Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 8 dẫn tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 25 tháng 8 đăng bài viết "Thủy triều không ngừng thay đổi của Biển Đông" của nhà nghiên cứu cao cấp Elbridge Colby thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) và nhà nghiên cứu cao cấp Evan Montgomery thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách.
Trung Quốc ra sức bành trướng lãnh thổ và quân sự ở Biển Đông |
Bài viết cho rằng, hoạt động xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) với tốc độ nhanh chóng của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ là một thách thức ngoại giao, mà nó còn có thể nhanh chóng sẽ trở thành một vấn đề quân sự nghiêm trọng.
Mặc dù Trung Quốc luôn kiên trì tuyên bố trạm tiền tiêu (xây dựng bất hợp pháp) của họ sẽ chủ yếu dùng cho mục đích "phi quân sự", nhưng quan chức Mỹ lại đưa ra quan điểm ngược lại.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho rằng, "Trường Thành đất cát" của Trung Quốc có thể hỗ trợ cho máy bay chiến đấu, hệ thống theo dõi và năng lực tác chiến điện tử.
Rất nhiều nhà phân tích Mỹ hầu như tin chắc hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc sẽ không gây ảnh hưởng có ý nghĩa đối với ưu thế quân sự khu vực của Mỹ.
Trung Quốc ra sức bành trướng lãnh thổ và quân sự ở Biển Đông |
Một quan điểm thường được nghe thấy ở Washington là: Khi xảy ra chiến tranh, đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) sẽ trở thành mục tiêu tiện tay tấn công của Không quân và Hải quân Mỹ. Thông thường cho rằng, giá trị chiến lược của nó không đáng kể.
Theo bài viết, loại quan điểm này thực sự quá lạc quan. Quả thực, quy mô nhỏ hẹp, vị trí hẻo lánh và tính yếu ớt vốn có của những hòn đảo này khiến cho Bắc Kinh không có nhiều khả năng lợi dụng chúng để triển khai hành động tác chiến liên tục, cho dù là nhằm vào các nước láng giềng tương đối nhỏ yếu.
Nhưng, một số năng lực thích hợp có thể làm thay đổi cân bằng quân sự của khu vực này, trong khi đó, tập kết lực lượng quân sự khu vực của Quân đội Trung Quốc sẽ giúp cho Trung Quốc có được ưu thế vũ lực quan trọng.
Bài viết cho rằng, trong tình hình có thể mở rộng hạ tầng cảng và đường băng máy bay, đảo nhân tạo có thể trở thành đầu mối hậu cần của lực lượng trên biển và căn cứ tiền tuyến của máy bay.
Trung Quốc ra sức bành trướng lãnh thổ và quân sự ở Biển Đông |
Đã có một số trang bị, Trung Quốc có thể kéo dài thời gian hoạt động của vũ khí trang bị hải quân tác chiến ở khu vực này, làm cho máy bay chở các thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát có thể định kỳ bay đến khu vực cách bờ biển xa hơn nhiều,
đồng thời tiến hành tuần tra trên không mang tính chiến đấu ở vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền (bất hợp pháp) - có lẽ là để hỗ trợ cho vùng nhận dạng phòng không của họ ở Biển Đông trong tương lai.
Bài viết cho rằng, mặc dù không có những cơ sở này, đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) cũng có thể tiếp nhận đại đội tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không, chúng sẽ tăng cường đe dọa bất cứ tàu chiến mặt nước và máy bay nào ở khu vực lân cận.
Nếu Bắc Kinh triển khai (bất hợp pháp) những vũ khí này ở một số đảo trên Biển Đông, hơn nữa những vũ khí này có tầm bắn đầy đủ, thì điều này có thể sẽ hình thành vùng ngăn chặn quy mô nhỏ, từ đó làm cho các tài sản dân dụng và quân sự của nước khác rơi vào rủi ro từ nhiều hướng.
Trung Quốc ra sức bành trướng lãnh thổ và quân sự ở Biển Đông |
Theo bài viết, đồng thời, trong thời bình, mạng radar theo dõi mặt đất cách xa đất liền Trung Quốc sẽ cung cấp năng lực nhận biết tình hình khu vực chính xác hơn nhiều cho Bắc Kinh - một khi xảy ra chiến tranh sẽ có thể cung cấp thông tin ngắm chuẩn về đối thủ.
Thủ đoạn này sẽ gây ảnh hưởng to lớn. Thông qua giúp cho Bắc Kinh có thể gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, trạm tiền tiêu vũ trang có thể thúc đẩy một loại chiến lược chủ nghĩa bành trướng ngấm ngầm.
Lợi dụng loại chiến lược này, Trung Quốc sẽ từng bước mở rộng vai trò ảnh hưởng, đồng thời tránh tạo ra những khiêu khích nghiêm trọng dẫn đến xuất hiện khả năng bị báo thù.
Phần lớn các nước láng giềng của Trung Quốc hoàn toàn không có nhiều khả năng điều động lực lượng ra ngoài biên giới nước mình, vì vậy đồn trú bất cứ lực lượng nào trên những đảo này đều có thể gây ảnh hưởng đặc biệt to lớn đối với cân bằng quân sự cục bộ.
Trung Quốc ra sức bành trướng lãnh thổ và quân sự ở Biển Đông |
Trong khi đó, điều này sẽ làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc có khả năng hơn đi theo Trung Quốc một cách ngoan ngoãn, chứ không phải là chống lại Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, khi giữa Bắc Kinh và Washington xảy ra bất cứ khủng hoảng nào, đội quân Trung Quốc triển khai ở tuyến đầu sẽ còn thúc đẩy các nước láng giềng của Trung Quốc đứng ngoài cuộc. Như vậy, Mỹ có thể không được sử dụng những cơ sở trên lãnh thổ những nước láng giềng này khi có nhu cầu cấp bách.
Theo bài viết, mặc dù khi Mỹ triển khai tác chiến thực sự, Quân đội Trung Quốc triển khai trên đảo nhân tạo sẽ không ở đó trong thời gian dài, nhưng chúng có lẽ có thể thu thập tình báo quý giá liên quan đến các tài sản quân sự của Mỹ,
làm thay đổi phương thức tác chiến của những tài sản này, thậm chí phát động tấn công gây ra tổn thất nghiêm trọng - đặc biệt là nếu Mỹ bị làm cho trở tay không kịp hoặc không sẵn sàng phát động tấn công đối với lãnh thổ do Trung Quốc đòi hỏi (bất hợp pháp).
Trung Quốc ra sức bành trướng lãnh thổ và quân sự ở Biển Đông |
Bài viết cho rằng, mạng lưới căn cứ của Trung Quốc không ngừng mở rộng (bất hợp pháp) trên Biển Đông có thể sẽ phủ bóng đen lên tuyến đường hàng hải quan trọng của các nước trong khu vực này, tuyến đường nối liền châu Á với châu Âu và Trung Đông.
Vì vậy, Mỹ và các nước có cùng chung chí hướng trong khu vực dốc hết sức lực để kiềm chế, ngăn chặn các hành động bành trướng tiếp theo của Trung Quốc sẽ đặc biệt quan trọng.
Mặc dù về vật lý, ngăn chặn Bắc Kinh bành trướng quân sự ở Biển Đông có lẽ là không thể, nhưng thông qua nâng cao sức ép ngoại giao đối phó Bắc Kinh, đoàn kết chặt chẽ hơn để kiềm chế cường quyền của Trung Quốc,
xây dựng các lực lượng quân sự và phi quân sự bảo vệ trật tự hiện có, chứng minh ý nguyện sử dụng những lực lượng này, là có thể tăng thêm cái giá phải trả và rủi ro cho Bắc Kinh.
Những việc làm như vậy sẽ chứng minh cho Bắc Kinh thấy, những hành động bành trướng tiếp theo rất có thể sẽ gây ra hậu quả đi ngược lại mong muốn.
Nếu Bắc Kinh có thể dùng cái giá nhỏ để mở rộng phạm vi ảnh hưởng/bành trướng quân sự, thì không có lý do gì có thể cho rằng nó sẽ thu tay lại.
Trung Quốc ra sức bành trướng lãnh thổ và quân sự ở Biển Đông |