Nhà báo, nhà bình luận người Mỹ Robert Parry hôm 28/4 đã lên tiếng cho rằng nhóm vận động hành lang tân bảo thủ ở Mỹ đang thúc đẩy khủng hoảng Ukraine nhằm trả đũa Vladimir Putin vì ông đã ngăn cản Tổng thống Barack Obama tiến hành chiến tranh ở Syria và tấn công Iran.
|
Cái bắt tay giữa Obama và Putin |
Trong bài bình luận mới đây trên trang tin riêng của mình, nhà báo Parry cho rằng các chiến dịch truyền thông của Mỹ đang nhằm mục đích biến nước Nga và cá nhân Tổng thống Putin thành "ma quỷ" trong mắt cộng đồng quốc tế và để trả đũa cho những nỗ lực của nhà lãnh đạo này trong việc đem lại hòa bình đến Syria.
Theo Parry, người Mỹ đã từng hỗ trợ Israel thay đổi chế độ ở Iraq, Syri và Iran để tấn công những người Palestine và Hezbollah gây phiền nhiễu cho họ. Tuy nhiên, nỗ lực thuyết phục Obama tiến hành chiến tranh xâm lược Syria và Iran của nhóm tân bảo thủ đã thất bại bởi sự can thiệp của Nga, người đã thuyết phục được ông Obama buông súng chấp thuận giải pháp tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria và hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.
Do đó, sự hợp tác giữa Obama và Putin trở thành mối đe dọa đối mới của nhóm tân bảo thủ Mỹ và họ cố gắng phá mối quan hệ này bằng cách nhắm mục tiêu vào Ukraine, điểm yếu của Nga.
Họ đã bất chấp hậu quả hỗ trợ các thành viên nhóm phát xít mới tiến hành đảo chính tại Kiev cũng như buộc Bộ Ngoại giao sau đó phải công nhận kết quả quá trình này mà bỏ qua sự ủng hộ đối với đối Tổng thống Victor Yanukovych ở Đông Nam Ukraine.
|
Robert Parry đã nổi tiếng vào năm 1980 trong vai trò phóng viên điều tra cho hãng tin AP và Newsweek. Đặc biệt, ông đã từng lật tẩy đường dây cung ứng vũ khí bí mật của Mỹ cho nhóm "Contras" ở Nicaragua và ở Iran giúp ông nhận được giải thưởng danh giá George Polk. Từ năm 1995 ông là biên tập viên của trang web ConsortiumNews.com |
Khi Nga phản đối cuộc đảo chính do Mỹ hỗ trợ ở Ukraine, họ đã thay đổi mục tiêu một lần nữa. Khi đã đẩy được Obama và Putin, họ tiếp lúc đánh vào điểm yếu của ông Putin, đổ hết tội lỗi cho Moscow, nhằm phục vụ cho mục tiêu thay đổi chế độ ở Nga.
"Nhiều người trong số các phương tiện truyền thông Mỹ liên tục phỉ báng Putin sử dụng chính sách tuyên truyền biến Nga thành một nhà nước độc tài toàn trị", ông cho biết.
Ông cho rằng nhóm bảo thủ Mỹ đã chống Putin bằng cách đưa ra hàng loạt chỉ trích cũng những lời buộc tội, thậm chí không có thật và trích dẫn bài báo gây tranh cãi mới đây của New York Times đăng tải loạt ảnh cáo buộc quân đội Nga hiện diện ở Đông Ukraine làm bằng chứng.
Tuy nhiên, tờ báo này sau đó phải thừa nhận rằng họ không thể chứng minh được điều đó. Dẫu vậy, thông tin về vụ việc sau đó đã lan truyền rộng rãi trên toàn thế giới và vẫn được sử dụng để tuyên truyền cho chính sách của phương Tây.
Parry cũng chỉ trích bài viết mới đăng tải trên tờ New York Times ngày 27/4, trong đó nói rằng Mỹ đã tìm thấy "sự giàu có bí mật của Putin" bằng những dẫn chứng rất mơ hồ khi lấy việc Putin đeo một chiếc đồng hồ đắt tiền để quy kết ông là người có nhiều tài khoản mật.
|
Nhóm bảo thủ Mỹ hỗ trợ đảo chính ở Ukraine để chia rẽ mối quan hệ hợp tác giữa hai siêu cường trên thế giới? |
Theo ông Parry, mục tiêu của nhóm tân bảo thủ Mỹ là thay đổi chế độ ở Nga, lật đổ Putin và biến Nga thành một cái gì đó như Ukraine hay sự trở lại của những năm 1990 để làm rối loạn sức mạnh hạt nhân lẫn ảnh hưởng của Nga trên thế giới, đưa nước Mỹ trở lại ngôi vị bá chủ.
Nhưng Parry cho rằng, ngay cả khi nhóm tân bảo thủ làm cho chính quyền Obama hoặc người kế nhiệm ông cố gắng khiến người Nga buộc ông Putin phải bước xuống, thì hậu quả của nó không chỉ gây nguy hiểm cho Nga với một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, mà còn đã làm tổn thương cả chính bản thân nước Mỹ.
Nnỗ lực của nhóm tân bảo thủ hỗ trợ cuộc đảo chính bí mật và can thiệp quân sự ở các nước láng giềng cuối cùng dẫn đến sự bất ổn của Ukraine và có thể dẫn đến khủng hoảng địa chính trị nghiêm trọng.
"Nhóm tân bảo thủ muốn gì từ khủng hoảng Ukraine"?
Nhóm tân bảo thủ (Neucons) là những người ủng hộ phong trào chính trị NeoCon hình thành từ những năm 1960, nhưng trở nên nổi tiếng trong những năm 1970, 1980, 1990 và 2000; trong đó nó giành sức ảnh hưởng lên tới đỉnh điểm ở chính quyền Tổng thống George Bush khi thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Iraq.
|
Một số chính trị gia Mỹ nổi tiếng ủng hộ phong trào NeoCon. |
Nhóm này gồm một các quan chức Mỹ tin vào mô hình mới của thế giới đơn cực, trong đó sắc lệnh của Mỹ là luật pháp, Parry viết trong bài bình luận mang tựa đề "Nhóm tân bảo thủ muốn gì từ khủng hoảng Ukraine".
Nhóm này đã hy vọng rằng Tổng thống Obama sẽ khởi động tấn công quân sự chống lại Syria và Iran để mở cửa cho sự thay đổi chế độ ở Trung Đông - giấc mơ lớn nhất của NeoCon nhằm giành vị trí chiến lược địa chính trị lại cho Mỹ như những năm 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ.
Tổng thống Obama đã cố gắng, chủ yếu một cách bí mật, hướng chính sách đối ngoại mới tới sự hợp tác với ông Putin để xua đi sự đối đầu giữa hai siêu cường ở các điểm nóng như Iran và Syria.
Sự rụt rè của ông Obama trong việc công khai giải thích chiến lược này đã khiến nó hứng chịu một loạt chỉ trích từ phía nhóm tân bảo thủ lẫn những người khác trong chính quyền của ông.
Thúc đẩy khủng hoảng Ukraine, theo Parry, được xem là một đòn trả đũa của NeoCon về sự can thiệp của ông Putin trong việc phá vỡ kế hoạch tấn công Syria và Iran do nhóm này bí mật hậu thuẫn đằng sau, đồng thời phá vỡ sự hợp tác bí mật giữa ông Obama và Tổng thống Putin để giải quyết khủng hoảng Trung Đông./.
Nguyễn Hường