng phải mất thời gian tới 10 năm.
Máy bay chiến đấu cất hạ cánh trên tàu sân bay trong cuộc tập trận quy mô lớn của Hải quân Ấn Độ |
Cùng với việc Hải quân Trung Quốc từng bước “thò cái vòi” tới Ấn Độ Dương, Hải quân Ấn Độ cũng ngày càng lộ ra điểm yếu trong lĩnh vực săn ngầm. Hiện nay, Ấn Độ chỉ có 13 tàu ngầm diesel cũ. Những năm gần đây, sự cố tàu ngầm của hải quân nước này liên tiếp xảy ra, một sự cố năm 2013 làm cho tổng cộng 18 thủy thủ tàu ngầm thiệt mạng.
Tháng 10 năm 2014, chính quyền Modi đã phê chuẩn tiến hành đấu thầu chế tạo 6 tàu ngầm mới. Trung tướng hải quân nghỉ hưu Ấn Độ Arun Kumar Singh cho biết, chính phủ đang thể hiện tính cấp bách, nhưng công việc phải làm vẫn rất nhiều. Tướng Singh chỉ ra, tất cả các kế hoạch (công nghiệp quân sự) hiện nay đều đối mặt với vấn đề chậm tiến độ và chi phí vượt mức nghiêm trọng.
Ấn Độ phát thư mời phát triển tàu hộ vệ hạng nhẹ thế hệ mới
Theo mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 11 tháng 2, Hải quân Ấn Độ gần đây đã công bố thư mời nghiên cứu chế tạo tàu hộ vệ hạng nhẹ tên lửa nội mới (RFI), cho thấy Ấn Độ sắp bắt đầu nghiên cứu chế tạo tàu hộ vệ hạng nhẹ thế hệ mới.
Lô tàu hộ vệ hạng nhẹ này tổng cộng có 6 chiếc, chủ yếu dùng cho tác chiến mặt nước. Căn cứ vào chương trình “tàu tên lửa thế hệ tiếp theo”, Hải quân Ấn Độ cần nâng cao năng lực tác chiến mặt nước, tàu hộ vệ hạng nhẹ mới cần có các đặc điểm radar, âm thanh, từ tính và hồng ngoại thấp, có năng lực sống sót cao và năng lực phòng thủ tên lửa, phòng không tin cậy.
Trong thư mời của Hải quân Ấn Độ hoàn toàn không đề cập tới lượng giãn nước của tàu chiến mới. Nhưng, căn cứ vào suy đoán của bên ngoài, lượng giãn nước của nó khoảng 2.000 – 2.500 tấn, nhỏ hơn tàu hộ vệ săn ngầm lớp Kamorta (bắt đầu đi vào hoạt động năm 2014), nhưng rõ ràng lớn hơn tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Kora và lớp Khukri do Ấn Độ tự sản xuất.
Thư mời này còn thể hiện một loạt nhu cầu đối với hệ thống vũ khí trên tàu, bao gồm 8 quả tên lửa hành trình, 1 hệ thống phòng thủ tên lửa phòng ngự điểm (tên lửa Barak là hệ thống phòng thủ tên lửa phòng ngự điểm duy nhất của Hải quân Ấn Độ hiện nay), 1 hệ thống pháo MR (có đặc điểm tàng hình, tầm bắn không nhỏ hơn 15 km, có thể dùng cho tác chiến tấn công trước tàu chiến, hạm đối không và phòng thủ tên lửa). Đồng thời, tàu hộ vệ hạng nhẹ mới sẽ còn trang bị radar điều khiển hỏa lực, thiết bị dò tìm quang điện và hệ thống vũ khí phòng thủ gần.
Hải quân Ấn Độ tổ chức diễn tập bắn đạn thật cấp chiến dịch |
Điều động 2 cụm chiến đấu tàu sân bay tập trận quy mô lớn
Gần đây, Hải quân Ấn Độ đã tổ chức một cuộc diễn tập chiến đấu thực tế cấp chiến dịch có quy mô rất lớn, bao gồm 2 cụm chiến đấu tàu sân bay và nhiều loại tàu chiến tiên tiến như tàu hộ vệ lớp Shivalik, tàu Aegis lớp Kolkata.
Trong diễn tập, 2 tàu sân bay lần lượt cất hạ cánh liên tục máy bay chiến đấu trong đó có MiG-29KUB nhằm kiểm nghiệm sức chiến đấu của lực lượng tàu sân bay Hải quân Ấn Độ.
Theo truyền thông Ấn Độ, từ ngày 12 tháng 2, ba quân chủng lục, hải, không quân Ấn Độ tổ chức diễn tập liên hợp trên biển mang tên “TROPEX-2015” ở vùng biển Ả rập, phía tây cảng Goa. 2 tàu sân bay hiện có của Ấn Độ gồm INS Viraat và INS Vikramaditya đều đã tham gia cuộc diễn tập này, điều này đánh dấu tàu sân bay INS Vikramaditya đang trong quá trình hình thành sức chiến đấu một cách ổn định. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Parrikar cho biết, tin tưởng Chính phủ Ấn Độ sẽ hỗ trợ toàn diện cho xây dựng hải quân tầm xa.
Tờ “Thời đại kinh tế” Ấn Độ cho biết, Bộ trưởng Parrikar, người đứng đầu khu vực Goa và Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ Kumar Dhowan đã quan sát toàn bộ cuộc diễn tập này.
Do Ấn Độ có kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay nhất định, vì vậy, tốc độ hình thành sức chiến đấu của tàu sân bay INS Vikramaditya tương đối nhanh. Trong quá trình diễn tập, máy bay chiến đấu MiG-29K còn cùng với máy bay Sea Harrier trên tàu sân bay INS Viraat, máy bay săn ngầm P-8I và lực lượng hải quân đánh bộ tiến hành diễn tập tác chiến hiệp đồng, điều này đánh dấu cụm chiến đấu tàu sân bay INS Vikramaditya đã sơ bộ hình thành sức chiến đấu.
Theo báo chí Ấn Độ, cuộc diễn tập này được tiến hành trong điều kiện “hoàn toàn số hóa”. Ngoài 2 tàu sân bay, nhiều tàu chiến tiên tiến do Ấn Độ tự sản xuất như tàu hộ vệ lớp Shivalik, tàu khu trục tên lửa lớp Kolkata cùng với các máy bay chiến đấu như Su-30MKI, Mirage-2000 và Jaguar của Không quân Ấn Độ đều đã tham gia cuộc diễn tập quân sự lần này.
Thông cáo báo chí chính thức của quân đội Ấn Độ đã nhấn mạnh đến việc bắn thử tên lửa BrahMos, cho biết đây là một cột mốc quan trọng, là khẳng định đối với tính năng vũ khí nội địa Ấn Độ. Bộ trưởng Parrikar cho hay, Hải quân Ấn Độ phải duy trì binh lực ưu thế ở khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời cam kết New Delhi sẽ hỗ trợ toàn diện cho xây dựng một lực lượng hải quân tầm xa thực sự của nước này.
Hải quân Ấn Độ tổ chức diễn tập bắn đạn thật cấp chiến dịch |
Tàu sân bay INS Viraat sẽ nghỉ hưu vào năm 2016
Theo mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 17 tháng 2, Hải quân Ấn Độ sẽ cho tàu sân bay INS Viraat nghỉ hưu vào đầu năm 2016, tàu này đã hoạt động 56 năm, lượng giãn nước 24.000 tấn, trước đó là tàu sân bay HMS Hermes của Anh, năm 1986 bán cho Hải quân Ấn Độ với giá rẻ, sau khi được cải tạo và đại tu đã đổi thành INS Viraat.
Theo bài báo, do chi phí bảo trì tàu sân bay tăng lên và năng lực hàng không của tàu này giảm đi (hiện nay, chỉ có 10 máy bay Sea Harrier hạ cánh được), Hải quân Ấn Độ quyết định cho nghỉ hưu tàu sân bay INS Viraat sau lễ duyệt binh hạm đội quốc tế vào tháng 2 năm 2016.
Tàu sân bay INS Viraat năm 1982 đã tham gia chiến tranh quần đảo Falkland/Malvinas. Từ khi biên chế cho Hải quân Ấn Độ vào năm 1987, tàu sân bay này đã trải qua 4 lần sửa chữa lớn và 1 lần tân trang nhỏ. Việc đại tu lớn nhất gần đây bắt đầu từ tháng 11 năm 2012, tiêu tốn 700 triệu rupee (khoảng 1,1 triệu USD). Mặc dù cuối năm 2014 còn có kế hoạch tiến hành bảo trì 1 lần, nhưng do tàu sân bay sắp nghỉ hưu, công tác bảo trì bị hủy bỏ.
Nguồn tin từ Hải quân Ấn Độ cho biết, sau khi tàu sân bay INS Viraat nghỉ hưu, 7 chiếc máy bay nâng cấp 1 chỗ ngồi Sea Harrier Mk51 và 3 chiếc máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi Sea Harrier Mk 61 sẽ trang bị cho trạm hàng không hải quân Goa, bờ biển tây nam Ấn Độ.
Hải quân Ấn Độ từ năm 1984 đã nhập khẩu 30 máy bay Sea Harrier của Anh. Nhưng, nhiều năm qua, phần lớn máy bay Sea Harrier hoặc bị tai nạn do sự cố, hoặc bị dỡ ra làm linh kiện để duy trì hoạt động của các máy bay khác.
Tàu sân bay INS Viraat Hải quân Ấn Độ sắp nghỉ hưu |