Kiểm toán nhà nước nên sửa quyết định của mình

10/06/2017 06:43
Tiến sĩ Phạm Gia Yên
(GDVN) - Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN của Tổng kiểm toán nhà nước ban hành có sự chồng chéo với nội dung quy định tại Điều 11, Nghị định số 26/2012/NĐ-CP.

LTS: Tiếp tục trao đổi về vấn đề chồng chéo giữa công tác thanh tra và kiểm toán, Tiến sĩ Phạm Gia Yên, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng Quyết định 02/2017/QĐ-TKTNN cần được sửa đổi cho phù hợp.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết của ông về vấn đề này.

Trở lại các bài báo viết về sự chồng chéo giữa công tác thanh tra và công tác kiểm toán, tác giả đã trích dẫn pháp luật Kiểm toán và các pháp luật có liên quan như: Luật Đầu tư công, Luật Kế toán, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng và một pháp luật khác có liên quan để khẳng định sự chồng chéo giữa Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN của Tổng kiểm toán nhà nước ban hành quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình với nội dung quy định tại Điều 11 (nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng) được quy định tại Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng chuyên ngành xây dựng.

Việc sửa đổi một văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền được pháp luật quy định, có nội dung chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, cần phải được sửa đổi một cách nghiêm túc.
Việc sửa đổi một văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền được pháp luật quy định, có nội dung chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, cần phải được sửa đổi một cách nghiêm túc.

Mặc dù kiểm toán nhà nước đã có công văn số 695/KTNN-PL gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trong công văn đó đã khẳng định thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước, chỉ trích phóng viên Báo Xây dựng.

Báo Xây dựng đã có ý kiến giải trình trên báo.

Về vấn đề này tác giả cần được nói thêm - Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:

Tại khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay.

Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết.

Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết”.

Đối chiếu với Điều 73 Luật Kiểm toán năm 2015 quy định chi tiết “Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng kiểm toán nhà nước quy định chi tiết các Điều khoản ghi trong luật này”.

Và trong Luật Kiểm toán chỉ có 3 Khoản giao cho Tổng kiểm toán quy định chi tiết, đó là:

Tại Mục 2 Điều 6 Luật quy định “Tổng kiểm toán nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật”;

Kiểm toán nhà nước nên sửa quyết định của mình ảnh 2

Vì sao có sự chồng chéo giữa công tác thanh tra và kiểm toán?

Tại khoản 3 Điều 29 Luật quy định “Tổng kiểm toán nhà nước quy định cụ thể việc sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước”;

Tại khoản 3 Điều 58 Luật quy định “Tổng kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về thời gian, nơi nhận báo cáo theo quy định của pháp luật”.

Đối chiếu khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 73 của Luật Kiểm toán năm 2015 nêu trên thì việc ban hành quyết định này là không đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 còn quy định thẩm quyền của các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tại Điều 26 của Luật quy định:

Tổng kiểm toán ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.”

Tại Điều 24 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành Thông tư”.

Xét về thứ bậc pháp luật thì thẩm quyền ban hành thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có giá trị pháp lý tương đương với thẩm quyền ban hành quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước.

Cũng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại khoản 1 Điều 5 quy định về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”.

Xét về thứ bậc văn bản quy phạm pháp luật và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật thì nội dung quy định những vấn đề trong Quyết định số 02/2017/QĐ-KT của Tổng kiểm toán nhà nước gây chồng chéo với Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ, thì Quyết định số 02 phải bị sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Kiểm toán nhà nước nên sửa quyết định của mình ảnh 3

Phó Tổng kiểm toán Vũ Hạ Hòa muốn xem xét trách nhiệm của ai?

Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định những hành vi bị nghiêm cấm, tại khoản 1 quy định:

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên”.

Như vậy việc sửa đổi một văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền được pháp luật quy định, có nội dung chồng chéo với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, cần phải được sửa đổi một cách nghiêm túc.

Chúng tôi hy vọng rằng Tổng kiểm toán nhà nước sẽ chỉ đạo cơ quan tham mưu soạn thảo Quyết định 02/2017/QĐ-TKTNN tiếp tục sửa đổi Quyết định này;

Đồng thời nghiêm túc thực hiện Điều 166 và một số Điều khác quy định trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật Việt Nam đồng bộ, thống nhất.

Tiến sĩ Phạm Gia Yên