Học giả Lý Lệnh Hoa. |
Ngày 17/3, trên trang cá nhân của mình học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, một chuyên gia về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã có những bình luận đáng chú ý về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, tập trung vào vấn đề hợp tác trên biển.
Học giả Lý Lệnh Hoa cho rằng kết quả này sẽ mở ra một trang mới trong quan hệ giữa 2 nước cũng như tương lai của Biển Đông. Việc 2 bên thành lập tổ công tác liên hợp bàn bạc vấn đề phân giới và cùng khai thác khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ không mới, nó đã được đề cập trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 21/7/2005 tại Bắc Kinh khi Chủ tịch nước Việt Nam thăm Trung Quốc. 8 năm trôi qua, nhưng do sự khác biệt quá lớn trên nguyên tắc về chủ quyền lãnh hải và phân giới trên biển, đàm phán không có tiến triển nào, ngược lại quan hệ 2 nước lại ngày một căng thẳng. Vì vậy tổ công tác liên hợp sắp được thành lập sẽ bao gồm những ai, thuộc cơ quan nào, tư tưởng chỉ đạo, công việc cụ thể ra sao đang là vấn đề đáng quan tâm. Học giả Lý Lệnh Hoa cho rằng, tất cả các thành viên của tổ công tác liên hợp sắp được thành lập cần phải tập trung nghiên cứu nghiêm túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là tinh thần và các điều khoản cụ thể của UNCLOS, thực sự căn cứ vào UNCLOS để giải quyết các vấn đề, phía Việt Nam cũng nên như vậy. Thực tế một vài năm trở lại đây cho thấy khi các bên tranh chấp chủ quyền các đảo, bãi đá trên biển đầu tiên cần giải quyết vấn đề biên giới trên biển sau đó mới có thể tính đến giải pháp khai thác chung các nguồn tài nguyên. Hiện nay rất nhiều "chuyên gia", "học giả" Trung Quốc liên tục kêu gọi cùng khai thác mà lơ đi việc phân giới trên biển, những ý tưởng và cách đặt vấn đề như vậy là thiếu suy nghĩ thấu đáo, đảo lộn trình tự.
Học giả Lý Lệnh Hoa cho rằng kết quả này sẽ mở ra một trang mới trong quan hệ giữa 2 nước cũng như tương lai của Biển Đông. Việc 2 bên thành lập tổ công tác liên hợp bàn bạc vấn đề phân giới và cùng khai thác khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ không mới, nó đã được đề cập trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 21/7/2005 tại Bắc Kinh khi Chủ tịch nước Việt Nam thăm Trung Quốc. 8 năm trôi qua, nhưng do sự khác biệt quá lớn trên nguyên tắc về chủ quyền lãnh hải và phân giới trên biển, đàm phán không có tiến triển nào, ngược lại quan hệ 2 nước lại ngày một căng thẳng. Vì vậy tổ công tác liên hợp sắp được thành lập sẽ bao gồm những ai, thuộc cơ quan nào, tư tưởng chỉ đạo, công việc cụ thể ra sao đang là vấn đề đáng quan tâm. Học giả Lý Lệnh Hoa cho rằng, tất cả các thành viên của tổ công tác liên hợp sắp được thành lập cần phải tập trung nghiên cứu nghiêm túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là tinh thần và các điều khoản cụ thể của UNCLOS, thực sự căn cứ vào UNCLOS để giải quyết các vấn đề, phía Việt Nam cũng nên như vậy. Thực tế một vài năm trở lại đây cho thấy khi các bên tranh chấp chủ quyền các đảo, bãi đá trên biển đầu tiên cần giải quyết vấn đề biên giới trên biển sau đó mới có thể tính đến giải pháp khai thác chung các nguồn tài nguyên. Hiện nay rất nhiều "chuyên gia", "học giả" Trung Quốc liên tục kêu gọi cùng khai thác mà lơ đi việc phân giới trên biển, những ý tưởng và cách đặt vấn đề như vậy là thiếu suy nghĩ thấu đáo, đảo lộn trình tự.
La Viện, một "học giả" có tiếng diều hâu, thiếu kiến thức cơ bản về luật pháp quốc tế lại thích lên ti vi, lên báo nói này nói nọ về Biển Đông, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan. |
Thậm chí một số "chuyên gia" Trung Quốc khá có tiếng tăm nhưng thiếu kiến thức cơ bản, khái niệm cơ bản về lý luận phân giới trên các vùng biển quốc tế hiện đại cũng như cách xác định các điểm cơ sở, đường cơ sở lãnh hải lại thích lên ti vi, lên báo nói này nói nọ, học giả Lý Lệnh Hoa thẳng thắn thừa nhận. Ông cho biết thêm, hiện nay rất nhiều hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn chạy theo những lý luận cũ, khái niệm cũ của 30 năm trước khi tuyên truyền về công tác phân giới trên biển cũng như tuyên truyền về kỹ thuật phân giới trên biển khác xa so với thực tế hiện đại, điều này không ổn. Một đường biên giới tốt mới có thể có láng giềng tốt. Để thực hiện tốt công tác phân giới trên biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ không những cần đàm phán song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc mà còn cần tiến hành đàm phán song phương và/hoặc đàm phán đa phương với các bên liên quan còn lại như Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia bởi vì khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ liên quan trực tiếp đến cục diện toàn bộ Biển Đông và lý luận cũng như kỹ thuật, phương pháp phân giới của các bên liên quan cần phải thống nhất. Chỉ có như vậy mới có thể tiết giảm tối đa thời gian cũng như kinh phí, tránh đàm phán trùng lặp hoặc phân tán.
- Yomiuri: Thăm Cam Ranh, Bộ trưởng QP Nhật nói 2 nước cùng hoàn cảnh
- Đài Loan sửng sốt khi truyền hình TQ để lộ bản đồ tác chiến tấn công
- Ảnh: Thủ tướng Trung Quốc đi mua sắm ở Hà Nội
- Hoàn Cầu nói gì về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc?
- Trung Quốc: Xác ướp đột ngột chuyển màu đen sau vài giờ khai quật
- Sam Rainsy đi Mỹ "cầu viện", Washington từ chối chứng thực
- Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án
- Assad: Không cần vũ khí hóa học vì đã có tên lửa đủ mạnh chống Israel
- "Trung Quốc đang trên đà đạt được mục tiêu"
- Đả hổ đập ruồi, Trung Quốc bắt tạm giam Thị trưởng thành phố Nam Kinh
Hồng Thủy