Kỹ xảo Tân Tây Du Ký: Chuyện giờ mới kể

03/08/2011 00:16
(GDVN) – Trong khi trả lời phỏng vấn, đạo diễn Trương Kỷ Trung cũng chia sẻ ông muốn tìm một điểm đột phá: học Đường Tăng, hướng Tây phương thỉnh kinh.

(GDVN) - Tây Du Ký năm 1986 là một tác phẩm kinh điển, Lục Tiểu Linh Đồng cũng đã thành công tuyệt đối với vai diễn Tôn Ngộ Không, nhưng nếu xét về mặt công nghệ kĩ xảo thì bộ phim còn rất nhiều hạn chế...

{iarelatednews articleid='9388,9220,9218,9182,9132,9140,8702,8371,8245,7887,6279,3474,3059,2854,2702,2566'}

25 năm sau, khi mà người xem đã quá “no mắt” với những kĩ xảo bom tấn như Avatar, Transformers hay Harry Potter, thì việc Tân Tây Du Ký có quá nhiều nét giống với những bộ phim đình đám này khiến cho không ít khán giả chán nản: “Tân Tây Du Ký tây hoá quá. Nhìn từ góc độ nào cũng thấy được dấu vết để lại của nhà sản xuất nước ngoài. Vẫn biết thế mạnh của Trung Quốc là khai thác phim dã sử, cổ trang còn các nước phương Tây là kỹ xảo, là cảnh "nóng", nhưng thực hiện 1 tác phẩm hội tụ tất cả những yếu tố trên thì lại phải coi trọng, phải lấy cái gốc bản sắc dân tộc làm nền móng chính phát triển”, một khán giả nhận xét.

Về vấn đề này, trước đây, đại diện phía nhà đầu tư đã khẳng định: “Đã mất công bỏ của bỏ sức để xây dựng phiên bản mới thì chúng tôi mong muốn mình phải làm được điều gì khác biệt hẳn so với quá khứ. Tây hoá không xấu nhưng quan trọng là sử dụng như thế nào để không phản cảm là được. Hãy tin vào chúng tôi - những người mang dòng máu Trung Hoa thì không bao giờ có thể cố tình làm bất cứ một việc gì không mang lại lợi ích cho đất nước nói chung và nền điện ảnh truyền hình nói riêng”.

Trong khi trả lời phỏng vấn, đạo diễn Trương Kỷ Trung cũng chia sẻ ông muốn tìm một điểm đột phá: học Đường Tăng, hướng Tây phương thỉnh kinh. Bộ phim của Trương Kỷ Trung có kinh phí đầu tư lên tới hơn 130 triệu NDT, tạo hình của các thần tiên và yêu quái đa dạng hơn với những cảnh tượng hoành tráng và đậm màu sắc thần bí kỳ ảo. Ông cho biết: cả đoàn làm phim đã nhất trí sẽ theo hướng tiến gần với những bộ phim Hollywood khác.

Dưới đây là những tiết lộ của người trong cuộc cho thấy vì sao Tân Tây Du Ký khiến nhiều người đánh giá là mang phong cách Transformers, Harry Potter...

Phim trường

Đội ngũ kỹ thuật viên của Hollywood từng làm phim X-Men được thuê để xây dựng phim trường - trong đó có cảnh quay Hoa Quả Sơn, hóa trang và tạo các hiệu ứng hình ảnh.

Mặt nạ hóa trang

Đạo diễn Trương Kỷ Trung cho biết: "Bây giờ khán giả thích những bộ phim bom tấn của Hollywood, nhất là trẻ con, chúng rất thích Avatar, Harry Potter... thế nên phiên bản lần này hoàn toàn khác với phiên bản kinh điển 1986. Tân Tây Du Ký sẽ "điện ảnh hóa" hơn, không thể cứ bảo thủ theo kiểu "hoạt hình, trẻ con" như phiên bản cũ, tạo hình các nhân vật đều thiết kế mới hoàn toàn. Trong phim có đến 398 nhân vật, có đến 200 gương mặt sử dụng mặt nạ hóa trang".

Cư dân mạng có người cho rằng các gương mặt trông thú tính, quá hoang dã, xem phim cứ như đang bước vào một thế giới khác, đậm chất hư ảo của Hollywood.

 
 
 
Tạo hình một số yêu quái trong Tân Tây Du Ký
Tạo hình một số yêu quái trong Tân Tây Du Ký

Nhờ vào đội ngũ hóa trang chuyên nghiệp đến từ Hollywood như stylist Matthew, các nguyên liệu sử dụng làm mặt nạ đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Ông tiết lộ, đội ngũ hóa trang đã đến Trung Quốc hai tháng để hướng dẫn mọi người cách nhào nặn và tạo hình, tất cả những chi tiết nhỏ như kim nhãn, râu rồng, đều được làm bằng cao su tiên tiến, da mặt cũng làm bằng nguyên liệu cao su tự nhiên.

Trước việc bị cáo buộc “sao chép” Avatar, Trương Kỷ Trung cho biết: “Lúc chúng tôi thiết kế, Avatar vẫn chưa phát hành, trong quá trình quay Avatar mới được công chiếu, đó hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên”.

Chỉ đạo mỹ thuật Hải Minh cho biết, các khuôn mặt được tạo hình phải mất 2, 3 tiếng đồng hồ, và không thể tái sử dụng, mỗi lần tẩy trang xong đều phải làm lại. Ông cũng tiết lộ về hình ảnh Ngộ Không khi thoát ra khỏi lò bát quái, một lớp than và một loại bột đặc biệt được sơn lên người Ngộ Không, những chất liệu này sẽ không phai do mồ hôi của diễn viên.

Tôn Ngộ Không
Tôn Ngộ Không được phủ bởi một lớp than và bột đặc biệt

Theo lời của chỉ đạo mỹ thuật Hải Minh, tóc và lông của Tôn Ngộ Không đều được chuẩn bị bằng tay, chúng có độ dài khác nhau.
 
Tạo hình của Bạch cốt tinh An Dĩ Hiên cũng được đầu tư kĩ lưỡng: “Đạo diễn muốn An Dĩ Hiên đeo mặt nạ một nửa khuôn mặt, đối với bất kỳ diễn viên nào, nhất là diễn viên nữ thì da mặt luôn được giữ gìn cẩn thận, An Dĩ Hiên ban đầu khá lo lắng việc đeo mặt nạ trong suốt thời gian dài khoảng 10 tiếng sẽ có hại cho da, cuối cùng, mọi người quyết định sẽ nhờ vào hiệu ứng máy tính đặc biệt để tạo dựng quá trình biến dạng trên khuôn mặt Bạch Cốt Tinh. An Dĩ Hiên được trang điểm theo kiểu mắt khói, đeo kính áp tròng màu trắng tạo vẻ khác lạ và ma mị”.

 
Tạo hình của An Dĩ Hiên trong tạo hình Bạch Cốt tinh
 An Dĩ Hiên trong tạo hình Bạch Cốt tinh

Trang phục

Trang phục của các diễn viên cũng được quan tâm chú ý. Chỉ đạo mỹ thuật Hải Minh tiết lộ, đoàn làm phim đã dựa vào những tư liệu ghi được thời nhà Đường để tham chiếu, làm nổi bật ý nghĩa lịch sử, cũng như tôn trọng lịch sử. Bên cạnh đó, trang phục của yêu quái trong phim như áo giáp, áo bào... cũng được mô phỏng làm nổi bật hình dạng và sức mạnh của chúng. Ông cũng nhấn mạnh mỗi trang phục là sự hội nhập các yếu tố phương Đông, qua mỗi nước khác nhau lại có từng trang phục phù hợp với văn hóa vùng miền.

Bách Hoa Tu, công chúa nước Bảo Tượng

Bách Hoa Tu, công chúa nước Bảo Tượng

Nữ vương Nữ nhi quốc
Nữ vương Nữ nhi quốc
a
Trang phục của nhân vật phù hợp với văn hóa từng vùng miền

Được đầu tư kĩ lưỡng nhất chính là phục trang của 4 nhân vật chính. Ngộ Không không chỉ là con khỉ mình đầy lông lá, mùa đông sẽ thêm chiếc áo trắng, Đường Tăng không chỉ có áo choàng phi, đôi khi là áo màu đen, đôi khi có mũ. Chỉ đạo mỹ thuật cho biết: “Đường Tăng  sạch sẽ, Ngộ Không, Sa Tăng đơn giản, Bát Giới lấm lem, lôi thôi, tất cả sẽ được thể hiện qua trang phục”.

Gia đình Ngưu Ma Vương, Phiết Phiến công chúa, Hồng Hài Nhi cũng được chú ý: "Trang phục của gia đình Ngưu Ma Vương được sử dụng làm nổi bật sự cứng rắn, mạnh mẽ, nữ giới cũng măc áo giáp, để phản ánh sự bình đẳng của hai giới”.

Ngưu Ma Vương
Ngưu Ma Vương
Thiết phiến công chúa mặc áo giáp
Thiết Phiến công chúa mặc áo giáp
Hồng Hài Nhi
Hồng Hài Nhi

* Trư Bát Giới

Vốn lười biếng và lôi thôi, phục trang của Trư Bát Giới chủ yếu là những bộ quần áo màu sẫm, chất liệu vải dày. Tất nhiên, Trư Bát Giới cũng có hai bộ quần áo đẹp hơn khi còn là Thiên Bồng nguyên soái với áo giáp vàng, và trang phục khi làm việc tại Cao lão trang.

 
 
 
Trang phục của Bát Giới khá lôi thôi
Trang phục của Bát Giới thể hiện sự lôi thôi lếch thếch
Bộ quần áo đẹp khi lão Trư động phòng hoa chúc
Bộ quần áo đẹp khi lão Trư động phòng hoa chúc

* Đường Tăng

Tấm áo thầy tu được hiện đại hóa hơn. Có hai màu chủ đạo là màu đỏ và màu vàng truyền thống trong những dịp trọng đại và khi ở Trường An, theo tiết lộ từ đoàn làm phim những trang phục trên được 40 nghệ nhân thêu hoa văn, 20 công nhân may trong suốt 15 ngày. Ngoài ra, trên đường thỉnh kinh, trang phục của Đường Tăng khá đơn giản, với những trang phục màu trắng, màu nâu.

Bộ cà sa màu đỏ truyền thống
 
Hai bộ quần áo mặc trong những dịp trọng đại
Bộ trang phục mặc trong những dịp trọng đại tại Trường An
Trang phục tại Nữ nhi quốc
Trang phục tại Nữ nhi quốc
 
 
Trang phục đời thường
Trang phục trên đường thỉnh kinh khá giản dị

* Tôn Ngộ Không

So với trang phục cổ điển làm bằng da báo, hổ hoặc bộ quần áo màu vàng quen thuộc trong phiên bản cũ, phục trang của Tôn Ngộ Không phiên bản Trương Kỷ Trung phong phú hơn. Điều đặc biệt là bộ kim giáp Ngộ Không được long vương tặng được làm bằng nhôm thật, nặng đến 3,4 kg.

 
Bộ Kim giáp Tôn Ngộ Không mang nặng đến 3,4 kg
Bộ Kim giáp Tôn Ngộ Không mang nặng đến 3,4 kg

* Sa Tăng

Bởi vì trong suốt hành trình phải mang vác hành lý nên sự lựa chọn số 1 dành cho Sa Tăng là những bộ quần áo đơn giản, nhưng không quá lôi thôi như Trư Bát Giới

Trang phục của Sa Tăng rất đơn giản.
Trang phục của Sa Tăng rất đơn giản.

H.H

alt