Kinh nghiệm phỏng vấn xin thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ

01/05/2012 12:58
Theo sinhvienboston
(GDVN) -Xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm quan trọng và cần lưu ý khi đi phỏng vấn xin cấp thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ. Thông tin được trích từ  tài liệu hướng dẫn do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp.
Mối quan hệ  và ràng buôc của bạn với quê hương Theo luật của Hoa Kỳ, tất cả những người xin cấp thị thực không di dân đều được coi là sẽ nhập cư trong tương lai trừ phi họ có thể thuyết phục quan chức lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, bạn phải chứng minh rằng bạn có lý do trở về tổ quốc.  Và những lý do này phải mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Mỹ.  Mối ràng buộc với tổ quốc khiến bạn trở về bao gồm:   có việc làm, mối quan hệ gia đình,  bạn  sở hữu  hay được thừa hưởng tài sản, bạn có các khoản đầu tư trong nước.
(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)

Tiếng Anh
Hãy lường trước rằng để được cấp thị thực nhập cảnh,  bạn sẽ được phỏng vấn bằng tiếng Anh chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ.  Chúng tôi gợi ý  bạn hãy luyện tập tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ  trước khi phỏng vấn. Bạn hãy bình tĩnh, tự tin trả lời đầy đủ, ngắn gọn và rõ ràng những câu hỏi của người phỏng vấn. Bằng cách đó, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt về bản thân và  khả năng được cấp thị thực nhập cảnh là rất cao.
Học tập
Bạn hãy tìm hiểu kỹ về chương trình bạn sẽ học và mức độ phù hợp của nó với nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Bạn nên cố gắng giải thích kinh nghiệm và kiến thức bạn học được ở Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nghề nghiệp của bạn khi trở về Tổ quốc.
Thông tin bổ sung
Bạn nên trình ra văn bản giấy tờ với nội dung  rõ ràng để nhân viên phòng Lãnh sự chỉ cần nhìn lướt qua đã hiểu được. Họ không thể đọc và đánh giá nhanh được những lời giải thích dài dòng. Hãy nhớ là bạn chỉ nên có hai đến ba phút cho phỏng vấn là tốt nhất.Chứng từ tài chính Bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng thư từ hay tài liệu cần thiết xác nhận các nguồn tại trợ nếu bạn được nhận học bổng của trường bạn học tại Hoa Kỳ, trường đại học bạn đang theo học tại quê nhà, công ty hay chính phủ Việt Nam… Nếu nguồn tài trợ là của cá nhân hay gia đình, chứng từ  của ngân hàng thường ít khi được coi là bằng chứng đủ tin cậy để chứng minh bạn có đủ nguồn tài trợ.  Chứng từ ngân hàng chỉ có thể đáng tin cậy nhất nếu đó là bản kê khai tài khoản bình thường, định kỳ hàng tháng có tính xác thực và được tính bằng máy tính.
Giữ thái độ mềm mỏng, chân thành và cởi mở
Bạn không nên tranh luận với nhân viên phòng Lãnh sự. Nếu bạn bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh, hãy đề nghị nhân viên phòng Lãnh sự cho biết  lý do bị khước từ bằng văn bản đồng thời  danh mục tài liệu nên mang theo để khắc phục tình trạng bị khước từ. Trong mọi trường hợp, bạn đều có thể đăng ký lại với Văn phòng cấp thị thực bằng cách trình lên các thông tin bổ sung. Nếu bạn xin cấp thị thực lần hai, bạn cần nhất quán trong cách trả lời câu hỏi của nhân viên phỏng vấn cấp thị thực. Trong nhiều trường hợp nội dung cuộc phỏng vấn xin cấp thị thực được lưu lại và đem so sánh với câu trả lời của bạn trong những lần phỏng vấn sau đó. Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các bạn có được sự chuẩn bị kỹ càng khi đi phỏng vấn xin thị thực. Điều quan trọng là bạn nên tự tin vào chính bản thân mình.
Điểm nóng
Chùm ảnh: "Mãn nhãn" ngắm vườn hoa Keukenhof vào xuân
Danh sách 10 trường Đại học đào tạo ngành luật hàng đầu trên thế giới.
Những hình ảnh hài hước của các bạn sinh viên trên khắp thế giới (P11) Tham quan các trường Đại học trên đất nước Canada
\Danh sách 100 trường Đại học xuất sắc nhất thế giới (P3) Chùm ảnh Du học sinh Việt khám phá “lễ hội bong bóng” tại Moscow
Theo sinhvienboston