Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 2 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Việt Nam mua tàu ngầm, tăng cường hợp tác với Nga và Ấn Độ sẽ làm thay đổi cục diện sức mạnh quân sự Biển Đông". Sau đây xin giới thiệu toàn bộ nội dung bài báo để độc giả rộng đường tham khảo.
Theo bài báo, ngày 28 tháng 1 năm 2015, chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ ba Việt Nam mua từ Nga mang tên Hải Phòng đã được tàu chở hàng chở về cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Chiếc tàu ngầm này là một phần của đơn đặt hàng lớn vũ khí trị giá 3,2 tỷ USD được ký kết khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nga vào năm 2009. Trong đơn đặt hàng lớn này có khoảng 2 tỷ USD dùng để mua 6 tàu ngầm thông thường lớp Kilo Type 636 của Nga, còn lại là chi phí như xây dựng hạ tầng cơ sở tàu ngầm.
Theo bài báo, thực lực tổng thể của Hải quân Việt Nam không được coi là mạnh, chỉ có số ít tàu chiến hạng nhẹ như tàu hộ vệ, tàu quét mìn. Do nam bắc Việt Nam dài và hẹp, có đặc điểm địa lý là đường bờ biển dài 3.260 km, phát triển tàu chiến mặt nước cỡ lớn hầu như là sự lựa chọn ưu tiên trong chiến lược hải quân.
Tuy nhiên, trái ngược, Việt Nam không thích tàu "lớn", mà tập trung cho tàu ngầm, đây là dựa trên sự cân nhắc nào? Chiến lược phát triển hải quân này của Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng gì tới Đông Nam Á và tình hình Biển Đông? Việt Nam tại sao lập căn cứ tàu ngầm ở cảng ở nam trung bộ?
Muốn có ưu thế phi đối xứng, muốn "lấy nhỏ thắng lớn"
Mặc dù Việt Nam những năm gần đây không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự, nhưng số lượng vẫn nhỏ, không thể không cân nhắc dùng số tiền có hạn cho chỗ quan trọng nhất - tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm để giành được năng lực răn đe tối đa.
Hợp đồng mua sắm tàu ngầm do Việt Nam và Nga ký kết vào năm 2009 có trị giá 2 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với chi tiêu quân sự 1,5 tỷ USD của cả năm 2008. Tại sao Việt Nam bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua sắm tàu ngầm?
Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ 182 của Hải quân Việt Nam |
Trước hết, số liệu cho thấy, trong giai đoạn 2008-2011, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng chi tiêu quân sự lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mức tăng đạt 90%. Theo tờ "Jane's Defense Weekly", chi tiêu quân sự năm 2013 của Việt Nam đạt 3,78 tỷ USD, đến trước năm 2017, chi tiêu quân sự sẽ lên tới 4,92 tỷ USD, tổng thể sẽ tăng trưởng 30%.
Tờ "Jane's Defense Weekly" phân tích cho rằng, Việt Nam sở dĩ không ngừng mua sắm hàng loạt vũ khí trang bị từ Nga và các nước châu Âu, chủ yếu là được lợi từ thu nhập thực tế từ dầu khí.
Số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, ít nhất từ năm 1989 đến nay, tổng GDP của Việt Nam duy trì xu thế tăng trưởng dài hạn. Năm 2009, GDP của Việt Nam vượt qua ngưỡng 100 tỷ USD, đạt 106,01 tỷ USD. Thực lực kinh tế được tăng cường đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho Việt Nam tăng chi tiêu quân sự.
Thứ hai, Hải quân Việt Nam bắt tay từ phát triển lực lượng tàu ngầm là để tìm cách có được ưu thế phi đối xứng. Mặc dù Việt Nam không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự, nhưng số lượng vẫn rất nhỏ. Nhìn lại kho vũ khí của Hải quân Việt Nam, những vũ khí cần đổi mới đã chiếm hầu hết.
Trước khi tàu ngầm lớp Kilo được trang bị, trang bị chủ lực của Hải quân Việt Nam chủ yếu là tàu tên lửa lớp Molniya lượng giãn nước 1.000 tấn trở xuống, tàu hộ vệ lớp Gepard lượng giãn nước tối đa khoảng 2.100 tấn nhập khẩu của Nga, ngoài ra còn có vài chiếc tàu ngầm mini, một số thuyền máy ngư lôi. Không có tàu chiến mặt nước cỡ lớn và vừa.
Trong bối cảnh này, Hải quân Việt Nam không thể không cân nhắc dùng tài chính tương đối có hạn cho chỗ quan trọng nhất - tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm. Các nhà quan sát quân sự phổ biến cho rằng, tàu ngầm là trang bị hải quân được lựa chọn đầu tiên để có được ưu thế phi đối xứng của các nước tương đối nhỏ yếu - thông qua đầu tư có hạn để có được năng lực răn đe lớn nhất.
Nhà quan sát quân sự Trung Quốc Lương Vĩnh Xuân cũng cho rằng, thực lực tổng thể hiện nay của Hải quân Việt Nam không hề mạnh, ưu tiên phát triển lực lượng tàu ngầm, chủ yếu có thể phát huy đặc điểm tính bí mật tương đối tốt của tàu ngầm, nhanh chóng tăng cường sức răn đe chiến trường.
Theo Lương Vĩnh Xuân, có khi 1 chiếc tàu ngầm hành tung bí ẩn có thể sẽ buộc cả hạm đội đối phương thay đổi kế hoạch hành động, "cho nên, đối với Việt Nam, tăng cường năng lực tác chiến dưới nước là một tư duy xây dựng hải quân có ‘tỷ lệ giữa chi phí và hiệu quả’ rất cao, có thể đạt được hiệu quả 'lấy nhỏ thắng lớn' trong chiến tranh trên biển tương lai".
Lễ bàn giao tàu ngầm Hà Nội của Hải quân Việt Nam |
Tư liệu cho thấy, từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, cấp cao Quân đội Việt Nam đã coi thành lập lực lượng tàu ngầm là khâu quan trọng trong xây dựng "quân đội chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại". Vì vậy, Việt Nam tích cực tự nghiên cứu tàu ngầm, đồng thời cũng thông qua các loại biện pháp để nhập khẩu tàu ngầm từ nước khác.
Theo truyền thông trước đó đưa tin, Việt Nam từng thông qua phương thức "lấy gạo đổi vũ khí" đã nhập khẩu thành công 2 chiếc tàu ngầm mini từ CHDCND Triều Tiên. Nhưng, Quân đội Việt Nam nhanh chóng hiểu được, chỉ dựa vào 2 phương thức này hoàn toàn không thể hỗ trợ cho hải quân nhanh chóng thành lập một "lực lượng răn đe dưới nước" có thực lực mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Trong thời điểm Việt Nam chưa tìm được cách gì, Nga đã chìa ra cành ô liu. Trong tương lai, một khi 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo được biên chế toàn bộ cho Hải quân Việt Nam, cho dù duy trì phương thức để 1 - 2 chiếc để tu sửa tại cảng, 1 - 2 chiếc luân phiên huấn luyện, thì Việt Nam ít nhất có thể bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tuần tra sẵn sàng chiến đấu không gián đoạn với 2 chiếc tàu ngầm trở lên.
Phá vỡ cân bằng trên biển ở Đông Nam Á, tăng cường quan hệ quân sự với Nga và Ấn Độ
Với quan điểm có “chủ ý” như vậy, báo Trung Quốc cho rằng, Việt Nam mua sắm tàu ngầm lớp Kilo mới nhất, đồng thời đã phá vỡ ưu thế kép về số lượng và chất lượng tàu ngầm của cường quốc biển vốn có Đông Nam Á, đã tiếp tục làm sâu sắc quan hệ quân sự với Nga, đồng thời thông qua mời Hải quân Ấn Độ hỗ trợ đào tạo cán bộ chiến sĩ tàu ngầm, đã làm chặt chẽ quan hệ chiến lược với Ấn Độ.
Tàu ngầm lớp Kilo Nga có hỏa lực mạnh, tiềng ồn nhỏ, được mệnh danh là "lỗ đen đại dương", "sát thủ tàng hình". Tàu ngầm lớp Kilo uy lực mạnh gia nhập Hải quân Việt Nam chắc chắn sẽ tăng cường thực lực tổng thể hải quân và năng lực quốc phòng của Việt Nam. Bất kể là trọng tải hay năng lực chống hạm, chống tàu ngầm, trong các tàu chiến hiện có của Hải quân Việt Nam chưa có một loại có thể sánh ngang với tàu ngầm lớp Kilo.
Phó giáo sư Học viện quân sự hải quân Mỹ James Holmes từng có bài viết chỉ ra, lấy 6 tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga làm nền tảng, Việt Nam đang thực hiện chiến lược “chống can thiệp” của mình. Truyền thông Nhật Bản cũng cho rằng, Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo sẽ hình thành một loại sức mạnh "ngăn chặn xâm nhập".
Tàu ngầm diesel-điện Tp.Hồ Chí Minh lớp Kilo của Hải quân Việt Nam |
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Hồng Lâm có "chủ ý" cho rằng, ở Biển Đông, giữa nhiều quốc gia tồn tại tranh chấp chủ quyền, giữa Việt Nam và một số nước Đông Nam Á cũng tồn tại tranh chấp, "đối với Việt Nam, 6 tàu ngầm này một mặt đã tăng cường thực lực quốc phòng, mặt khác có tác dụng an ủi về tâm lý. Một điểm quan trọng hơn, so với một số nước Đông Nam Á khác, Việt Nam dựa vào điều này để có được ưu thế trên biển nhất định".
Về lâu dài, các nước Đông Nam Á có nguồn lực hạn chế, cơ bản có thái độ thận trọng đối với đầu tư cho hải quân. Tổng số tàu chiến mặt nước cỡ tương đối lớn của hải quân các nước Đông Nam Á không nhiều, số lượng tàu ngầm trang bị càng ít. Singapore, Malaysia, Indonesia lần lượt đã mua tàu ngầm cũ từ Thuỵ Điển, Pháp, Hàn Quốc, trở thành thê đội 1 lực lượng tác chiến trên biển của các nước Đông Nam Á.
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, sau khi Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo, sự cân bằng sức mạnh này đang lặng lẽ thay đổi. Dẫn tờ "Diễn đàn hải quân Cao Ly" Hàn Quốc trước đó cho rằng, Việt Nam mua sắm 6 tàu ngầm lớp Kilo loại mới nhất đã phá vỡ ưu thế kép về số lượng và chất lượng tàu ngầm của cường quốc trên biển vốn có của Đông Nam Á, đồng thời làm thay đổi triệt để cục diện sức mạnh trên biển của Đông Nam Á.
Báo Trung Quốc tưởng tượng cho rằng, hiện nay, để theo sát các bước của Việt Nam, nhiều nước Đông Nam Á đang gấp rút tăng cường tính năng tàu ngầm và năng lực săn ngầm của hải quân nước họ. Năm 2011, chiếc tàu ngầm lớp Archer đầu tiên mà Singapore mua của Thuỵ Điển được chính thức đưa vào hoạt động.
Người phát ngôn Hải quân Philippines cũng từng cho biết: "Các nước khác đều đã trang bị tàu ngầm, chúng ta cũng cần duy trì năng lực tương đương trong lĩnh vực này". Hải quân Malaysia hy vọng trên cơ sở 6 máy bay trực thăng săn ngầm Super Linx hiện có, nhập khẩu loại máy bay có tính năng tiên tiến hơn. Ngoài ra, theo truyền thông Thái Lan, trong ngân sách quốc phòng năm 2016, Thái Lan có thể có kế hoạch mua 2 - 3 tàu ngầm.
Ngoài hy vọng có ưu thế sức mạnh quân sự trên biển, Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo còn muốn tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ quân sự với Nga. Quan hệ hữu nghị Việt-Nga có thể ngược dòng đến thời kỳ Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô cũ tan rã, xoay quanh quyền sử dụng căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh, Việt Nam và Nga từng có tranh cãi với nhau.
Trên thực tế, đằng sau cuộc "khẩu chiến", quan hệ quân sự hai nước không giảm mà còn tăng lên. Năm 1995, Việt Nam nhập khẩu lô 2 chiếc máy bay chiến đấu Su-27 đầu tiên từ Nga. Sau đó, trong thời gian từ năm 2004 tới năm 2012, Việt Nam và Nga trước sau đã ký kết 3 hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu Su-30, hiện đã bàn giao 24 chiếc.
Tàu ngầm Hải Phòng HQ184 được đưa về vịnh Cam Ranh, Việt Nam |
Có bình luận cho rằng, hợp đồng mua sắm tàu ngầm lớp Kilo giữa Việt-Nga và kế hoạch sửa chữa của căn cứ tàu ngầm sẽ tiếp tục làm sâu sắc quan hệ quân sự hai nước. Trong khi đó, Nga tận dụng cơ hội này, vừa giành được lượng lớn ngoại tệ, vừa mở đường cho Nga quay trở lại Đông Nam Á.
Ngoài ra, điều này cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ quân sự Việt Nam-Ấn Độ. Theo báo chí nước ngoài năm 2013, là một phần của kế hoạch quan hệ chiến lược và quốc phòng giữa hai nước, Hải quân Ấn Độ sẽ trợ giúp Việt Nam huấn luyện 500 binh sĩ tàu ngầm. Ngay từ năm 1985, Hải quân Ấn Độ đã mua tàu ngầm lớp Kilo, có kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm phong phú hơn. Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh cho rằng, việc đào tạo sẽ liên tục vài năm, là một trong những nỗ lực làm cho Hà Nội và New Delhi xây dựng quan hệ chiến lược mật thiết hơn trong lĩnh vực hải quân.
Nhà nghiên cứu Hồ Chí Dũng - Viện nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Thượng Hải - Trung Quốc cho rằng, trong 10 năm qua, Ấn Độ luôn cung cấp viện trợ cho Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển sức mạnh hải, không quân. Ấn Độ hy vọng qua đó làm sâu sắc chính sách "hướng Đông" của nước này, làm cho Việt Nam trở thành trạm trung chuyển để sức mạnh quân sự của Ấn Độ lan tỏa ra Tây Thái Bình Dương.
Xây dựng 2 "pháo đài bờ biển", xây dựng căn cứ tiến ra Biển Đông
Căn cứ tàu ngầm Nha Trang sau khi xây dựng xong sẽ cùng với căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh tạo thành hình “sừng” (2 gọng kìm) kết hợp với nhau, trở thành 2 "pháo đài bờ biển" của Việt Nam, xây dựng thành các căn cứ quan trọng ra vào Biển Đông của Hải quân Việt Nam.
Tờ "Kanwa Defense Review" Canada năm 2010 từng cho rằng, Hải quân Việt Nam đã xác định xây dựng căn cứ tàu ngầm ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, khu vực nam trung bộ của nước này, nó sẽ là đại bản doanh của 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga trong tương lai.
Nha Trang nổi tiếng với ngành du lịch, được mệnh danh là "Maldives nhỏ". Nhưng, căn cứ tàu ngầm nằm ở vịnh Cam Ranh cách 60 km về phía bắc có ưu thế địa lý độc đáo, là một bộ phận để Việt Nam vươn từ lãnh thổ ra Biển Đông, cũng làm cho nó cùng với vịnh Cam Ranh tạo thành những căn cứ quan trọng ra vào Biển Đông của Hải quân Việt Nam.
Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tàu ngầm Hải Phòng HQ 184 vào quân cảng Cam Ranh |
Theo báo Trung Quốc, Việt Nam cho Nha Trang làm căn cứ đậu tàu ngầm lớp Kilo chủ yếu dựa trên vài lý do sau đây: Trước hết, Nha Trang mặt hướng ra Biển Đông, vị trí địa lý rất ưu việt. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do vịnh Cam Ranh đã cho Liên Xô cũ thuê, Việt Nam đã xây dựng Nha Trang thành căn cứ máy bay ném bom Su-22 của Không quân Việt Nam, cảng Nha Trang cũng trở thành điểm xuất phát quan trọng để tiến ra Trường Sa của tàu chiến mặt nước Quân đội Việt Nam.
Thứ hai, cơ sở cảng biển tương đối hoàn thiện. Tàu ngầm là một loại trang bị tác chiến cực kỳ nhấn mạnh tính bí mật và năng lực tấn công bất ngờ, vì vậy căn cứ của nó thường phải xây dựng lối ra từ hang động ở dưới lòng đất hoặc bờ biển để tiến hành tấn công bí mật.
Đồng thời, căn cứ tàu ngầm còn bao gồm một loạt công trình như thông tin, chỉ huy, hậu cần, bảo đảm kỹ thuật và sửa chữa. Là một trong những căn cứ hải quân quan trọng không nhiều của Việt Nam, hạ tầng cơ sở của Nha Trang tương đối hoàn thiện, công nghệ và chi phí tài chính để cải tạo thành căn cứ tàu ngầm lớp Kilo tương đối nhỏ.
Thứ ba, căn cứ hải quân tiếp giáp vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược nổi bật. Vịnh Cam Ranh được dãy núi bao quanh, nam bắc do 2 bán đảo hợp lại thành 2 vịnh trong và ngoài có hình hồ lô, nước đủ sâu, diện tích neo đậu lớn, cửa ra vào vịnh nhỏ, là một trong những cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới.
Nhưng, xét tới tính cơ mật của hoạt động tàu ngầm, Hải quân Việt Nam hoàn toàn không lựa chọn vịnh Cam Ranh "ồn ào" làm căn cứ tàu ngầm, mà lựa chọn Nha Trang - nơi cách đó không xa. Có thể dự đoán, căn cứ tàu ngầm Nha Trang sau khi xây dựng xong sẽ cùng với căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh tạo thành hình "sừng", kiêm cả tấn công-phòng thủ, trở thành 2 "pháo đài bờ biển" của Việt Nam.
Thông qua mua sắm lần này, Hải quân Việt Nam “ăn một chút” đã trở thành “người béo” trong hải quân các nước Đông Nam Á, đã tăng cường có hiệu quả năng lực chống tàu ngầm, chống đổ bộ, đặt mìn, tình báo và tác chiến đặc biệt ở khu vực.
Trong môi trường tác chiến hệ thống hiện đại, đối với Hải quân Việt Nam - lực lượng thiếu sự bảo vệ trên không và sự hỗ trợ của lực lượng săn ngầm có hiệu quả, biên chế tàu ngầm lớp Kilo tuy không thể làm xoay chuyển thực chất cục diện sức mạnh trên biển ở Biển Đông, nhưng là thử nghiệm tư duy tác chiến "phi đối xứng" nước nhỏ, vẫn sẽ gây ảnh hưởng sâu xa đối với tình hình Biển Đông.
Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tàu ngầm Hải Phòng HQ 184 vào quân cảng Cam Ranh |
Tàu ngầm Kilo trang bị tên lửa tầm bắn trên 200 km
Tàu ngầm lớp Kilo Nga chính thức tên là tàu ngầm Type 877, là tàu ngầm động cơ diesel-điện thế hệ thứ ba sau Chiến tranh của Hải quân Nga, được mệnh danh là "lỗ đen đại dương", "sát thủ tàng hình". Loại tàu ngầm này do Cục thiết kế hàng hải trung ương Rubin nổi tiếng của Liên Xô cũ thiết kế, chiếc đầu tiên hạ thủy năm 1979, chính thức biên chế năm 1982.
Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, để ứng phó với công nghệ săn ngầm ngày càng tiến bộ, Nga đã tiến hành một loại cải tiến hiện đại hóa đối với tàu ngầm lớp Kilo, đã hình thành phiên bản cải tiến lớp Kilo, Nga chính thức đặt tên là tàu ngầm Type 636.
Tàu ngầm Type 636 chủ yếu đã tăng cường năng lực chạy êm, đã đặt gạch giảm âm mới ở ngoài thân tàu, không chỉ có thể hấp thu tiếng ồn của tàu, mà còn có thể giảm mạnh cường độ tiếng vang của thiết bị định vị thủy âm chủ động của địch. Ngoài ra, Type 636 có hệ thống chiến đấu tàu ngầm kiểu tích hợp mới, có thể đồng thời xử lý 40 - 50 mục tiêu, được trang bị tên lửa chống hạm Club tầm bắn đạt 220 km.
Các nước sử dụng tàu ngầm hiện nay:
Nga: Thời kỳ Liên Xô chế tạo tổng cộng 24 chiếc tàu ngầm Type 877 (hiện dự đoán vẫn có 12 chiếc đang thuộc biên chế), 6 chiếc Type 636 (3 chiếc đã hạ thủy, 3 chiếc đang chế tạo).
Ấn Độ: 10 chiếc tàu ngầm Type 877 (hiện có 9 chiếc trong biên chế).
Iran: 3 chiếc tàu ngầm Type 877 (đang trong biên chế).
Ba Lan: 1 chiếc tàu ngầm Type 877 (đang trong biên chế).
Algeria: 2 chiếc tàu ngầm Type 877 (đang trong biên chế), 2 chiếc tàu ngầm Type 636 (đang trong biên chế).
Việt Nam: 6 chiếc tàu ngầm Type 636 (3 chiếc đã bàn giao).
Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tàu ngầm Hải Phòng HQ 184 vào quân cảng Cam Ranh. Những hình ảnh này được báo chí TQ lấy từ báo chí VN |