Giáo sư Vương Nghĩa Khôi - Đại học Nhân dân Trung Quốc |
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 17 tháng 3 đăng bài viết bình luận về tình hình Ukraine của tác giả Vương Nghĩa Ngôi, Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế-Đại học Nhân dân Trung Quốc, phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu EU.
Để hiểu thêm về các luồng ý kiến, nhận định về tình hình Ucraine, dưới đây là nội dung chính của bài viết được chuyển dịch đến độc giả, xin mời thảo luận về ý kiến tại box thảo luận ở phía dưới.
Tình hình chính trị Ukraine hoàn toàn không ổn định cùng với việc Liên Xô giải thể, Ukraine độc lập và giao nộp kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, trái lại, những năm qua, Ukraine trở thành chiến trường cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, thậm chí có thể dẫn đến Chiến tranh Lạnh lần thứ hai.
Ukraine lại ngả theo hướng phương Tây, khu vực Crimea thì trưng cầu dân ý muốn quay trở lại với Nga. Cuộc chiến giằng co địa-chính trị giữa Nga và phương Tây đã bước vào giai đoạn cuối cùng, đem lại rất nhiều gợi ý.
Thứ nhất, Rạn nứt chính trị dễ dẫn đến bi kịch của chính trị nước lớn
Ukraine là nước lớn thứ hai của châu Âu, tại sao "khó xử"? Giống như Trái đất có nhiều chỗ rạn nứt và kết nối thường xảy ra động đất, khu vực kết nối và rạn nứt văn minh giữa các châu lục cũng thường xảy ra chấn động chính trị.
Ukraine bất hạnh tọa lạc ở điểm giao nhau giữa văn minh Thiên Chúa giáo và Chính thống giáo, phần lớn cư dân ở phía tây Ukraine là tín đồ Thiên Chúa giáo, phần lớn cư dân miền đông thờ Chính thống giáo của Nga, khủng hoảng kinh tế gây ra xung đột của nền văn minh, khiến cho đất nước nằm trên bờ vực phá sản và chia cắt, đã tạo ra khả năng cho nước lớn can thiệp, đồng thời cuối cùng lấy bi kịch tự thân để gây ra bi kịch chính trị giữa các nước lớn.
Chính quyền lâm thời Kiev Ukraine thân phương Tây tổ chức tập trận |
Hai là, cuộc khủng hoảng chính trị có nguồn gốc từ khủng hoảng kinh tế, lệ thuộc rất cao vào nước ngoài về kinh tế là điểm yếu của an ninh quốc gia.
Những năm gần đây, phương Tây nhiều lần thúc đẩy thay đổi chính quyền ở một số quốc gia, đồng thời có xu thế lan tràn. Lần này, để tránh kích động Nga, phương Tây không sử dụng các khẩu hiệu như "mùa xuân Ukraine" hay "cách mạng cam", nhưng thực chất chẳng khác gì. Kinh tế Ukraine gặp khó khăn, nằm bên bờ vực phá sản, đã tạo ra khả năng cho bên ngoài thao túng. Phương Tây đã lợi dụng khuynh hướng không muốn quá lệ thuộc vào Nga của Ukraine, thúc đẩy thay đổi tình hình của Ukraine.
Ba là, giải thích sai lầm về lịch sử của phương Tây là nguyên nhân gây ra bất ổn.
Liên Xô tan rã, Chiến tranh Lạnh kết thúc làm cho phương Tây "đắc ý vênh váo", Mỹ thậm chí kết luận nói "sự kết thúc của lịch sử", thuyết về đế quốc mới từng gây xôn xao, kết quả khiến cho Mỹ rơi vào sa lầy ở vũng bùn Afghanistan, Iraq hơn 10 năm mà khó thoát ra được.
EU cũng tận dụng cơ hội đó để bành trướng quy mô lớn, chỉ trong năm 2004 đã kết nạp 10 nước, đến nay "tiêu hóa không tốt". Những điều này đều là giải thích sai lầm về sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đang gây hại. Lấy tính ngẫu nhiên của lịch sử cho vào ý nghĩa tính “tất nhiên” thường dẫn đến tiên đoán tự thực hiện.
Nga khẳng định "lợi ích cốt lõi" tại Crimea |
Bốn là, tiêu chuẩn kép của phương Tây tiếp tục phản ánh tính chất thật
Trước đây ủng hộ Kosovo trưng cầu dân ý, hiện nay phản đối Crimea trưng cầu dân ý; trước kia khởi xướng nhân quyền cao hơn chủ quyền, hiện nay lại nói chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine không thể chia cắt.
Tiêu chuẩn kép của Mỹ-Âu khiến người ta không biết theo ai, nguyên nhân đương nhiên là lợi ích tự thân của Mỹ-Âu quyết định quan niệm giá trị: Đối với họ, Kosovo tách khỏi Serbia "độc tài" và độc lập là hợp pháp, Crimea tách khỏi Ukraine "dân chủ" là bất hợp pháp; đối với họ, Nga hoàn toàn không phải là quốc gia dân tộc hình thành tự nhiên, hiện lại kết nạp Crimea, cũng là đi ngược lại quan niệm của phương Tây.
Trước thềm Liên Xô tan rã, phương Tây cam kết với Yeltsin: NATO không mở rộng về phía đông, biển Baltic không gia nhập EU. Hiện nay tình hình thế nào? Nga làm thế nào có thể tin phương Tây?
Tình hình Ukraine vẫn đối mặt với tính không xác định rất lớn. Ngày 16 tháng 3, Crimea tổ chức trưng cầu dân ý, nhưng nhóm G7 và Mỹ-Âu rõ ràng cho biết sẽ không thừa nhận kết quả trưng cầu dân ý. Một khi kết quả trưng cầu dân ý có lợi cho Nga, phương Tây có thể tiếp nhận thực tế này hay không vẫn còn chưa biết.
Tình hình chính trị Ukraine đã đặt ra vấn đề nan giải to lớn cho rất nhiều nước lớn, làm thế nào để đối mặt sẽ thách thức trí tuệ chính trị của các nước.
Nga tổ chức tập trận đột kích ứng phó với cuộc khủng hoảng Ukraine |