Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 21631 Nga |
Nga đặt mua 1 lô tàu hộ vệ hạng nhẹ tuần tra bờ biển
Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 24 tháng 4 đưa tin, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách mua sắm vũ khí Yuri Borisov gần đây cho biết, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch sắp tới ký kết đơn đặt hàng quốc phòng chế tạo một lô tàu hộ vệ hạng nhẹ dùng để tuần tra bờ biển.
Đồng thời, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết, vũ khí trang bị của một lô tàu hộ vệ hạng nhẹ mới tương tự như tàu chiến tên lửa nhỏ, nhưng do đặc tính và công dụng của bản thân tàu hộ vệ hạng nhẹ, trang bị cụ thể sẽ có chút khác nhau.
Ông cho biết, tên lửa tầm xa là phương hướng phát triển trong tương lai, chúng tôi sẽ sử dụng tên lửa tầm xa tấn công các mục tiêu ở duyên hải và trên đất liền. Chirkov nhấn mạnh, trong tương lai lô tàu chiến này sẽ xây dựng phòng tuyến mạnh mẽ cho các vùng biển gần của Nga.
Vào ngày 24 tháng 4, chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 21631 (lớp Buyan-M) thứ 9 đã khởi công chế tạo tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk ở Tatarstan. Chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Buyan-M đầu tiên loại này đã biên chế cho Hải quân Nga vào tháng 3 năm nay.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Buyan-M có lượng giãn nước 950 tấn, dài 74 m, thủy thủ đoàn 36 người, tốc độ lớn nhất là 45 km/giờ, có thể chạy liên tục 10 ngày.
Vũ khí trang bị bao gồm: 1 khẩu pháo cỡ 100 mm, 2 khẩu súng máy 14,5 mm và tên lửa chống hạm, 2 khẩu pháo tự động AK-630 hai nòng dùng để tấn công máy bay ở cự ly gần. Trên tàu còn trang bị 8 ống bắn thẳng đứng, trang bị tên lửa chống hạm nặng 1,2 tấn 3K14 Kaliber (tầm bắn 300 km) và trang bị hệ thống tên lửa tầm ngắn (tầm bắn 5 - 6 km).
Tàu này có thể xử lý các loại tình huống bất ngờ khi tuần tra bờ biển, đồng thời chi phí chế tạo tương đối rẻ.
Tàu hộ vệ tàng hình Đô đốc Gorshkov Type 22350 Hải quân Nga |
Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov Nga sẽ tiến hành kiểm tra
Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 21 tháng 4 đưa tin, gần đây Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chiếc tàu hộ vệ lớp Đô đốc Gorshkov Type 22350 đầu tiên của Nga sẽ tiến hành kiểm tra giai đoạn tiếp theo ở khu vực huấn luyện biển của Hạm đội Phương Bắc, Hải quân Nga.
Người phát ngôn tiết lộ, tàu hộ vệ này hiện nay đã làm tốt chuẩn bị cho tiến hành kiểm tra lần thứ hai, nhưng thời gian đưa vào hoạt động chính thức hiện vẫn chưa thể xác định.
Trước đây, có tin cho rằng, động cơ của tàu hộ vệ này có vấn đề. Nhưng, nhân viên kỹ thuật của nhà máy đóng tàu Phương Bắc đã phủ nhận. Trong kiểm tra, mọi hoạt động của tàu hộ vệ bình thường và đều được các binh sĩ tham gia kiểm tra tiến hành đánh giá rất cao. Đây là tàu hộ vệ thế hệ mới của Nga, mỗi bước trong quá trình kiểm tra đều rất kỹ lưỡng và tiến hành theo yêu cầu chặt chẽ.
Thời gian chạy thử trên biển lần đầu tiên của tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov là tháng 11 năm 2014. Là chiếc Type 22350 đầu tiên, tàu này được chế tạo riêng cho Hạm đội Phương Bắc, đầu năm 2006 khởi công chế tạo, mùa thu năm 2010 chính thức hạ thủy.
Tàu hộ vệ này có lượng giãn nước 4.500 tấn, tốc độ cao nhất đạt 29 hải lý/giờ, có thể mang theo 16 quả tên lửa Onyx hoặc 3M-54 Caliber, đồng thời trang bị hệ thống phòng không tổng hợp mới.
Tàu hộ vệ Type P17A lớp Shivalik Ấn Độ |
Hải quân Ấn Độ đặt hàng 3 tàu hộ vệ trị giá 3,1 tỷ USD
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 24 tháng 4 đưa tin, Tập đoàn đóng tàu GRSE Ấn Độ gần đây nhận được đơn đặt hàng chế tạo 3 tàu hộ vệ tàng hình tiên tiến P17A của hải quân nước này, tổng trị giá hợp đồng là 3,1 tỷ USD (khoảng 200 tỷ rupee).
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn GRSE, Thiếu tướng Verma ngày 22 tháng 4 cho biết, đây là đơn đặt hàng lớn nhất trong lịch sử của Công ty GRSE, đã thể hiện đầy đủ sự tin tưởng của Chính phủ và Hải quân Ấn Độ đối với công ty này, đơn đặt hàng này cũng đã đem lại một động lực cho công ty này.
Được biết, ngày 19 tháng 6 năm 2009, Ủy ban mua sắm quốc phòng Ấn Độ (DAC) đã xác nhận một kế hoạch mua sắm, sẽ chế tạo 7 tàu hộ vệ tàng hình tiên tiến cho hải quân. Kế hoạch đóng tàu này có tên là "Công trình P17A", căn cứ vào kế hoạch, Công ty TNHH đóng tàu Mazagon ( Mazagon Dock Ltd) ở Mumbai sẽ chế tạo 4 tàu hộ vệ tàng hình, còn nhà máy đóng tàu của Công ty GRSE sẽ chế tạo 3 tàu hộ vệ, những tàu chiến này sẽ áp dụng thiết kế tương đồng.
Thiếu tướng Verma cho biết: "Tàu hộ vệ có thể kiêm nhiệm nhiều chức năng, vừa có thể tấn công mục tiêu dưới mặt nước, vừa có thể phát động tấn công đối với các mục tiêu mặt nước và trên không; vừa có thể chở máy bay trực thăng, vừa có khả năng dò tìm. Vì vậy, tàu hộ vệ mới sẽ trở thành một trong những vũ khí mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ".
Một khi thiết kế cuối cùng của tàu hộ vệ được xác định, Công ty GRSE sẽ bắt đầu khởi công chế tạo trong 3 năm, chiếc đầu tiên dự kiến chế tạo xong và bàn giao vào năm 2023.
Các tàu tiếp theo sẽ tiến hành chế tạo với tốc độ mỗi năm một chiếc, trong 10 năm sẽ hoàn thành chế tạo toàn bộ. Ông Verma cho biết, Công ty GRSE sẽ hợp tác chặt chẽ với Hải quân Ấn Độ và Công ty TNHH đóng tàu Mazagon, thúc đẩy chế tạo tàu chiến.
Chủ nhiệm bộ phận đóng tàu của Công ty GRSE, chuẩn tướng Larnaca Ghosh tiết lộ, họ đang chế tạo một mô đun tích hợp hiện đại mới dùng cho chế tạo tàu hộ vệ, công nghệ mô đun hóa có thể giúp cho thời gian chế tạo tàu hộ vệ giảm 5 năm.