Tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz của Hải quân Philippines, mua của Mỹ |
Chọc giận Bắc Kinh
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 5 đưa tin, Nhật Bản và Philippines ngày 12 tháng 5 tổ chức cuộc diễn tập hải quân liên hợp lần đầu tiên ở khu vực lân cận vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Tư lệnh Hải quân Philippines ngày 11 tháng 5 nhấn mạnh, cuộc diễn tập quân sự không liên quan đến hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hãng tin Reuters Anh bình luận cho rằng, tính chất của cuộc tập trận này không có nhiều khả năng làm cho Trung Quốc quá lo ngại, bởi vì Trung-Mỹ từng tổ chức cuộc diễn tập tương tự.
Nhưng, tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển xuất hiện ở Biển Đông báo hiệu Nhật Bản ngày càng quan tâm đối với khu vực này, điều này có thể sẽ chọc giận Bắc Kinh.
Đồng thời, Nhật Bản gia tăng triển khai lực lượng có năng lực tấn công cao ở đảo Miyako, Okinawa, kiềm chế các hành động quân sự vươn ra Thái Bình Dương của Trung Quốc.
Báo TQ: Nhật Bản-Philippines-Mỹ hợp tác kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
(GDVN) - Nhật Bản muốn liên kết giữa Biển Đông với biển Hoa Đông, Philippines được cả Mỹ-Nhật tăng cường sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc.
Ngày 11 tháng 5, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản chính thức yêu cầu thành phố đảo Miyako tiếp nhận kế hoạch triển khai Lực lượng Phòng vệ.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị người dân địa phương "phản đối" - báo Trung Quốc tuyên truyền.
Theo hãng tin AP Mỹ, người phát ngôn Hải quân Philippines cho biết, dự tính cuộc diễn tập dài 2 tiếng đồng hồ sẽ tiến hành ở vùng biển của Philippines, lân cận vịnh Subic, tàu khu trục Harusame và Amagiri cùng với 600 binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Biển tham gia diễn tập; trong khi đó, Philippines sẽ cử 1 tàu hộ vệ tham diễn.
Tư lệnh Hải quân Philippines Jesus C. Millan cho biết, cuộc diễn tập quân sự liên hợp sẽ thực hiện các quy tắc khi lực lượng hải quân Tây Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc đụng nhau bất ngờ, để bảo đảm gặp nhau an toàn giữa các tàu chiến.
Các khoa mục cụ thể bao gồm hành động của máy bay trực thăng trên tàu, hạ cánh lẫn nhau và diễn luyện hải quân.
Mặc dù khi giới thiệu mục đích diễn tập có nhắc tới Trung Quốc, nhưng khi hỏi về khả năng cuộc diễn tập quân sự liên hợp Philippines-Nhật Bản liên quan tới tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Jesus C. Milan nói: "Không, chỉ là để tránh xung đột trên biển và sự kiện không bình thường".
Mạng tin tức Rappler Philippines ngày 11 tháng 5 dẫn lời người phát ngôn Hải quân Philippines cho biết, cuộc diễn tập sẽ tổ chức ở khu vực cách xa bãi cạn Scarborough.
Tàu khu trục Harusame của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Hãng tin Reuters Anh cho rằng, điểm khác với thái độ của người phát ngôn Hải quân Philippines, một nguồn tin từ Nhật Bản cho rằng: "Cuộc diễn tập quân sự lần này cách bãi cạn Scarborough không xa".
Tokyo mặc dù không có yêu cầu lãnh thổ đối với Biển Đông, nhưng họ lo ngại Bắc Kinh chi phối khu vực này sẽ khống chế tuyến đường giao thông trên biển quan trọng của Nhật Bản.
Một nguồn tin khác cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang cân nhắc gia nhập hoạt động tuần tra triên biển và trên không ở Biển Đông của Mỹ. Chiến lược này được Philippines khuyến khích.
Hãng tin AFP Pháp bình luận, Philippines cho rằng, Trung Quốc ra sức đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông, vì vậy, tìm kiếm đồng minh khu vực xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn.
Nhật Bản-Philippines sắp tập trận chung ở Biển Đông gần Scarborough
(GDVN) - Cảnh sát biển Nhật Bản-Philippines vừa diễn tập chống cướp biển liên hợp, Hải quân hai nước lại chuẩn bị tiến hành tập trận chung gần bãi cạn Scarborough...
Thông tin cập nhật:
Tân Hoa xã tối ngày 12 tháng 5 đưa tin, người phụ trách quan hệ công chúng của Hải quân Philippines, ông Commander Lued Lincuna cho biết, chiều ngày 12 tháng 5, Philippines và Nhật Bản đã tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên biển lần đầu tiên ở vùng biển lân cận vịnh Manila.
Ông Commander Lued Lincuna cho biết, địa điểm diễn tập nằm ở phía tây đảo Corregidor, tham gia diễn tập quân sự có tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz của Philippines cùng với tàu khu trục Harusame và tàu khu trục Amagiri của Nhật Bản.
Commander Lued Lincuna cho biết thêm, nội dung diễn tập bao gồm huấn luyện hạ cánh trực thăng trên tàu của nhau, diễn tập thông tin, nhằm tăng cường hợp tác trên biển giữa hai nước Philippines-Nhật Bản.
"Thêm dầu vào lửa"
“Thêm dầu vào lửa” là đánh giá của tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 12 tháng 5 khi nói về cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần đầu tiên ở Biển Đông giữa Nhật Bản và Philippines. Theo tiết lộ từ người phát ngôn Hải quân Philippines, thời gian diễn tập kéo dài 2 giờ.
Biên đội tàu khu trục Amagiri số hiệu 154 và tàu khu trục Harusame số hiệu 102 Nhật Bản |
Theo hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 10 tháng 5, 2 tàu khu trục gồm Harusame và Amagiri của Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ cùng với tàu hộ vệ Philippines tiến hành diễn tập quân sự liên hợp ở vùng biển lân cận đảo Corregidor - lối vào vịnh Manila.
Những năm gần đây, tình hình Biển Đông căng thẳng, Philippines và Nhật Bản liên tiếp xích lại gần nhau trong vấn đề hàng hải. Trên thực tế, đây đã không phải là cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần đầu tiên tổ chức trong năm nay của hai nước Nhật Bản, Philippines.
Ngày 6 tháng 5, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines lấy "chống cướp biển" làm chủ đề, đã tổ chức một cuộc diễn tập liên hợp ở vịnh Manila. Đây là cuộc diễn tập liên hợp lần đầu tiên kể từ khi hai nước Nhật Bản - Philippines ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2012. Cuộc diễn tập này có quan sát viên của 17 nước châu Á trong đó có Việt Nam, Australia.
Mỹ-Philippines tập trận quy mô lớn để đối phó Trung Quốc
(GDVN) - Khi xử lý vấn đề có liên quan tới TQ cần thận trọng hành động, khi chơi với TQ cần tận dụng tất cả các kênh ngoại giao; Philippines sẽ kêu gọi ASEAN lên án TQ.
Đối với người dân Philippines, cụm từ "diễn tập quân sự" đã không phải là điều gì đó hiếm thấy. Tháng 4 năm 2015 vừa qua, Mỹ đã cùng với Philippines tổ chức diễn tập quân sự liên hợp thường lệ "Balikatan-2015".
Đây là cuộc diễn tập quân sự liên hợp quy mô lớn nhất trong 15 năm qua của hai nước. Hai bên đã cử tổng cộng trên 11.000 quân, đồng thời tổ chức ở nhiều địa điểm của Philippines.
Theo bài báo, từ đầu năm 2015 đến nay, dựa vào diễn tập quân sự liên hợp, Philippines đã gây sự chú ý cho dư luận quốc tế, trong khi đó, việc liên thủ với Nhật Bản lần này sẽ tiếp tục đụng chạm đến dây thần kinh căng thẳng của các nước xung quanh Biển Đông (Trung Quốc).
Báo Trung Quốc cho rằng, trên thực tế, ở khu vực Biển Đông, Nhật Bản là quốc gia ngoài khu vực, "không có tư cách" nhúng tay vào vấn đề Biển Đông. Chỉ huy diễn tập Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Artemio Abu cho biết, Philippines có kế hoạch sẽ tổ chức 3 cuộc diễn tập với Nhật Bản ở vùng biển này trong năm nay. Vì sao Nhật Bản nhiệt tình, còn Philippines tình nguyện như vậy?
Chủ nhiệm Lữ Diệu Đông, Phòng nghiên cứu ngoại giao, Viện nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng: "Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh bản thân là nước nhập khẩu năng lượng, trong khi đó, Biển Đông lại là tuyến đường năng lượng trên biển giao lưu với Trung Đông, châu Âu, liên quan đến lợi ích tự thân".
Bài báo cho rằng, nguyên nhân quan trọng hơn là, Nhật Bản muốn đóng vai trò nổi bật hơn. Trong thời gian Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ, hai nước đã công bố "Phương châm hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật" phiên bản mới. Có tin cho rằng, Nhật Bản có thể gia nhập hành động tuần tra của Mỹ ở Biển Đông.
Biên đội tàu khu trục Amagiri số hiệu 154 và tàu khu trục Harusame số hiệu 102 Nhật Bản |
Hãng tin Reuters Anh cũng phân tích cho rằng, sau khi Quân đội Nhật Bản bị trục xuất khỏi Biển Đông 70 năm, Nhật Bản lại lặng lẽ quay trở lại, có ý đồ xây dựng quan hệ an ninh với Philippines và Việt Nam.
Có phân tích cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đồng thời xuất hiện ở Biển Đông có ý nghĩa mang tính cột mốc đối với việc Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, can thiệp các vấn đề an ninh xung quanh.
Trong khi đó, đối với Philippines, mong muốn và ý đồ của họ đối với khu vực Biển Đông có "điểm trùng" với Nhật Bản, điều này cũng thúc đẩy hai nước hợp tác trong vấn đề diễn tập quân sự.
Lữ Diệu Đông nói: "Chỉ dựa vào sức mạnh của mình, Philippines không thể thực hiện ý đồ của họ ở Biển Đông. Vì vậy, họ tìm cách tiến hành hợp tác với Mỹ và Nhật Bản".
Mỹ xây dựng tuyến phòng thủ chống Trung Quốc ở Đông Nam Á
(GDVN) - Ở các nước Đông Nam Á, lục địa và đảo quốc đã bắt đầu thời kỳ chơi cờ chính trị và ngoại giao phía sau giữa Trung-Mỹ, chiến tranh sẽ nổ ra trong tương lai.
Theo hãng tin Kyodo ngày 10 tháng 5, Philippines cũng có cảm giác khủng hoảng đối với vấn đề chủ quyền Biển Đông, trong vấn đề an ninh có thái độ tích cực tăng cường quan hệ với Nhật Bản.
Tháng 1 năm nay, hai nước Nhật Bản-Philippines ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh. Hạm trưởng Nhật Bản Koichi Kawagoe cũng cho biết, diễn tập là vì "lợi ích chung" của hai nước, trong tương lai hai nước sẽ còn tăng cường hợp tác. Hai bên tìm điểm cân bằng về nhu cầu lợi ích, hợp tác hai nước tự nhiên sẽ được tăng cường.
Lữ Diệu Đông tuyên truyền cho rằng: "Không còn nghi ngờ gì nữa, diễn tập quân sự liên hợp Nhật Bản-Philippines lần này chắc chắn đem lại nhân tố không xác định cho an ninh khu vực Biển Đông".
"Đây là một hình thức biểu hiện Nhật Bản muốn tăng cường cảm giác hiện diện và quyền lãnh đạo trong các vấn đề an ninh, quốc phòng khu vực, điều này cũng thêm dầu vào lửa đối khu vực Biển Đông vốn tồn tại mâu thuẫn. Nhật Bản can thiệp vào trong đó chắc chắn gây ra bất ổn và bất an lớn hơn cho tình hình nơi đây" – Lữ Diệu Đông nhắc nhở.
Đối với cuộc diễn tập liên hợp "chống cướp biển" trước đó của Nhật Bản-Philippines, có chuyên gia phân tích cho rằng, sự xích lại gần nhau về quân sự giữa Nhật Bản-Philippines diễn ra trong bối cảnh lớn Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phương Đông, hai nước đều cho rằng đây là cơ hội của họ, nhưng sự xích lại gần này chắc chắn gây ra “mối lo ngại” cho các nước xung quanh (Trung Quốc).
Diễn tập Balikatan-2015 giữa Mỹ-Philippines (ảnh tư liệu) |
Theo hãng tin AFP Pháp ngày 27 tháng 4, trước đó Hội nghị cấp cao ASEAN đã ra tuyên bố nhấn mạnh, các hoạt động (bồi đắp, tôn tạo bất hợp pháp của Trung Quốc) ở Biển Đông đã làm xói mòn lòng tin và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định.
Báo Trung Quốc tiếp tục giở giọng cho rằng, cuộc diễn tập quân sự lần này tiến hành ở lân cận khu vực tranh chấp Biển Đông nhạy cảm càng "gây lo ngại và bất mãn" cho "các nước xung quanh" (thực ra là cho Trung Quốc), cũng có thể dẫn đến "leo thang căng thẳng" cho quan hệ giữa hai nước với các nước xung quanh Biển Đông (Trung Quốc).
Nhà nghiên cứu cao cấp Ian Storey, Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nói với hãng tin AFP rằng, những cuộc diễn tập quân sự này lại là một minh chứng phản ánh tình hình căng thẳng ở Biển Đông và là cơ hội để Mỹ mở rộng hiện diện quân sự.
Mỹ và Philippines muốn Nhật hợp tác kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
(GDVN) - Sự lựa chọn tương đối thực tế là tăng cường hoạt động giám sát trên biển của máy bay tuần tra P-3C, cung cấp tình báo cho Philippines.
Có báo chí nước ngoài cho rằng, để đạt được lợi ích quốc gia, hai nước Nhật Bản và Philippines có thể sẽ có hành động lớn hơn dưới sự thúc đẩy của Mỹ ở phía sau.
Người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ngày 6 tháng 5 tiết lộ, Nhật Bản năm nay sẽ bàn giao lô 10 tàu tuần tra đầu tiên cho Philippines. Còn theo hãng tin Reuters, Nhật Bản còn có thể cung cấp vốn cho Philippines, giúp cải thiện xây dựng hạ tầng cơ sở của một căn cứ quân sự của Quân đội Philippines.
Báo Trung Quốc cho rằng, đối với vấn đề này, các nước xung quanh (Trung Quốc) sẽ giữ cảnh giác đầy đủ.
Đối phó Trung Quốc
Theo BBC Anh ngày 12 tháng 5, 2 tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và tàu chiến mới nhất của Philippines vào thứ Ba tổ chức diễn tập ở Biển Đông, cho thấy hai nước Nhật Bản-Philippines đã tăng cường liên kết để đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Philippines tiến hành diễn tập quân sự liên hợp với Nhật Bản – kẻ thù trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Philippines nhấn mạnh, tiêu điểm của cuộc diễn tập lần này là tăng cường năng lực quân sự.
Máy bay trực thăng AW-109 |
Theo người phát ngôn Hải quân Philippines thì khoa mục chủ yếu của cuộc diễn tập là một chiếc máy bay trực thăng AW-109 từ tàu hộ vệ Ramon Alcaraz bay đến tàu khu trục của Nhật Bản. Vào năm 2012, Philippines mua được tàu hộ vệ này từ Mỹ.
Có chuyên gia cho rằng, Nhật Bản và Philippines tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở khu vực Biển Đông có tranh chấp đã phát đi tín hiệu rõ ràng với Trung Quốc.
Giáo sư Michael Tasik của trường Đại học Texas at Austin cho rằng, tín hiệu đối với Trung Quốc là các nước Thái Bình Dương của Trung Quốc bắt đầu liên kết lại để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc.
Theo Michael Tasik, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và một số nước khác cảm nhận được hành vi hung hăng, hăm dọa của Trung Quốc, thậm chí Ấn Độ cũng cảm thấy bất an đối với vấn đề này. Diễn tập quân sự Nhật Bản-Philippines cho thấy sự lo ngại của họ đối với Trung Quốc.
Trung Quốc lại cảnh cáo máy bay tuần tra P-8 Mỹ khi bay đến Biển Đông
(GDVN) - Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A tham gia cuộc tập trận Balikatan-2015 khi bay ở vùng trời quốc tế trên Biển Đông đã bị Trung Quốc răn đe đừng để phán đoán nhầm.
Theo bài báo, các tàu chiến tham diễn xuất phát từ vịnh Subic – căn cứ hải quân trước đây của Mỹ. Trong khi đó, vịnh Subic cách bãi cạn Scarborough do Trung Quốc kiểm soát 270 km về phía tây bắc. Philippines cũng tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn này.
Theo bài báo, năm 2012, Trung Quốc đã kiểm soát (cướp) bãi cạn Scarborough – khu vực phong phú nguồn lợi thủy sản - trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Bãi cạn Scarborough cách đất liền Trung Quốc gần nhất là 650 km.
Từ đó về sau, tàu hải giám Trung Quốc thường xuyên đến vùng biển Scarborough, ngăn cản ngư dân Philippines tiếp tục đến khu vực này. Cách làm (hành động xâm lược mang đặc sắc tính bành trướng) của Trung Quốc đã gây ra một loạt hoạt động biểu tình ở Philippines.
Các biểu hiện của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông và đảo Senkaku - biển Hoa Đông những năm gần đây gây ra lo ngại cho rất nhiều quốc gia. Trung Quốc kiên trì yêu sách chủ quyền (phi pháp) đối với toàn bộ Biển Đông (bất chấp chủ quyền hợp pháp của các nước khác).