Nhật ký chuyến đi của Báo Giáo Dục Việt Nam đến Kim Bon (Phù Yên – Sơn La) ghi lại những cảm xúc đặc biệt, lắng sâu của những nhà hảo tâm đã đồng hành cùng chương trình đặt chân tới các vùng đất xa xôi để góp thêm bữa cơm, ly sữa, góp thêm miếng thịt cho trẻ em nghèo miền núi.
Chia sẻ với phóng viên Báo, không ít nhà hảo tâm thừa nhận: Cuộc sống của trẻ em nghèo vùng cao diễn ra theo trình tự đơn giản của cái vòng luẩn quẩn: lớn lên -> đi học -> bỏ học -> lập gia đình -> sinh con -> làm nương, cuốc rẫy để mưu sinh. Vì vậy, ngoài hỗ trợ về vật chất, điều quan trọng hơn hết là chắp cánh ước mơ, hun đúc hoài bão cho các em để những số phận bất hạnh đó có thể tự đứng lên, tạo nội lực bên trong vươn tới những chân trời mới - một tương lai tốt đẹp hơn.
“Kim Bon đón chúng tôi như Chủ tịch nước về thăm trường”
Chúng tôi rời Hà Nội để đến với Kim Bon trong niềm háo hức lạ thường. Đây là lần đầu tiên tôi có dịp tham gia đoàn từ thiện đến với các trẻ em nghèo vùng cao, nơi rất khó khăn, thiếu thốn vật chất.
Cũng sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nghèo, nhưng tôi không thể hình dung nổi cuộc sống của các em nơi núi non hiểm trở này lại khó khăn đến thế.
Cũng từng là học sinh bán trú, sống chung với các bạn chạc tuổi các em bây giờ, nhưng tôi không thể tưởng tượng được rằng các em lại phải tự mình bươn trải cho cuộc sống của mình, vừa học vừa phải tự lo sinh hoạt, cơm nước, giặt giũ vất vả như ở đây. Trong khi đó, chúng tôi chỉ việc tập trung vào công việc học tập, còn lại đã có các cô tạp vụ hỗ trợ.
Đón chào chúng tôi là những đôi mắt mở to, vừa háo hức vừa lạ lẫm pha lẫn kỳ vọng. Chúng tôi đùa với nhau rằng giống cảnh ngày xưa chúng tôi đón bác Chủ tịch nước về thăm trường.
Các em đã vượt qua biết bao khó khăn, đấu tranh với cái đói, cái nghèo, sự thiếu thốn, bao đắn đo trước câu hỏi: “Nên đi học hay ở nhà đi làm giúp bố mẹ” để tiếp tục đến trường. Tuy nhiên, suy nghĩ của các em vẫn chưa thể vươn tới những điều tốt đẹp mà các trẻ em vùng xuôi rất dễ dàng có được. Và điều quan trọng hơn hết là vượt qua được cản trở về mặt tinh thần, xây dựng được ước mơ, hoài bão - Có lẽ đó còn là điều quá xa xỉ đối với các em học sinh miền núi.
Cuộc sống của các em đơn giản diễn ra theo trình tự: lớn lên -> đi học -> bỏ học -> lập gia đình -> sinh con -> làm nương để mưu sinh. Và đó là cái vòng luẩn quẩn quấn lấy những số phận nơi đây.
Đến Kim Bon, chúng tôi cũng mường tượng ra rằng, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, vẫn còn biết bao số phận, biết bao hoàn cảnh khó khăn cần chúng ta hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần. Nhưng điều cần làm nhất đó là hỗ trợ các em xây dựng ước mơ, xây dựng hoài bão để tự những số phận đó có thể vươn lên tới tương lai tươi đẹp hơn.
"Cho đến giờ khóe mắt tôi vẫn cay cay”
600m trên mực nước biển, cảnh vật Phù Yên được bao bọc bởi núi non, mây trời. Hành trình vượt nhưng con dốc và những khúc cua của chúng tôi nên thơ hơn với cảnh thiên nhiên Phù Yên, Sơn La. Không chút mệt mỏi, không chút lo âu với quãng đường xa xôi và treo leo, tôi tự thấy đây đã là một kỳ tích với mình. Nhưng quan trọng hơn, sau chuyến đi này, trái tim tôi đã rộng mở hơn, tuổi trẻ của tôi như tràn đầy nhựa sống và niềm hy vọng.
Với tôi, chuyến đi này có nhiều điều thật đáng nhớ. Cảnh vật và con người Phù Yên đã đọng lại trong tôi bao điều xúc động.
Tôi sẽ không quên được từng dòng cảm xúc giản dị và chân thành của cô Anh Thơ trong bài thơ tình đầu tiên của người giáo viên tận tụy, không quên những nốt nhạc trong trẻo của những bạn trẻ với “Nhớ mùa thu Hà Nội”, “Điệp khúc tình yêu” hay “Đất nước tình yêu”… và đặc biệt là những tràng pháo tay, những tràng cười sảng khoái của cả đoàn tình nguyện, hòa theo bao khúc ca vui nhộn và “trầm hùng”. Chúng tôi đến gần nhau hơn bởi lòng nhiệt huyết và yêu đời, nhất là tình yêu dành cho những đứa trẻ vùng cao, còn biết bao thiếu thốn và khó khăn của Kim Bon xa xôi.
Đoàn tình nguyện dừng chân ở trường Tiểu học và THCS Kim Bon. Con người Kim Bon đón chúng tôi bằng ánh mắt và nụ cười trong trẻo như bầu trời hôm ấy. Tôi có cảm giác mình không phải là khách của nơi này, mà mọi người như đang trở về ngôi nhà chung, đoàn tụ với người thân, xức động và rưng rưng.
Các em học sinh đã háo hức chờ đoàn từ sáng sớm, các em vây quanh chúng tôi, tươi cười nhưng còn chút ngại ngùng. Những gương mặt ngây thơ, lấm lem, những bộ quần áo cọc cạch, xộc xệch, mong manh chẳng đủ ấm, những đôi chân trần nhỏ xíu, gầy guộc. Lòng tôi se lại!
Tôi theo Tổng biên tập lên thăm trường Mầm non Kim Bon. Ngôi trường nhỏ này chỉ có một phòng học khá khang trang và được các cô trang trí với nhiều đồ dùng học tập đẹp mắt, nhưng chỉ có điều không có điện mặc dù đèn, quạt đủ cả. 18 em bé mỗi sáng đều đến đây học tập và vui chơi. Các bé rất ngoan và đáng yêu vô cùng! Những gói bim bim tôi chia cho có lẽ là một niềm vui lớn với các bé. Những câu nói ngây ngô “Con chào cô, con chào chú!”, “con cảm ơn cô chú!”, “cô ơi bóc cho con”, “cô ơi con ăn hết rồi, con ăn nữa!” cho đến giờ vẫn còn làm khóe mắt tôi cay cay.
Trong cái nghèo mới thấy hết những chân tình
Sống ở những nơi điều kiện kinh tế vật chất đầy đủ dễ làm con người ta trở nên vô cảm với cuộc sống và coi nhẹ những hạnh phúc bình dị. Tới Kim Bon cùng đoàn từ thiện của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam mới thấy được thế nào là sự vất vả, cực nhọc của học sinh vùng cao, học sinh miền núi.
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê có lẽ nào chưa từng gặp hoặc trải qua những khó khăn về điều kiện vật chất. Thế nhưng sự thiếu thốn của các em học sinh vùng cao nơi đây làm tôi nhớ lại vùng quê của mình hơn 20 năm trước. Sự nghèo khó của Kim Bon hôm nay nếu như không phải tận mắt chứng kiến thì khó có thể tin nổi, và tôi tin rằng chẳng một nhà văn nào có thể miêu tả được đầy đủ về sự nghèo khó của Kim Bon.
Thời gian tôi ở lại với Kim Bon không nhiều nhưng đủ để nhận thấy được sự đối đãi chân tình của từng con người nơi đây, đúng là trong cái nghèo khó mới nhận thấy chân tình. Đất nước mình còn nặng về nông nghiệp nên sự nghèo khó ấy, có lẽ còn là hoàn cảnh chung của rất nhiều, rất nhiều các địa phương miền núi, những nơi xa xôi hẻo lánh hay vùng biên hải đảo.
Về quy mô, có lẽ báo Giáo Dục Việt Nam chưa thể nào giúp hết được những hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền tổ quốc. Nhưng tôi tin rằng những hành động nhân ái và nghĩa tình này sẽ làm thức dậy lòng thiện tâm của rất nhiều những bạn đọc trên cả nước.
Ngoài ra, trong chuyến đi với báo Giáo Dục Việt Nam, người có ảnh hưởng với tôi nhất đó chính là vị Tổng Biên Tập của báo, một người đồng hành trong chuyến đi và đã cho tôi những định hướng đúng đắn như thế nào là từ thiện. Bản thân tôi đã tìm thấy được một người lãnh đạo vừa có tâm vừa có tầm, và tôi tin tưởng dưới sự định hướng của Tổng Biên Tập, tờ báo điện tử Giáo Dục Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa để kết nối những tấm lòng hảo tâm tới những hoàn cảnh thiếu may mắn.
Làm sao để kêu gọi nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm
“Sau chuyến đi Kim Bon, ngoài việc được trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau về cuộc sống của các em học sinh, khâm phục và cảm động về tình người ấm áp của các thầy cô nơi đây, thực sự nhiều câu hỏi đặt ra đối với mình. Với tư cách cá nhân, đó là làm sao để có thể kêu gọi nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm để ủng hộ các em bởi vì không chỉ riêng Kim Bon, mà còn nhiều nơi khác cũng có hoàn cảnh tương tự.
Với tư cách đại diện Hanoi Redtours đi khảo sát cho mục đích phát triển du lịch từ thiện là câu hỏi làm sao để phát triển và thực hiện thành công những chuyến du lịch gắn kết với công tác từ thiện như vậy?
Những câu hỏi đó là động lực để cá nhân tôi, cũng như Redtours có thể tiếp tục công tác từ thiện với trẻ em, triển khai hiệu quả những chuyến du lịch lên vùng cao, vùng khó khăn để du khách vừa được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ vừa giúp đỡ được những người khác.
Chúng tôi cũng đã bước đầu đưa ra chương trình du lịch từ thiện lên facebook của Hanoi Redtours và website: www.thegioidulich.com.vn và sẽ triển khai mạnh mẽ tour này trong thời gian tới bởi dịp cuối năm và đầu năm là thời điểm ý nghĩa nhất trong năm để du khách tham gia những tour du lịch này”.
Chia sẻ với phóng viên Báo, không ít nhà hảo tâm thừa nhận: Cuộc sống của trẻ em nghèo vùng cao diễn ra theo trình tự đơn giản của cái vòng luẩn quẩn: lớn lên -> đi học -> bỏ học -> lập gia đình -> sinh con -> làm nương, cuốc rẫy để mưu sinh. Vì vậy, ngoài hỗ trợ về vật chất, điều quan trọng hơn hết là chắp cánh ước mơ, hun đúc hoài bão cho các em để những số phận bất hạnh đó có thể tự đứng lên, tạo nội lực bên trong vươn tới những chân trời mới - một tương lai tốt đẹp hơn.
“Kim Bon đón chúng tôi như Chủ tịch nước về thăm trường”
Chúng tôi rời Hà Nội để đến với Kim Bon trong niềm háo hức lạ thường. Đây là lần đầu tiên tôi có dịp tham gia đoàn từ thiện đến với các trẻ em nghèo vùng cao, nơi rất khó khăn, thiếu thốn vật chất.
Cũng sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nghèo, nhưng tôi không thể hình dung nổi cuộc sống của các em nơi núi non hiểm trở này lại khó khăn đến thế.
Cũng từng là học sinh bán trú, sống chung với các bạn chạc tuổi các em bây giờ, nhưng tôi không thể tưởng tượng được rằng các em lại phải tự mình bươn trải cho cuộc sống của mình, vừa học vừa phải tự lo sinh hoạt, cơm nước, giặt giũ vất vả như ở đây. Trong khi đó, chúng tôi chỉ việc tập trung vào công việc học tập, còn lại đã có các cô tạp vụ hỗ trợ.
Với anh Hoàng Minh Thực , Sales Executive công ty DKSH Việt Nam (áo xanh): Điều cần làm nhất đó là hỗ trợ các em xây dựng ước mơ, xây dựng hoài bão để tự những số phận đó có thể vươn lên tới tương lai tươi đẹp hơn. |
Các em đã vượt qua biết bao khó khăn, đấu tranh với cái đói, cái nghèo, sự thiếu thốn, bao đắn đo trước câu hỏi: “Nên đi học hay ở nhà đi làm giúp bố mẹ” để tiếp tục đến trường. Tuy nhiên, suy nghĩ của các em vẫn chưa thể vươn tới những điều tốt đẹp mà các trẻ em vùng xuôi rất dễ dàng có được. Và điều quan trọng hơn hết là vượt qua được cản trở về mặt tinh thần, xây dựng được ước mơ, hoài bão - Có lẽ đó còn là điều quá xa xỉ đối với các em học sinh miền núi.
Cuộc sống của các em đơn giản diễn ra theo trình tự: lớn lên -> đi học -> bỏ học -> lập gia đình -> sinh con -> làm nương để mưu sinh. Và đó là cái vòng luẩn quẩn quấn lấy những số phận nơi đây.
Đến Kim Bon, chúng tôi cũng mường tượng ra rằng, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, vẫn còn biết bao số phận, biết bao hoàn cảnh khó khăn cần chúng ta hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần. Nhưng điều cần làm nhất đó là hỗ trợ các em xây dựng ước mơ, xây dựng hoài bão để tự những số phận đó có thể vươn lên tới tương lai tươi đẹp hơn.
"Cho đến giờ khóe mắt tôi vẫn cay cay”
600m trên mực nước biển, cảnh vật Phù Yên được bao bọc bởi núi non, mây trời. Hành trình vượt nhưng con dốc và những khúc cua của chúng tôi nên thơ hơn với cảnh thiên nhiên Phù Yên, Sơn La. Không chút mệt mỏi, không chút lo âu với quãng đường xa xôi và treo leo, tôi tự thấy đây đã là một kỳ tích với mình. Nhưng quan trọng hơn, sau chuyến đi này, trái tim tôi đã rộng mở hơn, tuổi trẻ của tôi như tràn đầy nhựa sống và niềm hy vọng.
Với tôi, chuyến đi này có nhiều điều thật đáng nhớ. Cảnh vật và con người Phù Yên đã đọng lại trong tôi bao điều xúc động.
Phạm Phương Chi, sinh viên trường Phân viện Báo chí và tuyên truyền: Với tôi, chuyến đi này có nhiều điều thật đáng nhớ. Cảnh vật và con người Phù Yên đã đọng lại trong tôi bao điều xúc động. |
Tôi sẽ không quên được từng dòng cảm xúc giản dị và chân thành của cô Anh Thơ trong bài thơ tình đầu tiên của người giáo viên tận tụy, không quên những nốt nhạc trong trẻo của những bạn trẻ với “Nhớ mùa thu Hà Nội”, “Điệp khúc tình yêu” hay “Đất nước tình yêu”… và đặc biệt là những tràng pháo tay, những tràng cười sảng khoái của cả đoàn tình nguyện, hòa theo bao khúc ca vui nhộn và “trầm hùng”. Chúng tôi đến gần nhau hơn bởi lòng nhiệt huyết và yêu đời, nhất là tình yêu dành cho những đứa trẻ vùng cao, còn biết bao thiếu thốn và khó khăn của Kim Bon xa xôi.
Đoàn tình nguyện dừng chân ở trường Tiểu học và THCS Kim Bon. Con người Kim Bon đón chúng tôi bằng ánh mắt và nụ cười trong trẻo như bầu trời hôm ấy. Tôi có cảm giác mình không phải là khách của nơi này, mà mọi người như đang trở về ngôi nhà chung, đoàn tụ với người thân, xức động và rưng rưng.
Các em học sinh đã háo hức chờ đoàn từ sáng sớm, các em vây quanh chúng tôi, tươi cười nhưng còn chút ngại ngùng. Những gương mặt ngây thơ, lấm lem, những bộ quần áo cọc cạch, xộc xệch, mong manh chẳng đủ ấm, những đôi chân trần nhỏ xíu, gầy guộc. Lòng tôi se lại!
Tôi theo Tổng biên tập lên thăm trường Mầm non Kim Bon. Ngôi trường nhỏ này chỉ có một phòng học khá khang trang và được các cô trang trí với nhiều đồ dùng học tập đẹp mắt, nhưng chỉ có điều không có điện mặc dù đèn, quạt đủ cả. 18 em bé mỗi sáng đều đến đây học tập và vui chơi. Các bé rất ngoan và đáng yêu vô cùng! Những gói bim bim tôi chia cho có lẽ là một niềm vui lớn với các bé. Những câu nói ngây ngô “Con chào cô, con chào chú!”, “con cảm ơn cô chú!”, “cô ơi bóc cho con”, “cô ơi con ăn hết rồi, con ăn nữa!” cho đến giờ vẫn còn làm khóe mắt tôi cay cay.
Trong cái nghèo mới thấy hết những chân tình
Sống ở những nơi điều kiện kinh tế vật chất đầy đủ dễ làm con người ta trở nên vô cảm với cuộc sống và coi nhẹ những hạnh phúc bình dị. Tới Kim Bon cùng đoàn từ thiện của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam mới thấy được thế nào là sự vất vả, cực nhọc của học sinh vùng cao, học sinh miền núi.
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê có lẽ nào chưa từng gặp hoặc trải qua những khó khăn về điều kiện vật chất. Thế nhưng sự thiếu thốn của các em học sinh vùng cao nơi đây làm tôi nhớ lại vùng quê của mình hơn 20 năm trước. Sự nghèo khó của Kim Bon hôm nay nếu như không phải tận mắt chứng kiến thì khó có thể tin nổi, và tôi tin rằng chẳng một nhà văn nào có thể miêu tả được đầy đủ về sự nghèo khó của Kim Bon.
Đặng Minh Hoàng (thứ 2 từ trái sang): Đúng là trong cái nghèo khó mới thấy hết những chân tình. |
Thời gian tôi ở lại với Kim Bon không nhiều nhưng đủ để nhận thấy được sự đối đãi chân tình của từng con người nơi đây, đúng là trong cái nghèo khó mới nhận thấy chân tình. Đất nước mình còn nặng về nông nghiệp nên sự nghèo khó ấy, có lẽ còn là hoàn cảnh chung của rất nhiều, rất nhiều các địa phương miền núi, những nơi xa xôi hẻo lánh hay vùng biên hải đảo.
Về quy mô, có lẽ báo Giáo Dục Việt Nam chưa thể nào giúp hết được những hoàn cảnh khó khăn trên mọi miền tổ quốc. Nhưng tôi tin rằng những hành động nhân ái và nghĩa tình này sẽ làm thức dậy lòng thiện tâm của rất nhiều những bạn đọc trên cả nước.
Ngoài ra, trong chuyến đi với báo Giáo Dục Việt Nam, người có ảnh hưởng với tôi nhất đó chính là vị Tổng Biên Tập của báo, một người đồng hành trong chuyến đi và đã cho tôi những định hướng đúng đắn như thế nào là từ thiện. Bản thân tôi đã tìm thấy được một người lãnh đạo vừa có tâm vừa có tầm, và tôi tin tưởng dưới sự định hướng của Tổng Biên Tập, tờ báo điện tử Giáo Dục Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa để kết nối những tấm lòng hảo tâm tới những hoàn cảnh thiếu may mắn.
Làm sao để kêu gọi nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm
“Sau chuyến đi Kim Bon, ngoài việc được trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau về cuộc sống của các em học sinh, khâm phục và cảm động về tình người ấm áp của các thầy cô nơi đây, thực sự nhiều câu hỏi đặt ra đối với mình. Với tư cách cá nhân, đó là làm sao để có thể kêu gọi nhiều hơn nữa những tấm lòng hảo tâm để ủng hộ các em bởi vì không chỉ riêng Kim Bon, mà còn nhiều nơi khác cũng có hoàn cảnh tương tự.
Với tư cách đại diện Hanoi Redtours đi khảo sát cho mục đích phát triển du lịch từ thiện là câu hỏi làm sao để phát triển và thực hiện thành công những chuyến du lịch gắn kết với công tác từ thiện như vậy?
Chị Phạm Thị Ngọc, đại diện ban truyền thông Công ty du lịch Hanoi Redtours chia sẻ: Trong thời gian tới, công ty chúng tôi sẽ triển khai hiệu quả những chuyến đi từ thiện lên vùng cao, giúp đỡ các trẻ em nghèo. |
Những câu hỏi đó là động lực để cá nhân tôi, cũng như Redtours có thể tiếp tục công tác từ thiện với trẻ em, triển khai hiệu quả những chuyến du lịch lên vùng cao, vùng khó khăn để du khách vừa được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ vừa giúp đỡ được những người khác.
Chúng tôi cũng đã bước đầu đưa ra chương trình du lịch từ thiện lên facebook của Hanoi Redtours và website: www.thegioidulich.com.vn và sẽ triển khai mạnh mẽ tour này trong thời gian tới bởi dịp cuối năm và đầu năm là thời điểm ý nghĩa nhất trong năm để du khách tham gia những tour du lịch này”.
Khuê Hạ (ghi)