Trong bài viết khá dài, Hoa hậu Thu Thủy cũng đồng tình với siêu mẫu Hà Anh về việc tại sao Việt Nam vẫn 'tay trắng' với các cuộc thi nhan sắc quốc tế.
Đối với Hoa hậu Thu Thủy, dù chỉ giành chiến thắng trong một cuộc thi sắc đẹp, và đôi ba lần ngồi ghế giám khảo trong một vài cuộc thi cấp quốc gia có uy tín nhưng cùng kinh nghiệm rút ra sau những chuyến xuất ngoại với tư cách là Miss Vietnam, Thu Thủy cũng hiểu là một người đại diện thì sẽ ra sao.
"Đại đa số khá mơ hồ và cảm tính về chuẩn gương mặt đẹp"
Theo Hoa hậu Thu Thủy lý do vì sao Hoa hậu Việt Nam chưa đạt được với chuẩn chung của quốc tế có rất nhiều yếu tố và người đẹp đã phân tích những thiếu sót của Hoa hậu Việt Nam:
"Về ngoại hình - điều này Hà Anh cũng đã nhắc tới, đó là gương mặt và hình thể của các thí sinh Việt Nam chưa đạt so với quan niệm về “cái đẹp” của quốc tế. Mình xin phân tích thêm trên khía cạnh nhân trắc học.
Về khuôn mặt, xưa nay người Việt mình đánh giá một cô gái đẹp thường chỉ dựa trên nét (miệng cười tươi, mắt bồ câu, lông mày lá liễu…) hoặc trên vẻ (cô ấy dịu dàng, cô ấy đoan trang, cô ấy phúc hậu…) đại khái là nhìn thì sướng mắt nhưng để mổ xẻ ra, để chỉ mặt gọi tên thế nào được coi là chuẩn đẹp thì hình như đại đa số khá mơ hồ và cảm tính.
Một gương mặt được coi là đẹp đúng chuẩn mực không thể chỉ dựa trên nét mà phải dựa trên structure chuẩn (cấu trúc). Có nghĩa là các tỷ lệ mắt mũi mồm miệng, gò má, trán phải được trên dưới, ra vào phải trái đúng chỗ đúng cách. Người Châu Á nói chung hay người Việt Nam nói riêng về khuôn mặt thì bị mấy lỗi sau: mặt quá flat, nhìn chính diện thì rất đẹp (nhưng chỉ cần hơi xoay nghiêng đi thì có vấn đề ngay), trán và cấu trúc xương sọ không chuẩn (theo mình hiểu thì cấu trúc chuẩn là cấu trúc hình quả trứng) rồi tỷ lệ giữa mũi và hốc mắt, tỷ lệ xương gò má, hàm dưới, hàm trên và cằm… đại khái vậy.
Tất nhiên là không phải vô cớ các người đẹp Châu Á đang đổ xô đi độn cằm V-line và tạo hình mũi S-line. Cái này liên quan đến chuẩn mực đẹp về mặt cấu trúc.
"Còn khướt mới đạt chuẩn quốc tế về hình thể"
Về hình thể, không phải vô căn cứ khi Hà Anh khẳng định, tiêu chí chấm hình thể đẹp của Miss Universe trùng với tiêu chí lựa chọn của Victoria’s Secret Angels.
Tức là vẻ đẹp hình thể đó phải commercial (có tính thương mại cao) để người đoạt giải sau này còn đi quảng bá cho các thương hiệu và cho chính cuộc thi. Và nếu xét về các tiêu chí hình thể này thì Việt Nam ta còn khướt mới đạt được.
Vẻ đẹp của các thiên thần là vẻ đẹp của nhục cảm, một thứ vẻ đẹp lôi cuốn được cả đàn ông và đàn bà chứ không phải chỉ được các bà, các chị ngồi trước TV gật gật khen đẹp nhưng quay sang chồng ngồi cạnh thì ngáp ruồi bĩu môi.
Và sau đây là một số các chỉ số nhân trắc học cho thấy về hình thể nói chung người Việt Nam khó có thể đạt được các chuẩn quốc tế. Trừ khi có đột biến gen hoặc biết đâu vài chục năm nữa quan niệm thẩm mỹ của thế giới dịch chuyển sang Châu Á:
- Người Việt mình có tỷ lệ đầu to hơn bình thường
- Xương hông hẹp (để ý ảnh Trương Thị May trong trang phục áo tắm ở cuộc thi vừa rồi sẽ thấy)
- Mông thấp và tụt (cái này phải chụp nghiêng mới thấy được)
- Lóng đùi ngắn và thô (kể cả chân có dài đến mấy)
- Tỉ lệ chân ngắn - tức là tỉ lệ dài chân so với dài mông, hạ eo, vòng eo, vòng mông và chiều cao cơ thể chứ không phải là lấy thước dây đo thẳng thừng từ rốn đến gót chân.
"Không nên cử đại diện chưa từng chiến thắng"
Bên cạnh yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong, tức là vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tài năng được chia làm 3 yếu tố chính: phong thái, thần thái và cốt cách.
Phong thái là cách bạn đi đứng, nói năng, các cử chỉ và các biểu lộ cảm xúc. Mình rất buồn là hình như các lớp đào tạo người mẫu, người đẹp hình như chỉ dạy các người đẹp tạo dáng ra sao, đi vắt chéo chân, ngồi vắt chéo kiểu nào, ăn dao tay nào, ăn nĩa tay nào, mà không dạy (hoặc không hiểu) rằng đó chỉ là cái vỏ, rằng sâu xa đằng sau tất cả các qui tắc, bài về dáng đứng, thế ngồi đó đều có căn nguyên từ ngôn ngữ hình thể. Nếu bạn không hiểu được tại sao bạn phải đi thế, đứng thế mà chỉ cố bắt chước trong một khoảng thời gian ngăn ngắn thì dù có học giỏi đến mấy bạn cũng chỉ là robot.
Có thể hiểu mỗi người chúng ta như một trung tâm phát tín hiệu, mỗi cử động, mỗi một yếu tố, một chi tiết nhỏ trên người chúng ta đều truyền tải đến người đối diện một thông điệp nào đó. Đối với một thí sinh thi Hoa hậu thì tất cả các thông điệp phải nhất quán và phải hướng đến nhóm đối tượng tập trung (ở đây là ban giám khảo, hoặc khán giả, hoặc camera) một thông điệp duy nhất: tôi đẹp, tôi toả sáng.
Không phải vô cớ mà cả trăm cô gái trên sân khấu cùng mặc một kiểu váy, cùng đồng loạt biểu diễn một vài động tác, nhưng khán giả ngồi dưới hoặc camera sẽ chỉ tập trung vào một vài cô, hoặc chỉ có hình ảnh của một vài người lướt qua trên màn hình sẽ được não của người xem tiếp nhận và có phản ứng lại. Đấy là gốc rễ của sự thu hút sự chú ý đám đông và để lại ấn tượng, ê kíp trang điểm và trang phục cho các người đẹp. Chứ không phải ăn vận sao cho loè loẹt bắt mắt, làm kiểu tóc hay đội cái nón sao cho thật cao.
Những người có kinh nghiệm sân khấu, những người là diễn viên hoặc có kinh nghiệm trước đám đông đều có một thứ giác quan kỳ lạ, không nhìn mà họ vẫn cảm thấy camera nào đang hướng vào họ, ánh sáng chiếu vào góc nào thì họ đẹp nhất, động tác nào, cử chỉ nào hay lời nói nào được thực hiện thì đúng thời điểm nhất, gây hiệu ứng tốt nhất. Và cái này thì không ai dạy ai được, đó là tài năng bẩm sinh hoặc là được tích luỹ từ rất nhiều kinh nghiệm.
Thần thái là lớp lang sâu hơn một chút nữa so với phong thái:
Khi bạn đứng trước một người nào đó, thần thái của họ toả ra có thể làm cho bạn có thiện cảm hay không thiện cảm, mặc dù bạn rất khó xác định cụ thể tại sao bạn lại có cảm giác đó.
Đây có thể chỉ là ý kiến cá nhân của riêng tôi, có thể không đúng, nhưng theo tôi, không nên cử một người đại diện đi thi một cuộc thi nếu người đó chưa bao giờ chiến thắng trong một cuộc thi trong nước. Những ai đã từng cảm nhận được vị ngọt của chiến thắng, chắc sẽ cùng có cảm nhận giống tôi, tâm thế của bạn khi bước vào một cuộc thi mới rõ ràng là khác hẳn những người khác. Tâm lý học chỉ rằng, những người đã từng trải qua kinh nghiệm thành công thì sẽ có tâm lý và cơ hội để đạt đến thành công cao hơn những người chưa từng trải nghiệm cảm giác đó.
Cuối cùng là cốt cách, là thứ mà ai cũng đưa ra nhận xét được, cảm thấy được nhưng lại rất khó để có được.
Bạn hay nghe thấy người này nhận xét về người kia: cô đó trông sang, anh đó có vẻ chân thành, ông đó là người hiểu biết, bà đó là người thiện tâm...
Đó là do cốt cách của mỗi người tạo nên, và cho dù có đắp điếm hay che giấu kiểu gì, bạn cũng khó che được hoàn toàn. Cốt cách là sự tích luỹ của cả một quá trình, sự rèn luyện và gọt giũa hàng ngày và không thể không nhắc tới nền tảng gia đình và phông văn hoá.
"Phụ kiện hàng hiệu không đồng nghĩa với sang, đẹp"
Ngoài ba thứ kể trên còn có accessories (phụ kiện) nữa mà cái này Việt Nam ta rất để ý và đầu tư cho mấy người đẹp đi thi nước ngoài và luôn coi rằng đó là những thứ quyết định cho thành bại.
Về trang phục:
Người đẹp nào trước khi đi thi cũng được đầu tư rất nhiều vào trang phục, ở đây được chia làm hai loại, trang phục trình diễn thi thố và trang phục hằng ngày. Tôi xin nói đến trang phục trình diễn và nhất là trang phục áo dài trong phần thi trang phục dân tộc ở một dịp khác, mà chỉ xin đề cập đến các trang phục thường ngày của các thí sinh ta.
Xin được nhắc lại quan điểm đã nói ở trên, mỗi con người mang trên người rất nhiều thứ phát ra những tín hiệu đến người đối diện để truyền tải (có mục đích hay vô tình) một thông điệp nào đó. Và bản chất của một thông điệp được coi là đúng chỉ khi nó: 1. nhất quán 2. đúng thời gian 3. đúng địa điểm.
Xin nêu ra một vài ví dụ để minh hoạ. Tôi thấy rất nhiều người đẹp đi ra nước ngoài thường cố khoác lên người các loại áo quần đồ hiệu. Có thể với nhận thức của một nhóm người hoặc của các bạn cho rằng như thế đồng nghĩa với sang, đẹp. Nhưng nếu xét trên tổng thể, các thứ quần áo, giày dép, túi xách các bạn mang trên người có thực sự chuyển tải đúng thông điệp cho các bạn không, tôi nghi ngờ là không.
Bạn là thí sinh một cuộc thi, bạn không cần phải mặc đồ hiệu, cho dù đó là một cuộc thi nhan sắc. Bạn cần chứng minh bạn giàu có, sành điệu với ai?
Nghề nghiệp của bạn là sinh viên, người mẫu, diễn viên? bạn đến từ đất nước nào? thu nhập của các bạn là bao nhiêu? bạn đang đại diện cho cả một đất nước... Tôi nghĩ rằng không có một giám khảo nhân văn và có hiểu biết nào lại chấm điểm cộng cho bạn khi bạn mặc một bộ quần áo đi ăn cơm tối hoặc đi dã ngoại có giá trị cao hơn bình quân GDP đầu người ở nước bạn.
Tất nhiên sẽ có người nguỵ biện, đấy là màu cờ sắc áo, đấy là thể diện quốc gia, không nhẽ lại ăn mặc rách rưới đi thi quốc tế hoặc có đại gia, có Mạnh Thường Quân sponsor rồi, lo gì. Vâng, cũng chả sao, nhưng dù gì wrong message thì vẫn là wrong message. Mà nói một cách dân dã thì là “hông có hạp”.
"Trang bị vừa đủ kiến thức"
Về kiến thức và trình độ ngoại ngữ:
Cũng giống như trang phục, tôi xin nói lại là chúng chỉ là accessories, chúng quan trọng nhưng không quá quan trọng như chúng ta vẫn thường mặc định. Kiểu muốn đi thi quốc tế thì phải biết ngoại ngữ, phải trí tuệ.
Tôi đã từng mục sở thị những người đẹp nói tiếng Anh như gió nhưng cứ liến thoắng đến mức người bản xứ còn chả hiểu cô ấy nói gì. Tôi cũng đã từng rất khó chịu với các người đẹp đã được trang bị vô số các kiến thức để rồi chóng mặt vì bị các nàng phô diễn quá. Trong các cuộc thi quốc tế, cuộc thi nào cũng có phiên dịch cho những phần ứng xử, vì vậy, có lẽ các người đẹp nhà ta chỉ cần trang bị vừa phải ngoại ngữ đủ để nói lưu loát “xin chào, tôi tên là … tôi từ Việt Nam đến. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp nằm ở bán đảo Đông Dương” và trang bị vừa phải kiến thức đủ để không nhầm lẫn Washington nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thế là được.
Còn nếu người ta nói gì mà mình không hiểu hoặc không biết thì… cười. Những cuộc thi đều tập hợp các cô gái còn rất trẻ, nhiều người chưa học xong trung học, ai hơi đâu đi test theo chương trình thi cao học miễn là đừng vô duyên. Đẹp hay không thì cũng còn tùy mới nhận ra được, chứ vô duyên thì ai cũng thấy ngay tức khắc"./.
Đối với Hoa hậu Thu Thủy, dù chỉ giành chiến thắng trong một cuộc thi sắc đẹp, và đôi ba lần ngồi ghế giám khảo trong một vài cuộc thi cấp quốc gia có uy tín nhưng cùng kinh nghiệm rút ra sau những chuyến xuất ngoại với tư cách là Miss Vietnam, Thu Thủy cũng hiểu là một người đại diện thì sẽ ra sao.
Thu Thủy đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam năm 1994 |
"Đại đa số khá mơ hồ và cảm tính về chuẩn gương mặt đẹp"
Theo Hoa hậu Thu Thủy lý do vì sao Hoa hậu Việt Nam chưa đạt được với chuẩn chung của quốc tế có rất nhiều yếu tố và người đẹp đã phân tích những thiếu sót của Hoa hậu Việt Nam:
"Về ngoại hình - điều này Hà Anh cũng đã nhắc tới, đó là gương mặt và hình thể của các thí sinh Việt Nam chưa đạt so với quan niệm về “cái đẹp” của quốc tế. Mình xin phân tích thêm trên khía cạnh nhân trắc học.
Về khuôn mặt, xưa nay người Việt mình đánh giá một cô gái đẹp thường chỉ dựa trên nét (miệng cười tươi, mắt bồ câu, lông mày lá liễu…) hoặc trên vẻ (cô ấy dịu dàng, cô ấy đoan trang, cô ấy phúc hậu…) đại khái là nhìn thì sướng mắt nhưng để mổ xẻ ra, để chỉ mặt gọi tên thế nào được coi là chuẩn đẹp thì hình như đại đa số khá mơ hồ và cảm tính.
Một gương mặt được coi là đẹp đúng chuẩn mực không thể chỉ dựa trên nét mà phải dựa trên structure chuẩn (cấu trúc). Có nghĩa là các tỷ lệ mắt mũi mồm miệng, gò má, trán phải được trên dưới, ra vào phải trái đúng chỗ đúng cách. Người Châu Á nói chung hay người Việt Nam nói riêng về khuôn mặt thì bị mấy lỗi sau: mặt quá flat, nhìn chính diện thì rất đẹp (nhưng chỉ cần hơi xoay nghiêng đi thì có vấn đề ngay), trán và cấu trúc xương sọ không chuẩn (theo mình hiểu thì cấu trúc chuẩn là cấu trúc hình quả trứng) rồi tỷ lệ giữa mũi và hốc mắt, tỷ lệ xương gò má, hàm dưới, hàm trên và cằm… đại khái vậy.
Tất nhiên là không phải vô cớ các người đẹp Châu Á đang đổ xô đi độn cằm V-line và tạo hình mũi S-line. Cái này liên quan đến chuẩn mực đẹp về mặt cấu trúc.
"Còn khướt mới đạt chuẩn quốc tế về hình thể"
Về hình thể, không phải vô căn cứ khi Hà Anh khẳng định, tiêu chí chấm hình thể đẹp của Miss Universe trùng với tiêu chí lựa chọn của Victoria’s Secret Angels.
Tức là vẻ đẹp hình thể đó phải commercial (có tính thương mại cao) để người đoạt giải sau này còn đi quảng bá cho các thương hiệu và cho chính cuộc thi. Và nếu xét về các tiêu chí hình thể này thì Việt Nam ta còn khướt mới đạt được.
Vẻ đẹp của các thiên thần là vẻ đẹp của nhục cảm, một thứ vẻ đẹp lôi cuốn được cả đàn ông và đàn bà chứ không phải chỉ được các bà, các chị ngồi trước TV gật gật khen đẹp nhưng quay sang chồng ngồi cạnh thì ngáp ruồi bĩu môi.
Và sau đây là một số các chỉ số nhân trắc học cho thấy về hình thể nói chung người Việt Nam khó có thể đạt được các chuẩn quốc tế. Trừ khi có đột biến gen hoặc biết đâu vài chục năm nữa quan niệm thẩm mỹ của thế giới dịch chuyển sang Châu Á:
- Người Việt mình có tỷ lệ đầu to hơn bình thường
- Xương hông hẹp (để ý ảnh Trương Thị May trong trang phục áo tắm ở cuộc thi vừa rồi sẽ thấy)
- Mông thấp và tụt (cái này phải chụp nghiêng mới thấy được)
- Lóng đùi ngắn và thô (kể cả chân có dài đến mấy)
- Tỉ lệ chân ngắn - tức là tỉ lệ dài chân so với dài mông, hạ eo, vòng eo, vòng mông và chiều cao cơ thể chứ không phải là lấy thước dây đo thẳng thừng từ rốn đến gót chân.
"Không nên cử đại diện chưa từng chiến thắng"
Bên cạnh yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong, tức là vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tài năng được chia làm 3 yếu tố chính: phong thái, thần thái và cốt cách.
Phong thái là cách bạn đi đứng, nói năng, các cử chỉ và các biểu lộ cảm xúc. Mình rất buồn là hình như các lớp đào tạo người mẫu, người đẹp hình như chỉ dạy các người đẹp tạo dáng ra sao, đi vắt chéo chân, ngồi vắt chéo kiểu nào, ăn dao tay nào, ăn nĩa tay nào, mà không dạy (hoặc không hiểu) rằng đó chỉ là cái vỏ, rằng sâu xa đằng sau tất cả các qui tắc, bài về dáng đứng, thế ngồi đó đều có căn nguyên từ ngôn ngữ hình thể. Nếu bạn không hiểu được tại sao bạn phải đi thế, đứng thế mà chỉ cố bắt chước trong một khoảng thời gian ngăn ngắn thì dù có học giỏi đến mấy bạn cũng chỉ là robot.
Có thể hiểu mỗi người chúng ta như một trung tâm phát tín hiệu, mỗi cử động, mỗi một yếu tố, một chi tiết nhỏ trên người chúng ta đều truyền tải đến người đối diện một thông điệp nào đó. Đối với một thí sinh thi Hoa hậu thì tất cả các thông điệp phải nhất quán và phải hướng đến nhóm đối tượng tập trung (ở đây là ban giám khảo, hoặc khán giả, hoặc camera) một thông điệp duy nhất: tôi đẹp, tôi toả sáng.
Không phải vô cớ mà cả trăm cô gái trên sân khấu cùng mặc một kiểu váy, cùng đồng loạt biểu diễn một vài động tác, nhưng khán giả ngồi dưới hoặc camera sẽ chỉ tập trung vào một vài cô, hoặc chỉ có hình ảnh của một vài người lướt qua trên màn hình sẽ được não của người xem tiếp nhận và có phản ứng lại. Đấy là gốc rễ của sự thu hút sự chú ý đám đông và để lại ấn tượng, ê kíp trang điểm và trang phục cho các người đẹp. Chứ không phải ăn vận sao cho loè loẹt bắt mắt, làm kiểu tóc hay đội cái nón sao cho thật cao.
Những người có kinh nghiệm sân khấu, những người là diễn viên hoặc có kinh nghiệm trước đám đông đều có một thứ giác quan kỳ lạ, không nhìn mà họ vẫn cảm thấy camera nào đang hướng vào họ, ánh sáng chiếu vào góc nào thì họ đẹp nhất, động tác nào, cử chỉ nào hay lời nói nào được thực hiện thì đúng thời điểm nhất, gây hiệu ứng tốt nhất. Và cái này thì không ai dạy ai được, đó là tài năng bẩm sinh hoặc là được tích luỹ từ rất nhiều kinh nghiệm.
Thần thái là lớp lang sâu hơn một chút nữa so với phong thái:
Khi bạn đứng trước một người nào đó, thần thái của họ toả ra có thể làm cho bạn có thiện cảm hay không thiện cảm, mặc dù bạn rất khó xác định cụ thể tại sao bạn lại có cảm giác đó.
Đây có thể chỉ là ý kiến cá nhân của riêng tôi, có thể không đúng, nhưng theo tôi, không nên cử một người đại diện đi thi một cuộc thi nếu người đó chưa bao giờ chiến thắng trong một cuộc thi trong nước. Những ai đã từng cảm nhận được vị ngọt của chiến thắng, chắc sẽ cùng có cảm nhận giống tôi, tâm thế của bạn khi bước vào một cuộc thi mới rõ ràng là khác hẳn những người khác. Tâm lý học chỉ rằng, những người đã từng trải qua kinh nghiệm thành công thì sẽ có tâm lý và cơ hội để đạt đến thành công cao hơn những người chưa từng trải nghiệm cảm giác đó.
Cuối cùng là cốt cách, là thứ mà ai cũng đưa ra nhận xét được, cảm thấy được nhưng lại rất khó để có được.
Bạn hay nghe thấy người này nhận xét về người kia: cô đó trông sang, anh đó có vẻ chân thành, ông đó là người hiểu biết, bà đó là người thiện tâm...
Đó là do cốt cách của mỗi người tạo nên, và cho dù có đắp điếm hay che giấu kiểu gì, bạn cũng khó che được hoàn toàn. Cốt cách là sự tích luỹ của cả một quá trình, sự rèn luyện và gọt giũa hàng ngày và không thể không nhắc tới nền tảng gia đình và phông văn hoá.
"Phụ kiện hàng hiệu không đồng nghĩa với sang, đẹp"
Ngoài ba thứ kể trên còn có accessories (phụ kiện) nữa mà cái này Việt Nam ta rất để ý và đầu tư cho mấy người đẹp đi thi nước ngoài và luôn coi rằng đó là những thứ quyết định cho thành bại.
Về trang phục:
Người đẹp nào trước khi đi thi cũng được đầu tư rất nhiều vào trang phục, ở đây được chia làm hai loại, trang phục trình diễn thi thố và trang phục hằng ngày. Tôi xin nói đến trang phục trình diễn và nhất là trang phục áo dài trong phần thi trang phục dân tộc ở một dịp khác, mà chỉ xin đề cập đến các trang phục thường ngày của các thí sinh ta.
Xin được nhắc lại quan điểm đã nói ở trên, mỗi con người mang trên người rất nhiều thứ phát ra những tín hiệu đến người đối diện để truyền tải (có mục đích hay vô tình) một thông điệp nào đó. Và bản chất của một thông điệp được coi là đúng chỉ khi nó: 1. nhất quán 2. đúng thời gian 3. đúng địa điểm.
Xin nêu ra một vài ví dụ để minh hoạ. Tôi thấy rất nhiều người đẹp đi ra nước ngoài thường cố khoác lên người các loại áo quần đồ hiệu. Có thể với nhận thức của một nhóm người hoặc của các bạn cho rằng như thế đồng nghĩa với sang, đẹp. Nhưng nếu xét trên tổng thể, các thứ quần áo, giày dép, túi xách các bạn mang trên người có thực sự chuyển tải đúng thông điệp cho các bạn không, tôi nghi ngờ là không.
Bạn là thí sinh một cuộc thi, bạn không cần phải mặc đồ hiệu, cho dù đó là một cuộc thi nhan sắc. Bạn cần chứng minh bạn giàu có, sành điệu với ai?
Nghề nghiệp của bạn là sinh viên, người mẫu, diễn viên? bạn đến từ đất nước nào? thu nhập của các bạn là bao nhiêu? bạn đang đại diện cho cả một đất nước... Tôi nghĩ rằng không có một giám khảo nhân văn và có hiểu biết nào lại chấm điểm cộng cho bạn khi bạn mặc một bộ quần áo đi ăn cơm tối hoặc đi dã ngoại có giá trị cao hơn bình quân GDP đầu người ở nước bạn.
Tất nhiên sẽ có người nguỵ biện, đấy là màu cờ sắc áo, đấy là thể diện quốc gia, không nhẽ lại ăn mặc rách rưới đi thi quốc tế hoặc có đại gia, có Mạnh Thường Quân sponsor rồi, lo gì. Vâng, cũng chả sao, nhưng dù gì wrong message thì vẫn là wrong message. Mà nói một cách dân dã thì là “hông có hạp”.
"Trang bị vừa đủ kiến thức"
Về kiến thức và trình độ ngoại ngữ:
Cũng giống như trang phục, tôi xin nói lại là chúng chỉ là accessories, chúng quan trọng nhưng không quá quan trọng như chúng ta vẫn thường mặc định. Kiểu muốn đi thi quốc tế thì phải biết ngoại ngữ, phải trí tuệ.
Tôi đã từng mục sở thị những người đẹp nói tiếng Anh như gió nhưng cứ liến thoắng đến mức người bản xứ còn chả hiểu cô ấy nói gì. Tôi cũng đã từng rất khó chịu với các người đẹp đã được trang bị vô số các kiến thức để rồi chóng mặt vì bị các nàng phô diễn quá. Trong các cuộc thi quốc tế, cuộc thi nào cũng có phiên dịch cho những phần ứng xử, vì vậy, có lẽ các người đẹp nhà ta chỉ cần trang bị vừa phải ngoại ngữ đủ để nói lưu loát “xin chào, tôi tên là … tôi từ Việt Nam đến. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp nằm ở bán đảo Đông Dương” và trang bị vừa phải kiến thức đủ để không nhầm lẫn Washington nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thế là được.
Còn nếu người ta nói gì mà mình không hiểu hoặc không biết thì… cười. Những cuộc thi đều tập hợp các cô gái còn rất trẻ, nhiều người chưa học xong trung học, ai hơi đâu đi test theo chương trình thi cao học miễn là đừng vô duyên. Đẹp hay không thì cũng còn tùy mới nhận ra được, chứ vô duyên thì ai cũng thấy ngay tức khắc"./.
Hoa Hậu Thu Thủy