Học trò hiện nay học thì ít mà quậy phá thì nhiều

26/02/2016 07:42
Thùy Linh
(GDVN) - Khi học sinh phạm lỗi mà giáo viên có hình phạt thì ngay lập tức sẽ bị lên án thậm chí bị kỷ luật. Vì vậy, giáo viên có muốn dạy dỗ học trò cũng không hề dễ.

4 nữ sinh trường THCS Trần Phú (TP. Huế, Thừa Thiên- Huế ) đánh hội đồng dã man em N.T.H.H. học lớp 7/1 cùng trường đã gây xôn xao dư luận và cộng đồng mạng xã hội hồi giữa tháng 1/2016.

Khi đó, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có công văn gửi Sở GD&ĐT, các huyện, thị xã và TP. Huế yêu cầu tăng cường công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh.

Vụ việc còn chưa kịp lắng xuống thì sáng 18/2, sau tiết thứ 3 (khoảng 9 giờ 30 phút), em N.T.T.N (học sinh lớp 10, trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.Huế),  vừa bước ra khỏi cổng trường thì bị một nhóm khoảng 5-6 em nữ xông tới đánh hội đồng túi bụi. 

Nguyên nhân là do trước đó, khi ăn bánh canh tại một quán ăn, N. vô tình làm đổ nước trúng chân bạn gái khác trường ngồi ở cạnh bàn. 

Khi nữ sinh bị đánh ngã bệt xuống giữa đường nhưng vẫn bị nhóm nữ sinh kia xúm vào giật tóc, đấm đá túi bụi. 

Học trò hiện nay học thì ít mà quậy phá thì nhiều ảnh 1
Hiện trường vụ đánh nhau diễn ra ngay trước cổng trường THPT Bùi Thị Xuân (Thừa Thiên Huế)  (Ảnh: tuoitre.vn)

Sự việc xảy ra khiến rất nhiều người hiếu kỳ đứng xem, nhưng đáng buồn là không ai đứng ra can ngăn. Thậm chí có người còn sử dụng điện thoại di động để quay clip.

Anh D., một người dân sống cạnh đó, vào can ngăn nhưng bị nhóm nữ sinh đánh bạn hung hăng đòi giật luôn máy ảnh của anh.

Thấy tình hình nguy cấp, anh D. hô lớn "Buông ra, công an đây!". Lúc này, các nữ sinh đánh bạn mới chịu dừng tay.

Sau khi sự việc diễn ra, Ban giám hiệu trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết, do sự việc xảy ra ngoài cổng trường nên không biết và không can ngăn kịp.

Nữ sinh bị đánh là em N.T.T.N, học sinh lớp 10B4. Còn nhóm nữ sinh đánh em N. thuộc một trường cấp 3 khác tại Huế.

Học trò hiện nay học thì ít mà quậy phá thì nhiều ảnh 2

Học trò Hải Phòng: "Bạo lực đang biến nhà trường thành chiến trường"

(GDVN) - Chiếc kiềng 3 chân gồm nhà trường, gia đình và xã hội, và có bao nhiêu bài học đạo đức, học trải nghiệm giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống?

Tình trạng nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày một nhiều, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam rằng:

Bạo lực, học sinh chành chọe nhau là không tránh khỏi trong môi trường học đường.

Nhưng tại sao chúng ta cứ để tình trạng này mãi kéo dài?

Để ngăn chặn tuyệt đối bạo lực học đường là rất khó nhưng không phải không làm được. 

Trước hết, từng gia đình cần phải quản lý và giáo dục con cái mình chứ đừng dồn hết trách nhiệm đó cho nhà trường. 

Thứ hai, bên cạnh việc bổ sung kiến thức thì lãnh đạo Nhà trường, giáo viên cùng tham gia vào giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đến nơi đến chốn. 

Cần giáo dục các em từ kỹ năng hòa nhập với bạn bè, kỹ năng thể hiện bản thân đến giá trị tôn trọng, giá trị tình yêu, giá trị khoan dung, độ lượng... 

Thứ ba, kỷ cương nề nếp cần được thực hiện nghiêm túc hơn, không phải đến khi vụ việc xảy ra rồi mới lo cách xử lý". 

Học trò hiện nay học thì ít mà quậy phá thì nhiều ảnh 3

Bạo lực học đường làm gia tăng bất ổn xã hội, thiếu niềm tin vào giáo dục..

(GDVN) - Bộ Giáo dục Đào tạo, các cơ sở Giáo dục đào tạo các tỉnh, các nhà trường đều vào cuộc, nhưng chu kỳ “bạo lực học đường” vẫn cứ lặp đi lặp lại.

Nhận xét về vụ việc này, thầy giáo Nguyễn Văn Khánh công tác tại một trường Trung học cơ sở thuộc tỉnh An Giang cho rằng:

Xu hướng học trò hiện nay khá rõ ràng, học thì ít mà quậy phá thì nhiều. Hơn nữa, do nhiều bậc phụ huynh quá cưng chiều con mình là một phần gây nên những vụ bạo lực học đường tăng cao. 

Giáo viên ngày nay gần như mất đi hoàn toàn “quyền uy” của mình.

Bởi khi học sinh phạm lỗi mà giáo viên quát, mắng hay dùng roi vọt làm hình phạt thì ngay lập tức sẽ trở thành tâm điểm của mạng xã hội, bị lên án. Khi đó, nhiều phụ huynh sẽ làm đơn kiện khiến giáo viên có thể bị kỷ luật. 

Cho nên, dù giáo viên có muốn dạy dỗ học trò cũng đâu phải là chuyện dễ dàng gì. Nói chung, thầy cô nào càng nhiệt tình thì càng bị ghét. 

Muốn giảm tình trạng bạo lực học đường thì trước hết các bậc phụ huynh nên làm gương và dạy dỗ con cái mình vì thời gian ở trường chỉ chiếm 4-7 tiếng/ngày trong khi thời gian còn lại thì học sinh chịu sự kiểm soát của cha mẹ
”. 

Thùy Linh