Kỳ thú, ngôi làng cổ cheo leo trên thác nước Phù Dung

11/09/2019 13:55
Diệu Linh
(GDVN) - Phù Dung Trấn được biết đến là trấn cổ mà người Thổ Gia sinh sống (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) nằm cheo leo trên thác nước.

Nếu đã tới tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), bạn hãy dành một khoảng thời gian đến với Phù Dung Trấn (tên gốc: Thôn Vương).

Ngôi làng nhỏ đã có từ 2000 năm trước với những kiến trúc cổ xưa còn được lưu truyền lại đến ngày nay. Từ trên cao nhìn ra xa hay đi thuyền trên sông, bạn sẽ được ngắm dãy núi Sùng Sơn huyền bí; bạn cũng sẽ thoáng lạc vào khung cảnh đẹp mơ màng trong sương mù bao phủ quanh dòng thác và dọc bên hai bờ sông Youshui.

2000 năm trước người dân ở vùng này sử dụng thuyền bè làm phương tiện vận tải chủ yếu, do đường bộ chưa phát triển, vận chuyển hàng hóa vô cùng khó khăn. 

Rảo bước trên con đường mang tên Wuli Slate có lịch sử hơn 2000 năm, bạn sẽ đến với Thác nước Phù Dung rộng khoảng 40 mét với chiều cao 60 mét, là thác nước lớn nhất ở phía tây, tỉnh Hồ Nam. 

Bạn cũng nên dành thờ gian tham quan cung điện Tusi, nằm ngay bên dòng sông. Tòa nhà Diaojiaolou của người Thổ Gia được xây dựng bởi tù trưởng giàu có giống như một khu nghỉ mát mùa hè.

Có một nét văn hóa truyền thống khá thú vị ở vùng này được hướng dẫn viên của Công ty Vietravel tại Trung Quốc kể rằng: Theo truyền thống, các cô gái người Thổ Gia trước khi lấy chồng phải khóc từ 1 - 3 tháng. Tiếng khóc thay lời tạm biệt cha mẹ, người thân và chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của chính mình. 

Nghi lễ khóc cưới được cho là xuất phát từ thời Chiến Quốc (năm 475-221 TCN). Trước khi công chúa nước Triệu bị ép gả sang nước Yên, người mẹ đã quỳ dưới chân, khóc lóc và cầu mong cô sớm được trở về. Tục khóc cưới bắt đầu từ đó và được người Thổ Gia duy trì đến ngày nay. 

Cô dâu khóc càng to, càng nhiều thì càng chứng tỏ đó là một người con gái hiếu thảo, có đức hạnh và trí tuệ; nếu cô dâu không khóc hoặc khóc ít sẽ bị làng xóm chê cười.

Vào dịp này, mỗi người thân hay bạn bè đến chào tạm biệt tặng cho cô dâu một món quà và họ cùng nhau khóc. Nếu người đến thăm không khóc sẽ bị coi là bất lịch sự và cô dâu cảm thấy bị coi thường.

Vào ngày cuối trước khi kết hôn, gia đình cô dâu mời thêm 9 cô gái chưa lấy chồng trong làng đến để khóc cùng, như lời động viên, an ủi đối với cô dâu. Đến đêm, cô dâu khóc cảm ơn và mời những người bạn của mình ăn. Sau mỗi khúc hát, đầu bếp sẽ dọn một món ăn lên bàn tiệc.

Các cô gái Thổ Gia học cả trăm khúc khóc cưới từ khi còn nhỏ. Để khóc hay hơn, họ luyện hát khi chăn thả gia súc trên đồng cỏ, dạo chơi bên suối.

Bên cạnh những khúc hát truyền thống, các cô gái thông minh và khéo léo còn có thể thay đổi giai điệu và lời hát.

Phù Dung Trấn ngày nay còn khá nhiều ngôi nhà cổ nằm cheo leo trên vách núi. Thời tiết đẹp nhất và thuận lợi cho du khách tham quan là vào mùa Thu.
Phù Dung Trấn ngày nay còn khá nhiều ngôi nhà cổ nằm cheo leo trên vách núi. Thời tiết đẹp nhất và thuận lợi cho du khách tham quan là vào mùa Thu.
Vẻ đẹp tự nhiên của thác nước và những ngôi nhà cổ làm du khách thích thú. Mùa thác nước đổ đẹp nhất vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Vẻ đẹp tự nhiên của thác nước và những ngôi nhà cổ làm du khách thích thú. Mùa thác nước đổ đẹp nhất vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Thác nước tại Phù Dung Trấn cũng là thác nước lớn nhất tại phía Tây Trung Quốc.
Thác nước tại Phù Dung Trấn cũng là thác nước lớn nhất tại phía Tây Trung Quốc.
Phong cảnh hữu tình tại thác nước Phù Dung níu chân du khách.
Phong cảnh hữu tình tại thác nước Phù Dung níu chân du khách.
Những ngôi nhà bằng gỗ được thiết kế và xây dựng hết sức cầu kỳ mang những nét đặc trưng riêng tại Phù Dung Trấn.
Những ngôi nhà bằng gỗ được thiết kế và xây dựng hết sức cầu kỳ mang những nét đặc trưng riêng tại Phù Dung Trấn.
Cây cầu cổ có tên "Thổ Vương" là nơi du khách dừng chân nghỉ ngơi ngắm dòng thác.
Cây cầu cổ có tên "Thổ Vương" là nơi du khách dừng chân nghỉ ngơi ngắm dòng thác.
Anh Kim Thương - Hướng dẫn viên Công ty Du lịch Vietravel cho biết: Cầu Thổ Vương là công trình kiến trúc Thổ Gia tiêu biểu, với mái góc cạnh cao như biểu tượng cho sự uy nghi của Thổ Ty (tên gọi của người đứng đầu tại đây vào thời xưa) và cũng mang tác dụng xua đuổi tà ma.
Anh Kim Thương - Hướng dẫn viên Công ty Du lịch Vietravel cho biết: Cầu Thổ Vương là công trình kiến trúc Thổ Gia tiêu biểu, với mái góc cạnh cao như biểu tượng cho sự uy nghi của Thổ Ty (tên gọi của người đứng đầu tại đây vào thời xưa) và cũng mang tác dụng xua đuổi tà ma.
Cung điện Tusi - kiến trúc độc đáo tại Phù Dung Trấn.
Cung điện Tusi - kiến trúc độc đáo tại Phù Dung Trấn.
Các cô gái người Thổ Gia trong trang phục truyền thống, khi còn trẻ chưa lấy chồng gọi là "Mẩy - Mây".

Các cô gái người Thổ Gia trong trang phục truyền thống, khi còn trẻ chưa lấy chồng gọi là "Mẩy - Mây".

Cổng làng vào "Thôn Vương" còn giữ lại được nét kiến trúc cổ từ 2000 năm trước.
Cổng làng vào "Thôn Vương" còn giữ lại được nét kiến trúc cổ từ 2000 năm trước.
Thịt hun khói (gác bếp) là một trong những món ăn ngon nổi tiếng tại Phù Dung Trấn.
Thịt hun khói (gác bếp) là một trong những món ăn ngon nổi tiếng tại Phù Dung Trấn.
Tại Nhà hàng "Ấn Tượng Lê Tục" thuộc quận Vũ Lăng Nguyên (tỉnh Hồ Nam) có trình diễn phong tục uống rượu theo phong cách truyền thống của người Thổ Gia. Khi khách chuẩn bị bước tới cửa thì các cô gái đánh trống và mời rượu, hát mừng đón khách.
Tại Nhà hàng "Ấn Tượng Lê Tục" thuộc quận Vũ Lăng Nguyên (tỉnh Hồ Nam) có trình diễn phong tục uống rượu theo phong cách truyền thống của người Thổ Gia. Khi khách chuẩn bị bước tới cửa thì các cô gái đánh trống và mời rượu, hát mừng đón khách.
Những món ăn được nấu và bày theo phong cách riêng.
Những món ăn được nấu và bày theo phong cách riêng.
Khi khách đã ổn định chỗ ngồi tại các bàn ăn sẽ có 1 người đàn ông chơi nhạc và 4 cô gái trong bộ trang phục màu đỏ đến mời rượu người đại diện của từng mâm cơm.
Khi khách đã ổn định chỗ ngồi tại các bàn ăn sẽ có 1 người đàn ông chơi nhạc và 4 cô gái trong bộ trang phục màu đỏ đến mời rượu người đại diện của từng mâm cơm. 
Rượu được rót liên tục từ trên cao chảy xuống như thác nước đổ, khách uống một hơi rồi mới dừng lại.
Rượu được rót liên tục từ trên cao chảy xuống như thác nước đổ, khách uống một hơi rồi mới dừng lại.
Diệu Linh