Trong đơn tố cáo gửi tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Thúy, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa thuộc Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trình bày:
Ông Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sao chép công trình khoa học của các nhà nghiên cứu khác, đặc biệt từ các tài liệu do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Thúy chấp bút hoặc tổ chức thực hiện trong khi không có nhu cầu.
Đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sao chép công trình khoa học của các nhà nghiên cứu khác. Ảnh Trần Việt. |
Cụ thể, theo Phó Giáo sư Đỗ Minh Thúy, ông Nguyễn Văn Cương đã sao chép từ các báo cáo khoa học trong tập kỷ yếu Hội thảo “Chính sách văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế” do Viện Văn hóa phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 04/04/2007 (lúc đó người tổ chức là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Thúy, Viện trưởng Viện Văn hóa) để báo cáo khoa học với tiêu đề “Chính sách văn hóa của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay” tại Hội thảo quốc tế “Các nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững: Lý luận thực tiễn và các giải pháp chính sách” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức ngày 13-14/12/2016.
Bà Thúy cho rằng, ông Cương đã sao chép tại các trang 51, 52, 55, 56, 57 của 02 bài tham luận, trong đó có 01 bài đã được đăng tải trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 06/2007.
Trong tài liệu gốc trang 55 ghi: Và trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, rất
Không được cống hiến, một Phó Giáo sư “tố” lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa |
cần thiết tăng cường và khuyến khích khả năng làm kinh tế trong các hoạt động văn hóa, trong các tổ chức làm văn hóa. Đã đến lúc, văn hóa cần năng động hơn trong việc khai thác tiềm năng văn hóa của mình. Chính vì thế mà chính sách phát triển kinh tế nói chung, kinh tế trong văn hóa nói riêng, một mặt phản ánh mức độ phát triển của con người trong tự nhiên và xã hội, mặt khác có tác động quyết định đến sự phát triển văn hóa…
Ông Cương đạo văn trong báo cáo trang 04 ghi: Trong bối cảnh hiện nay,
Bộ Văn hóa có hợp lý, hợp tình với trường hợp Phó Giáo sư Đỗ Thị Minh Thúy? |
rất cần thiết tăng cường và khuyến khích khả năng làm kinh tế trong các hoạt động văn hóa, trong các tổ chức làm văn hóa. Bên cạnh sự gia tăng hiệu quả đương nhiên vốn có của ngành kinh tế, chính vì thế mà chính sách phát triển kinh tế nói chung, kinh tế trong văn hóa nói riêng, một mặt phản ánh mức độ phát triển của con người, mặt khác có tác động quyết định đến sự phát triển văn hóa và hoạt động văn hóa.
Tài liệu gốc trang 56 ghi: Những chính sách kinh tế trong văn hóa có nhiều khi vượt khỏi phạm vi kinh tế, mang đậm diện mạo văn hóa, tạo thành động lực cho sự phát triển hài hòa nhân cách, phát triển gia đình, cộng đồng và xã hội.
Ông Cương đạo văn trong báo cáo trang 04: Những chính sách kinh tế trong văn hóa có nhiều khi vượt khỏi phạm vi kinh tế, mang đậm diện mạo văn hóa, trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa, tối đa và bền vững các hoạt động văn hóa, phát triển nhân cách, phát triển gia đình, cộng đồng và xã hội…
Ông Nguyễn Văn Cương (áo trắng) Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại cán bộ. Ảnh huc.edu.vn |
Ngoài ra, bà Thúy còn khẳng định, ông Nguyễn Văn Cương sao chép trong một số tác phẩm như: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Giáo sư Trần Ngọc Thêm để xuất bản cuốn Mỹ thuật đình làng đồng bằng Bắc Bộ do ông làm tác giả…
Trước những tố cáo trên, ngày 16/05/2017, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội để nắm rõ hơn về vấn đề này.
Tại buổi làm việc, ông Cương bác bỏ hoàn toàn tố cáo nói trên và cho biết: “Chúng tôi có sử dụng công trình nghiên cứu của những người đi trước thì bao giờ cũng phải trích nguồn rất là đầy đủ, đấy là nguyên tắc làm việc”.
Trước sự việc trên, đề nghị Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa sớm kiểm tra, làm rõ có hay không việc ông Nguyễn Văn Cương , Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đạo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sao chép công trình khoa học của các nhà nghiên cứu khác?