Hải quân Mỹ công bố sổ tay tác chiến
Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 2 tháng 9 đưa tin, gần đây, Hải quân Mỹ đã công bố một sổ tay liên quan đến chỉ đạo tác chiến của nhân viên hải quân. Sau đây là một số nội dung liên quan:
Hải quân Mỹ tập trận |
Nhiều năm qua, các thủy thủ được lợi từ các sổ tay như hướng dẫn nhân viên trực ban và sổ tay thủy thủ, họ thông qua những sổ tay này đã tìm hiểu kiến thức cơ bản chuyên ngành.
Ngoài đào tạo chuyên ngành chiến tranh và nhanh chóng, trên nền tảng kiến thức của các sổ tay này, vài thế hệ nhân viên hải quân đã xây dựng cuộc đời nghề nghiệp của mình. Những cuốn sách về công nghệ hàng hải, quản lý và lãnh đạo là một hướng dẫn rất tốt để hoàn thiện chuyên ngành của Hải quân Mỹ.
"Chúng ta chiến đấu như thế nào" là một cuốn sổ tay đơn giản, rõ ràng, nó đã giải thích việc làm một thủy thủ và các đặc điểm đơn giản, riêng biệt và lâu dài liên quan đến đi biển và chiến tranh trên biển.
Sổ tay đã nhấn mạnh kiến thức cơ bản của môi trường biển, đặc sắc trên biển duy nhất của Hải quân Mỹ, lịch sử trên lĩnh vực này của Hải quân Mỹ và phương thức tác chiến của hải quân.
Quyển sách này phải là tác phẩm tiếp theo của sách văn học có thể giúp cho thủy thủ hiểu bản chất của "thủy thủ", bởi vì các thủy thủ là những người đi biển xa, đã phát triển kỹ năng của mình.
Máy bay vận tải V-22 Opsrey Mỹ |
Hải quân Mỹ xây dựng kế hoạch sơ bộ nâng cấp trung hạn tuổi thọ của V-22
Hiện nay, Hải quân Mỹ đã bắt đầu xây dựng kế hoạch nâng cấp trung hạn tuổi thọ V-22 (MLU), kế hoạch này sẽ tiến hành nâng cấp kết cấu chính và thiết bị điện tử của V-22.
Kế hoạch MLU và công tác đổi sang trang bị động cơ AE1107C của V-22 do hải quân đang tiến hành sẽ được tiến hành độc lập với nhau.
Kế hoạch sẽ triển khai sau khi chiếc V-22 đầu tiên đạt 5.000 giờ bay, hiện nay, thời gian bay dài nhất là một chiếc CV-22 của không quân, đã bay trên 3.000 giờ.
Hải quân cho biết, lần nâng cấp này sẽ tiến hành điều chỉnh tổng thể đối với kết cấu khoang ngắn và cánh của V-22, đồng thời có thể sẽ tiến hành cải tiến đối với hệ thống điện và đường dây, thay thế những linh kiện và vật liệu đã lỗi thời.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ |
Hải quân Mỹ muốn cắt giảm số lượng mua sắm F-35C
Căn cứ vào một biểu đồ của Hải quân Mỹ, Hải quân Mỹ có khả năng sẽ giảm số lượng mua sắm thường niên đối với máy bay chiến đấu F-35C trong thập niên 20 của thế kỷ này từ 20 chiếc theo kế hoạch hiện nay giảm xuống còn 12 chiếc/năm.
Phó đô đốc Mike Shoemaker phụ trách hàng không của Hải quân Mỹ xác nhận, con số này đã được thảo luận, "ngân sách buộc chúng tôi điều chỉnh con số trong khoảng 12 - 20".
Ban đầu, trong năm tài khóa 2016, Hải quân Mỹ đề nghị cắt giảm số lượng mua F-35C, trong kế hoạch quốc phòng 5 năm tới (năm tài khóa 2016 - 2020) cắt bỏ 16 - 20 máy ay năm 2020 sẽ đạt số lượng mua cao nhất 12 chiếc.
Số lượng mua sắm hàng năm F-35B của Lực lượng Thủy quân lục chiến dự tính vẫn sẽ duy trì ổn định ở mức 20 chiếc/năm.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ |
Số lượng thấp hơn có thể có nghĩa là giai đoạn đầu của thập niên 20, hải quân hàng năm sẽ tăng không hơn 1 phi đội F-35.
Để duy trì quy mô 10 liên đội hàng không trên tàu gồm 44 máy bay chiến đấu, hải quân dự định thông qua kế hoạch đánh giá tuổi thọ sử dụng (SLAP) và kế hoạch kéo dài tuổi thọ (SLEP), kéo dài tuổi thọ của máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet của công ty Boeing từ 6.000 giờ lên 9.000 giờ.
Biểu đồ hải quân cho thấy, đến cuối thập niên 20, máy bay Super Hornet chưa được kéo dài tuổi thọ SLEP sẽ là máy bay chiến đấu tấn công có số lượng nhiều nhất trong đội bay của hải quân.
Shoemaker thừa nhận, chương trình SLEP mới nhất của hải quân (chương trình kéo dài tuổi thọ F/A-18A-D) đã chậm chạp so với tiến độ, từ đó dẫn tới sức mạnh của một số phi đội hiện không đủ.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ |
Trao hợp đồng 1,49 tỷ USD mua máy bay tuần tra Poseidon cho công ty Boeing
Hải quân Mỹ đã trao hợp đồng trị giá 1,49 tỷ USD cho công ty Boeing, công ty Boeing sẽ bàn giao 13 máy bay tuần tra P-8A Poseidon cho Hải quân Mỹ và Australia.
Trong hợp đồng này, công ty Boeing sẽ lần lượt cung ứng 9 chiếc và 4 chiếc máy bay tuần tra Poseidon cho Hải quân Mỹ và Không quân hoàng gia Australia.
Người phụ trách chương trình P-8 của Hải quân Mỹ Scott Dillon cho biết: "Từ khi hợp tác giai đoạn đầu chương trình phát triển P-8A bắt đầu, Mỹ và Australia đã triển khai kế hoạch máy bay có thể đáp ứng nhu cầu của hai nước. Trong vài chục năm tới, máy bay tuần tra P-8A của Mỹ và Australia có thể tiến hành hoạt động phối hợp có hiệu quả với nhau".
Ký kết hợp đồng này có nghĩa là công ty Boeing sẽ bàn giao chiếc máy bay P-8A đầu tiên cho Australia, đồng thời P-8A cũng sẽ trở thành máy bay sản suất hết tốc độ lô thứ hai của Hải quân Mỹ.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ |
Thông qua chương trình hợp tác của Mỹ, Hải quân Mỹ phụ trách cung cấp đào tạo toàn diện liên quan đến P-8A cho Không quân Australia. Trong chương trình này, Boeing sẽ cung ứng hệ thống huấn luyện hoàn chỉnh của P-8A cho RAAF, bao gồm hệ thống mô phỏng, nhân viên huấn luyện, bộ cảm biến, hệ thống thông tin và hệ thống vũ khí.
Công ty Boeing dự tính vào năm 2016 sẽ bàn giao chiếc máy bay P-8A đầu tiên thành Australia.
Máy bay P-8A là máy bay săn ngầm, chống hạm, tình báo, giám sát, trinh sát tầm xa được phát triển trên nền tảng máy bay thương mại thế hệ tiếp theo Boeing 737-800, dùng để đảm bảo thông tin liên lạc ở mức độ cao nhất trên chiến trường tương lai.
P-8A có thể áp dụng phương thức tiếp dầu bằng "que" hoặc phương thức tiếp đầu của Không quân Mỹ hiện nay, có năng lực bay ở vùng biển rộng lớn và duyên hải.
Hải quân Mỹ có kế hoạch dùng P-8A để thay thế P-3 cũ. Hải quân Mỹ hy vọng mua sắm khoảng 117 chiếc máy bay tuần tra trên biển đa nhiệm P-8A (MMA).
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ |
Tìm kiếm radar kiểm soát trên không mới của tàu sân bay và tàu đổ bộ
Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 1 tháng 9 đưa tin, Hải quân Mỹ đang thu thập phương án thiết kế radar kiểm soát trên không của tàu chiến (SATR), thay thế cho hệ thống radar theo dõi trên không sóng ngắn AN/SPN-43C S trang bị trên tàu sân bay và tàu đổ bộ hiện có.
Được biết, thời hạn thu thập phương án đã từ ngày 25 tháng 8 trì hoãn đến ngày 2 tháng 9. Loại radar mới được xác định là AN/SPN-50 (V) 1. Bộ Tư lệnh Hệ thống trên không hải quân Mỹ yêu cầu radar này hoạt động ở bước sóng ngắn C. Hải quân Mỹ sẽ trao hợp đồng sản xuất radar này vào năm tài khóa 2020.
Hải quân Mỹ từ chối bình luận về nội dung cụ thể của cuộc đấu thầu lần này, nhưng căn cứ vào tài liệu chính thức của hải quân năm 2013, do thiết bị lão hóa và chưa được kiểm chứng tác động, tất cả hệ thống radar AN/SPN-43 sẽ bị đào thải, trước khi lắp radar mới cho tàu chiến phải tiếp nhận kiểm tra tác động.
Hải quân Mỹ hy vọng có được một loại phương án thiết kế hệ thống radar hoàn thiện, tốt nhất là sản phẩm hiện có, sau đó trải qua một loạt kiểm tra, kiểm chứng radar phải chăng có chức năng kiểm soát trên không hay không. Ngoài ra, radar radar mới phải dựa chắc vào kích cỡ, trọng lượng và không gian của radar AN/SPN-43C để tiến hành thiết kế.
Năm 2013, Hải quân Mỹ có kế hoạch sở hữu lô 25 hệ hống đầu tiên, phân thành 2 giai đoạn: giai đoạn sản xuất sơ bộ tốc độ thấp sẽ sản xuất 2 hệ thống/năm; giai đoạn sản xuất hết tốc độ sản xuất 4 hệ thống/năm trong vòng 4 năm, năm cuối cùng sản xuất 5 hệ thống.
Tài liệu còn cho biết, Hải quân Mỹ sẽ mua một hệ thống mặt đất, sẽ dùng để huấn luyện và thử nghiệm, nhưng sẽ không dùng để kiểm soát trên không.
Lãnh thổ Mỹ chỉ có hệ thống radar AN/SPS-67(V)5 của công ty DRS đáp ứng các yêu cầu, radar này là hệ thống radar tìm kiếm/dẫn đường tầm gần, có khả năng dò tìm và theo dõi các mục tiêu trên biển chính xác cao, khả năng dò tìm và theo dõi các mục tiêu bay ở tầng trời thấp có hạn.
Nhưng, năng lực dò tìm đối không của radar này tồn tại khuyết điểm thiết kế. Hệ thống radar đáp ứng yêu cầu SATR của nước khác bao gồm radar giám sát biển đa chức năng AMB của Công ty Saab, radar mảng pha quét điện tử chủ động KRONOS 3D của công ty Selex,
radar mảng pha đa năng (EMPAR) AN/SPY-790 châu Âu, radar giám sát MRR-3D và Variant của công ty Thales, radar TRS-3D và TRS-4D của công ty quốc phòng và không gian Airbus.
AN/SPN-43C là radar bước sóng ngắn S (3.5GHz-3. 7GHz), nhưng đỉnh dải tần số có 1/4 được phân cho vùng truy cập vô tuyến cố định, làm cho radar kiểm soát trên không không thể điều khiển ở phạm vi cách bờ biển Mỹ 50 dặm Anh và lân cận, vì vậy radar thay thế sẽ áp dụng bước sóng ngắn C.
Ngoài ra, giữa các thiết bị vô tuyến trên tàu chiến tồn tại vấn đề gây nhiễu lẫn nhau, cho nên chỉ có bước sóng ngắn C (4GHz-8GHz) có thể cung cấp kiểm soát trên không.
Robot xử lý vật liệu nổ Mỹ |
Hải quân Mỹ đồng ý tiếp tục phát triển robot xử lý vật liệu nổ
Một loại robot xử lý vật liệu nổ chiến thuật do Hải quân Mỹ đang phát triển nhận được phê chuẩn, bước vào giai đoạn chế tạo.
Robot này thuộc một phần của chương trình hệ thống người máy xử lý vật liệu nổ cao cấp. Nó là một robot có kích cỡ trung bình, vừa có thể được vận chuyển trên đội xe ứng phó khẩn cấp, vừa có thể do 2 nhân viên kỹ thuật mang theo ở khu vực đặc biệt.
Nhiệm vụ chủ yếu của robot này là thâm nhập trinh sát và tìm kiếm phạm vi lớn.
Trước đây, Hải quân Mỹ tuyên bố, robot này sẽ thay thế hệ thống robot xử lý vật liệu nổ do cá nhân mang theo, được bắt đầu sản xuất hết tốc độ vào năm 2005.
Phiên bản phái sinh của chương trình hệ thống robot xử lý vật liệu nổ cao cấp là hệ thống tác chiến trên bộ, có thể bỏ vào ba lô và mang theo, chủ yếu dùng để trinh sát. Ngoài ra, hệ thống tác chiến căn cứ/hạ tầng phải được chở trên xe ứng phó khẩn cấp/xe kéo cỡ lớn.
Hải quân Mỹ cho biết, chương trình hệ thống robot xử lý vật liệu nổ cao cấp tuân theo một loại phương pháp có thể thao tác với nhau, nó dựa trên tận dụng hệ thống thông dụng kết nối logic, điện, vật lý chung.
Giám đốc Aaron Peters, Văn phòng kế hoạch nhiệm vụ viễn chinh, Bộ tư lệnh Hệ thống trên biển Hải quân Mỹ cho biết: "Thông qua mua sắm mô đun thông dụng, kết cấu hệ thống mở thích hợp với tất cả 3 loại cỡ, chúng tôi có thể tích hợp công nghệ mới tốt hơn, đồng thời nâng cao năng lực tổng hợp của chiến sĩ xử lý vật liệu nổ".