LTS: Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương - nghiên cứu sinh về giáo dục tại Hoa Kỳ tiếp tục chia sẻ cùng quý độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết “Khủng hoảng tuổi lên 2” thời đại số hóa!
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Khủng hoảng tuổi lên 2: câu chuyện của những quốc gia “vĩ đại”!
Trong cuốn “Từng là Bá Chủ, Nước Mỹ bị tụt hậu ngay trong thế giới mình tạo ra như thế nào và làm sao để quay trở lại”, khái niệm về "Khủng hoảng tuổi lên 2" được nhắc đến, một mô tả đầy đủ về những bất cập trong mọi khía cạnh của thể chế chính trị, kinh tế, xã hội và con người Mỹ phải đối mặt với thách thức và tương lai.
Theo đó, 4 trụ cột tạo dựng nên nước Mỹ, đặc biệt trong giáo dục và cơ sở hạ tầng đã bị “tụt hậu” nghiêm trọng, mà do sự đổ vỡ về cấu trúc chính trị, quyền lực quản trị đất nước bị lũng đoạn giữa các nhóm lợi ích kinh tế và chính trị đảng phái, đẩy nước Mỹ vào bế tắc.
Ở đầu bên này của thế giới, một đất nước, sau hơn 30 năm tăng trưởng kinh tế thần kỳ, Trung Quốc được coi như “công xưởng thế giới” và thực hiện việc vượt qua đói nghèo với khoảng 500 triệu dân thoát nghèo, đang xây mộng “Giấc mơ Trung Hoa” [2] với tham vọng quay trở lại sự vĩ đại của một dân tộc có hơn 5000 năm lịch sử, với kế hoạch Vành đai và Con Đường, bao trọn hệ thống đường giao thông mở rộng từ các tỉnh xa xôi của họ kết nối với hệ thống hạ tầng vận chuyển từ Trung Hoa lục địa sang đến hết châu Âu – châu Á, và vắt sang châu Phi [3].
Không dừng ở đó, dưới sự “nhắm mắt” của Mỹ và các nước lớn có lợi ích với Trung Quốc, Biển Đông và những lãnh hải thuộc 4 quốc gia khác xung quanh Trung Quốc, ở vùng biển quốc tế, hơn 15 năm qua, Trung Quốc đã nhảy ra, dùng sức mạnh quân sự để cưỡng chiếm lãnh thổ vùng biển của những nước láng giềng, nhằm mưu tính thống trị luôn con đường giao thông thương mại quốc tế đi ra biển Thái Bình Dương.
Qua đó, khống chế các nước hiện đang sử dụng đường biển vận chuyển bận rộn và giá trị nhất thế giới [4].
Đo lường sức mạnh quốc gia: Làm sao để tái tạo sức mạnh cạnh tranh và Thúc đẩy chỗ đứng toàn cầu của Mỹ - Howard Steven Friedman [1] |
Khi thế giới đang đối mặt với quá nhiều bất ổn sau những khủng hoảng kinh tế - tài chính liên tục xảy ra từ 1997 - 2018, những cảnh “ai đang bơi trong tình trạng trần như nhộng được phơi bày một cách tàn nhẫn…” (*).
Nếu không muốn nói đến thực trạng của những ai đang tự “mơ” về sự vĩ đại, dù đó là cho đất nước mình hay cho những kế hoạch đưa thế giới chuyển đổi sang “thời số hóa” (IoT), qua những nền tảng công nghệ, mà họ tin là họ có sức mạnh, bên cạnh sức mạnh về kinh tế - quân sự, nhằm để “kiếm chác” từ thế giới này.
Để mô tả về một thế giới mới trong thế kỷ 21 này, bất chấp rất nhiều tiến bộ xã hội đã và đang giúp con người ngày càng khỏe mạnh hơn, học tập tốt và lâu hơn, số người đói nghèo và tình trạng bất bình đẳng vẫn là một khủng hoảng hiện diện rõ nét hơn bao giờ hết.
Nhưng với sức mạnh của công nghệ và internet hóa thế giới, những đất nước vĩ đại đã nhìn thấy thế giới này “phẳng”, với những con người được số hóa, những đất nước được chuyển đổi “sang thời đại kết nối toàn cầu”, bất chấp thực trạng hiện tại của họ đã và đang là như thế nào.
Hài hước hơn nữa, hơn 100 năm thất bại về xóa đói nghèo ở châu Phi và trên thế giới này [5], dường như không dạy bất kỳ bài học nào cho những kẻ mang tham vọng chia chác thị trường thế giới số dựa trên dữ liệu nhân dân thế giới, đặc biệt là những tham vọng mưu chiếm dữ liệu cá nhân của giới trẻ và học sinh, sinh viên toàn cầu.
Họ muốn cầm cố tương lai thế giới trong tay họ, khi cả thế giới còn chưa mở mắt ra để biết, thế nào là internet vạn vật, với việc tích cực thu nhập dữ liệu toàn cầu và quảng bá rầm trời về những công nghệ mới gắn với Big Data, AI và vô vàn những thứ khác, nhưng cho một thế giới với hơn 3,5 tỷ người đang sống trong đói nghèo, đối mặt với vô số thách thức, từ mưu sinh, từ học tập, từ sức khỏe hay thậm chí, tuổi già sẽ là thế nào?
Và trong một thế giới được minh chứng rõ, với công nghệ và internet, hơn 25 năm qua, không giúp chúng ta giải quyết các bất bình đẳng xã hội, giữa các tầng lớp trong một quốc gia cũng như bất bình đẳng giữa các quốc gia với quốc gia [6].
Não – Trí Tuệ Con Người và AI trong giáo dục: Liệu có những điểm mù? |
Tôi muốn trích dẫn lại một chia sẻ của người chịu trách nhiệm về công nghệ thông tin ở Việt Nam mà tôi tin nó đang là thực trạng “đắng” của thế giới trong quá trình chuyển đổi hiện tại:
"Thế giới thực thì 5.000 tuổi, còn thế ảo thì có khoảng 10 tuổi. Hãy tưởng tượng 4.990 năm trước đây, xã hội thực của ta thô sơ như thế nào thì thế giới ảo bây giờ cũng thô sơ như vậy - như thế giới thực cách đây 4.990 năm” (Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam). [7]
Sự thật của thế giới đang “mò mẫm” đi vào một thời đại chuyển đổi sang một thời đại tất cả đều internet hóa, tất cả đều số hóa, kể cả con người là gì?
Là sự “thô sơ” và với trải nghiệm cá nhân, tôi cho rằng, nó bao gồm cả sự “dã man” bất nhẫn của chính những kẻ có quyền lực về kinh tế và trong công nghệ internet, dữ liệu, với con người và với thế giới.
Những khủng hoảng trong xã hội hiện nay:
(i) Từ cơ hội học tập có chất lượng với giáo viên có chất lượng, được thay thế và đe dọa bởi sự hiện diện của máy học, học online và thay thế giáo viên bằng robot.
(ii) Từ môi trường lao động với người nghèo và những người không có điều kiện để tái cấu trúc sang ngành nghề nào khác, dựa trên nền tảng có sử dụng công nghệ, đều như một bức tranh đen tối, với cảnh báo có chủ đích từ các “ông chủ” các tập đoàn lớn và những nhà “think-tank” về việc, thế giới sẽ có thay đổi lớn trong 10 năm tới, khi 65% người lao động sẽ được thay thế bởi robot và auto (tự động).
(iii) Chỉ với chưa đến 10 quốc gia hiện đang dẫn dắt cuộc chơi trong thế giới internet và công nghệ, đặc biệt trong máy tính – điện thoại cá nhân, họ đã và đang nhìn đến 5,5 tỷ kết nối qua internet như một thị trường không thể bỏ qua.
Theo đó, những thỏa thuận về thương mại quốc tế đã và đang được bàn thảo lại, nhưng câu hỏi là, những kẻ đại diện cho 3,5 tỷ đói nghèo và không có cơ hội ở thế giới này, nằm ở đâu trong những thỏa thuận thương mại quốc tế đó?
Câu trả lời cho một thế giới, mà không khi nào sự bất bình đẳng, đói nghèo và nguy cơ “tụt hậu” nhanh hơn bao giờ hết, dù đó là người nghèo ở Mỹ hay Trung Quốc, được trả lời bằng nghiên cứu về 100 năm kinh tế thế giới và bất bình đẳng như sau:
“Chở thật thà vào lòng dối trá”! |
“Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chúng ta phải đối mặt với những quyền lực kiểm soát toàn bộ thế giới, bởi những sức mạnh về công nghệ và tiền bạc của chúng.
Tương lai của thế giới sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ đối mặt với những quyền lực này như thế nào, trong khi hơn 100 năm qua, dưới danh nghĩa xóa đói nghèo mà thế giới đã thất bại, nhưng ngược lại, chúng đã giúp cho “những con người và tổ chức” đi giúp xóa đói nghèo trở nên giàu có hơn gấp 4 lần”. [Bất Bình Đẳng Toàn cầu, Cách tiếp cận mới trong thời đại toàn cầu hóa] [7]
Sự vĩ đại của nước Mỹ hay Trung Quốc là gì, nếu giá phải trả là của cả thế giới?
Chúng ta hãy nhìn kỹ lại những gì Mỹ và Trung Quốc đã và đang làm với chính người dân, với chính đất nước họ, với những đổ vỡ từ bên trong của hệ thống xã hội - kinh tế - con người và đạo đức của họ, để hỏi, tại sao họ lại mang “cách mạng” số hóa thế giới, mà không hề vì những lợi ích chung của cả thế giới?
Họ đang là những quốc gia vĩ đại, nhưng “trong tình trạng trần như nhộng được phơi bày một cách tàn nhẫn” và không có lựa chọn khác, họ phải tàn nhẫn với thế giới, với tương lai của thế giới này, để họ được “vĩ đại”.
Sự đồng thuận tàn nhẫn để trả lời câu hỏi “Bạn có quyền gì để vĩ đại dựa trên máu, nước mắt, cuộc đời của người dân, của đất nước khác”? [8]
Tài liệu tham khảo:
(*) “That used to be US”, Từng là Bá Chủ, Nước Mỹ bị tụt hậu ngay trong thế giới mình tạo ra như thế nào và làm sao để quay trở lại, p. 252-281, 2012, Thomas Friedman;
[1] Đo lường sức mạnh quốc gia: Làm sao để tái tạo sức mạnh cạnh tranh và Thúc đẩy chỗ đứng toàn cầu của Mỹ - Howard Steven Friedman; https://www.goodreads.com/book/show/14568687-the-measure-of-a-nation
[2] https://vnexpress.net/the-gioi/tham-vong-tien-vao-trung-tam-the-gioi-cua-trung-quoc-3657850.html; http://danviet.vn/the-gioi/tham-vong-quan-su-hoa-bien-sau-cua-trung-quoc-973002.html
[3] The Rise and Fall of Nations: Forces of Change in the Post-Crisis World, Ruchir Sharm
[4] http://nghiencuuquocte.org/tag/nguyen-quang-dy/; https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh_ch%E1%BA%A5p_ch%E1%BB%A7_quy%E1%BB%81n_Bi%E1%BB%83n_%C4%90%C3%B4ng; https://www.theguardian.com/world/2016/jul/12/philippines-wins-south-china-sea-case-against-china; http://www.viet-studies.net/kinhte/ChinaJapanSCS_AsianSecurity_Aug17.pdf;
[5] Global Inequality – A New Approach in the age of Globalization, https://oxfamblogs.org/fp2p/book-review-branko-milanovics-brilliant-take-on-global-inequality/#comments-wrapper; Masters of Illusion: The World Bank and the Poverty of Nations, Catherine Caufield
[6] Masters of Illusion: The World Bank and the Poverty of Nations, Catherine Caufield; Global Inequality – A New Approach in the age of Globalization, https://oxfamblogs.org/fp2p/book-review-branko-milanovics-brilliant-take-on-global-inequality/#comments-wrapper; The Rise and Fall of American Growth: The U.S. Standard of Living Since the Civil War, Robert Gordon;
[7] http://vneconomy.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-viet-nam-co-co-hoi-thanh-cuong-quoc-ve-an-ninh-mang-2018110201205628.htm
[8] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/thu-gui-nhung-ai-dang-lam-ve-cntt.html