Văn Thánh Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử và Tứ phối (Nhan tử, Mạnh tử, Tử tư, Tăng tử), đồng thời là nơi dựng bia xướng danh Tiến sĩ.
Thời vua Gia Long, triều Nguyễn chỉ mở các khoa thi Hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở Văn Miếu.
Đến thời vua Minh Mạng mới mở các khoa thi hội nên bia Tiến sĩ cũng bắt đầu được dựng (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).
Theo các chuyên gia lịch sử thì Văn Thánh Miếu là một biểu tượng độc đáo của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn vương quyền phong kiến thống trị.
Việc lập Văn Miếu và dựng bia Tiến sĩ nhằm nhắc lại sự tôn trọng việc học, đề cao nhân tài của đất nước và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Để từ đó mọi tầng lớp nhân dân thấy rằng, ai cũng có thể tiến thân bằng con đường học vấn, một nền học vấn không phân biệt giai cấp và đề cao đức hạnh. Nho học đã trở thành đạo chung cho nước nhà.
Dưới đây là những hình ảnh về Văn Thánh Miếu:
|
Đại Thành Môn (Văn Thánh Huế), cổng chính dẫn vào khu Văn Miếu. Ảnh: AN |
|
Dãy bia Tiến sĩ được xây dựng từ đời vua Minh Mạng (1822). Ảnh: AN |
|
Có hai dãy nhà bia với tổng cộng 32 tấm bia, khắc tên 293 Tiến sĩ triều Nguyễn. Ảnh: AN |
|
Việc xây dựng Văn Thánh Miếu cho thấy chính sách trọng dụng nhân tài của triều Nguyễn. Ảnh: AN |
|
Văn Thánh Miếu ngày nay đã được phục dựng, trùng tu. Ảnh: AN |
|
Một phế tích trong Văn Thánh Miếu chưa được trùng tu, sửa chữa. Ảnh: AN |
|
Một dãy nhà bia Tiến sĩ đang được phục dựng. Ảnh: AN |
|
Văn Thánh Miếu (Huế) và Văn Miếu (Hà Nội) là nơi xướng danh các nhân tài đất Việt qua các triều đại phong kiến. Ảnh: AN |
|
Cận cảnh một tấm bia Tiến sĩ trong Văn Thánh Miếu. Ảnh: AN |
|
Văn Thánh Miếu thể hiện sự tôn trọng việc học, đề cao nhân tài của đất nước. Ảnh: AN |
An Nguyên