Y học giải thích “bóng đè” là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể, chỉ xuất hiện ở người khi ngủ. Mặc dù đầu óc tỉnh táo, rất muốn cử động, muốn gọi người giúp song không thể làm được. Phương tây gọi hiện tượng này là “liệt trong giấc ngủ” (sleep paralysis), còn người Việt dùng từ “bóng đè”. Thống kê cho thấy có tới 40% số người trên thế giới ít nhất bị bóng đè một lần trong đời [1].
Chuyện Y học khiến người ta có nhiều liên tưởng, không hiểu “cái bóng” là gì mà nó ghê gớm thế, bất kể lớn bé, già trẻ, khỏe mạnh, ốm yếu đều có thể bị nó “đè”. Bị nó “đè” rồi, nhẹ thì hoảng loạn, toát mồ hôi, ngạt thở, mà nếu ngạt thở lâu có thể dẫn tới tử vong.
Tất nhiên 60% nhân loại chưa bị bóng đè, nhưng chẳng có ai, nhất là người Việt lại không có lúc “sợ bóng, sợ gió”, chẳng thế mà trên báo Vietnamnet ngày 19/9/2007 đã có bài viết với cái tít “sợ bóng, sợ gió” nói về những ông chủ của xe “vua”.
Báo Tuổi Trẻ trong bài “Một ngày của công nhân móc cống” có đoạn: “Tụi tôi chui xuống cống ban đêm lạnh phải biết, đó là chưa kể chạy xe máy đi làm khuya sợ cướp giật, tai nạn. Nếu làm ban đêm thì thời gian cũng tính như ban ngày, như làm lúc 2 giờ khuya thì tới 8 giờ sáng hôm sau về tới nhà thở không ra hơi”.
Dưới cống đã tối tăm, lại làm vào ban đêm nên cái bóng biến mất, nên công nhân dù có mong muốn đến mấy cũng không thể nhìn thấy “bóng hình” các vị đang hưởng lương hơn 02 tỷ một năm. Ban ngày, dưới lỗ cống may mắn lắm thì công nhân cũng chỉ thấy “cái bóng” của xếp từ miệng cống trải xuống, sức mấy mà thấy xếp đứng bên cạnh. Tìm đến các khu nhà ổ chuột, ẩm thấp tối tăm ven các kênh rạch đang bốc mùi đố cánh phòng viên tìm thấy “bóng dáng” các ngôi biệt thự, xe con của các “cỡ bự”. Cái bóng cũng tinh khôn ra phết, ở chỗ không khí “không thơm” là nó lỉnh ngay.
Thế còn giữa trưa, sao nó lại thu mình lại? Thì đấy, Báo chí đăng tải cho biết: “Khai trừ Đảng, cách chức, buộc thôi việc 8 sếp lĩnh lương "khủng".
Vụ việc đã rõ như ban ngày, đã phơi giữa “thanh thiên bạch nhật” rồi còn gì. Cũng vì thế nghe nói trong số 8 vị bị nêu tên, (và chắc còn nhiều vị chưa bị nêu tên) chỉ có một vài vị lên tiếng xin lỗi và hứa nộp lại tiền, còn lại chẳng thấy “bóng” vị nào xuất hiện trên tivi, báo chí để nói lời xin lỗi. Tất cả đều im thin thít, đều đang nín thở chờ đợi, mặc cho dư luận muốn làm gì thì làm.
Sự thông minh đặc biệt của “cái bóng” là khi con người hướng về phía mặt trời, ánh nắng chiếu vào phồng da, rát mặt, tội gì mà chạy phía trước. Lùi lại phía sau, vừa không bị bỏng mà cũng vẫn đến đích cùng lúc, chẳng chậm hơn tí nào.
Nếu đó là cuộc đua có huân huy chương, bước lên bục nhận, “bóng” chắc chắn cũng được lên theo. Minh chứng cho chuyện này có thể tìm thấy ở ngành Y Hà Nội. Chỉ sau khi những người thầy thuốc ở bệnh viện Đa khoa Hoài Đức tố cáo chuyện “nhân bản xét nghiệm”, khi báo chí đã nhiệt tình vào cuộc thì Sở Y tế mới công nhận là chuyện có thật, mới tổ chức trao thưởng.
Mấy người tố cáo, có lúc phải khóc, rồi bị tố cáo ngược, thậm chí có người lại còn bị truy tố, còn các cấp lãnh đạo đoàn thể, chính quyền Sở Y tế, dại gì mà đi trước thanh tra tìm hiểu, cứ chờ đã chừng nào vụ việc chưa vỡ lở.
Mấy chị có đứng lên nhận thưởng thì cũng phải có lãnh đạo Sở đến trao, chỉ có điều “Ngoài chuyện tiền thưởng 320.000 đồng, tại buổi lễ tuyên dương của Sở Y tế, những người được khen thưởng không được tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm và không được mời lên phát biểu. Buổi lễ chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút và thiếu sự trang trọng tối thiểu” [3].
Chuyện này kể cũng hơi lạ, trao thưởng xong bao giờ các vị được mời lên trao chẳng chen vào đứng giữa để cho các “phó nháy” tha hồ tác nghiệp, sao ở đây lại không? Phải chăng đứng chụp ảnh chung với những con người dũng cảm ấy, “hình ảnh” của họ sẽ không được sáng sủa?
Ngoài sự thông minh, “cái bóng” còn có sự ma mãnh mà người thường không ai sánh kịp. Đó là khi mặt trời chiếu ở sau lưng, cái bóng vượt lên dẫn đường đưa con người đi về phía tối, mặt trời càng xuống thấp thì “cái bóng” càng lớn mạnh, càng muốn lôi kéo người ta đi nhanh hơn. Các cụ bảo: “tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh”, ở chỗ tối, chẳng biết đâu là người, đâu là “bóng”, mọi vật đều cùng một màu. Ở chỗ tối, người thì sợ nhưng “bóng” thì không, nó chỉ muốn cố thủ trong đó.
Nhưng sao lại thế, bởi vì nếu có bị chiếu đèn vào thì người bị lộ trước, “bóng” nấp phía sau làm sao mà bị lộ. Dẫn chứng cho chuyện này là việc mấy xếp “lương khủng” ở T/p Hồ Chí Minh, thông tin cho báo chí rằng 5.000 lao động của họ nhận lương “sai” lên đến 100 tỷ, nay cũng cần thu hồi [4]. Nếu cả 5.000 người lao động đều nhận lương “sai” thì vài quan chức có là vấn đề gì. Cái hàng rào 5.000 người ấy thừa sức che chắn cho mấy xếp, họ được “cái bóng” hướng dẫn đi theo, nay đèn chiếu vào thì họ phải ra phía trước để “cái bóng” còn có chỗ núp.
Cũng may cho mấy người lao động là ông Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà ngay lập tức thông báo: “Tôi chưa hề yêu cầu thu hồi số tiền này, không có một dòng nào nói thu hồi cả nhưng mà họ (công ty công ích nhà nước có sai phạm trong vụ lương khủng - PV) cố tình nói với báo chí và người lao động là phải thu hồi, gây hoang mang” [4].
Sẽ thật phiến diện khi gắn cho “cái bóng” toàn những thói xấu. Trên đời vẫn còn những “bóng mát”, “bóng râm” che chở cho con người lúc nắng rát, vẫn còn những “cây cao bóng cả” làm chỗ dựa tinh thần cho con cho cháu, giữ gìn đạo lý dân tộc và truyền thống cha ông. Chỉ tiếc rằng xã hội càng phát triển, ở giữa nơi phồn hoa đô hội những “cái bóng” ấy càng ngày càng hiếm, nhà mọc càng cao thì những “bóng cả” càng trở nên nhỏ bé.
Còn con người thì còn “cái bóng”, chẳng bao giờ có thể dứt được nó. Không một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật nào có thể tạo ra một loài người không có “bóng” nếu con người vẫn phải sống nhờ ánh sáng mặt trời. Một mặt trời tạo ra một cái bóng, trên sân bóng đá của các nước nghèo thường có 4 cột đèn và người xem dễ dàng thấy mỗi cầu thủ có 4 cái bóng. Các nước giàu có, người ta làm cả hàng đèn chạy kín quanh sân, chỉ đến khi đó mới không thấy “cái bóng”.
Bản chất của “cái bóng” là loài sống bám, dù không mang lại chút ích lợi gì cho chủ thể song nó mãi đeo bám con người chừng nào con người còn cần ánh sáng. Sợ “bóng” không phải là đặc tính sẵn có từ lúc “nhân chi sơ”, nó đươc tập nhiễm trong quá trình sống. Nếu tỉnh táo, sống giữa nơi sáng sủa thì cái bóng sẽ chạy loanh quanh, lúc trước lúc sau, lúc trái lúc phải nhưng chắc chắn lúc ấy nó sẽ không “đè” được ai. Người Việt mình vốn có truyền thống không sợ cường địch.
Suốt chiều dài lịch sử chúng ta đã đánh thắng tất cả bọn xâm lược đến từ bốn phương đông, tây, nam, bắc. Tuy nhiên, đánh nhau với “cái bóng” lại không đơn giản bởi nó gắn liền với cơ thể mỗi chúng ta, đánh nó không cẩn thận mình lại bị đau. Tốt nhất là không đánh mà thắng, muốn thế không những phải sống ở nơi sáng sủa mà còn cần “tâm phải sáng, lòng phải trong”, cái bóng tự nhiên sẽ sợ, sẽ chỉ còn quanh quẩn dưới gót chân người.
Chuyện Y học khiến người ta có nhiều liên tưởng, không hiểu “cái bóng” là gì mà nó ghê gớm thế, bất kể lớn bé, già trẻ, khỏe mạnh, ốm yếu đều có thể bị nó “đè”. Bị nó “đè” rồi, nhẹ thì hoảng loạn, toát mồ hôi, ngạt thở, mà nếu ngạt thở lâu có thể dẫn tới tử vong.
Tất nhiên 60% nhân loại chưa bị bóng đè, nhưng chẳng có ai, nhất là người Việt lại không có lúc “sợ bóng, sợ gió”, chẳng thế mà trên báo Vietnamnet ngày 19/9/2007 đã có bài viết với cái tít “sợ bóng, sợ gió” nói về những ông chủ của xe “vua”.
Ban ngày khi con người thức, đi lại, làm việc thì chuyện lại khác, chẳng ai bị bóng đè cả, vậy cái bóng đi đâu, làm gì? Nếu người ta đi về phía mặt trời, phía ánh sáng thì “cái bóng” sợ hãi lùi tít về phía sau, còn nếu đi ngược lại thì “cái bóng” chạy vội lên phía trước. Cái bóng luôn có xu hướng dẫn dắt con người về phía tối tăm, đến nơi tối nhất không còn ánh sáng thì nó biến mất, bỏ con người bơ vơ. Lúc trời quang mây tạnh, lúc sáng nhất mà dân gian gọi là “chính ngọ” (12 giờ trưa) “ cái bóng” thu mình nằm gọn dưới chân, muốn dẫm, muốn đạp nó cũng mặc kệ, không nói nửa lời, hóa ra nó cũng biết sợ.
Những khuôn mặt đầy nước mắt và nặng trĩu suy tư trong lễ trao thưởng. Ảnh: Thái Hà |
Nói thế nhiều người bảo là nói “ẩn dụ” khó hiểu, thôi thì đành phải nêu vài minh họa cho khách quan, cho mọi người cùng đồng cảm.
Báo Tuổi Trẻ trong bài “Một ngày của công nhân móc cống” có đoạn: “Tụi tôi chui xuống cống ban đêm lạnh phải biết, đó là chưa kể chạy xe máy đi làm khuya sợ cướp giật, tai nạn. Nếu làm ban đêm thì thời gian cũng tính như ban ngày, như làm lúc 2 giờ khuya thì tới 8 giờ sáng hôm sau về tới nhà thở không ra hơi”.
Dưới cống đã tối tăm, lại làm vào ban đêm nên cái bóng biến mất, nên công nhân dù có mong muốn đến mấy cũng không thể nhìn thấy “bóng hình” các vị đang hưởng lương hơn 02 tỷ một năm. Ban ngày, dưới lỗ cống may mắn lắm thì công nhân cũng chỉ thấy “cái bóng” của xếp từ miệng cống trải xuống, sức mấy mà thấy xếp đứng bên cạnh. Tìm đến các khu nhà ổ chuột, ẩm thấp tối tăm ven các kênh rạch đang bốc mùi đố cánh phòng viên tìm thấy “bóng dáng” các ngôi biệt thự, xe con của các “cỡ bự”. Cái bóng cũng tinh khôn ra phết, ở chỗ không khí “không thơm” là nó lỉnh ngay.
Thế còn giữa trưa, sao nó lại thu mình lại? Thì đấy, Báo chí đăng tải cho biết: “Khai trừ Đảng, cách chức, buộc thôi việc 8 sếp lĩnh lương "khủng".
Vụ việc đã rõ như ban ngày, đã phơi giữa “thanh thiên bạch nhật” rồi còn gì. Cũng vì thế nghe nói trong số 8 vị bị nêu tên, (và chắc còn nhiều vị chưa bị nêu tên) chỉ có một vài vị lên tiếng xin lỗi và hứa nộp lại tiền, còn lại chẳng thấy “bóng” vị nào xuất hiện trên tivi, báo chí để nói lời xin lỗi. Tất cả đều im thin thít, đều đang nín thở chờ đợi, mặc cho dư luận muốn làm gì thì làm.
Sự thông minh đặc biệt của “cái bóng” là khi con người hướng về phía mặt trời, ánh nắng chiếu vào phồng da, rát mặt, tội gì mà chạy phía trước. Lùi lại phía sau, vừa không bị bỏng mà cũng vẫn đến đích cùng lúc, chẳng chậm hơn tí nào.
Nếu đó là cuộc đua có huân huy chương, bước lên bục nhận, “bóng” chắc chắn cũng được lên theo. Minh chứng cho chuyện này có thể tìm thấy ở ngành Y Hà Nội. Chỉ sau khi những người thầy thuốc ở bệnh viện Đa khoa Hoài Đức tố cáo chuyện “nhân bản xét nghiệm”, khi báo chí đã nhiệt tình vào cuộc thì Sở Y tế mới công nhận là chuyện có thật, mới tổ chức trao thưởng.
Mấy người tố cáo, có lúc phải khóc, rồi bị tố cáo ngược, thậm chí có người lại còn bị truy tố, còn các cấp lãnh đạo đoàn thể, chính quyền Sở Y tế, dại gì mà đi trước thanh tra tìm hiểu, cứ chờ đã chừng nào vụ việc chưa vỡ lở.
Mấy chị có đứng lên nhận thưởng thì cũng phải có lãnh đạo Sở đến trao, chỉ có điều “Ngoài chuyện tiền thưởng 320.000 đồng, tại buổi lễ tuyên dương của Sở Y tế, những người được khen thưởng không được tặng hoa, chụp ảnh lưu niệm và không được mời lên phát biểu. Buổi lễ chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút và thiếu sự trang trọng tối thiểu” [3].
Chuyện này kể cũng hơi lạ, trao thưởng xong bao giờ các vị được mời lên trao chẳng chen vào đứng giữa để cho các “phó nháy” tha hồ tác nghiệp, sao ở đây lại không? Phải chăng đứng chụp ảnh chung với những con người dũng cảm ấy, “hình ảnh” của họ sẽ không được sáng sủa?
Bộ LĐTB&XH đã có công văn gửi TP.HCM đề nghị kiểm tra tất cả các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, xem xét việc trả lương. |
Ngoài sự thông minh, “cái bóng” còn có sự ma mãnh mà người thường không ai sánh kịp. Đó là khi mặt trời chiếu ở sau lưng, cái bóng vượt lên dẫn đường đưa con người đi về phía tối, mặt trời càng xuống thấp thì “cái bóng” càng lớn mạnh, càng muốn lôi kéo người ta đi nhanh hơn. Các cụ bảo: “tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh”, ở chỗ tối, chẳng biết đâu là người, đâu là “bóng”, mọi vật đều cùng một màu. Ở chỗ tối, người thì sợ nhưng “bóng” thì không, nó chỉ muốn cố thủ trong đó.
Nhưng sao lại thế, bởi vì nếu có bị chiếu đèn vào thì người bị lộ trước, “bóng” nấp phía sau làm sao mà bị lộ. Dẫn chứng cho chuyện này là việc mấy xếp “lương khủng” ở T/p Hồ Chí Minh, thông tin cho báo chí rằng 5.000 lao động của họ nhận lương “sai” lên đến 100 tỷ, nay cũng cần thu hồi [4]. Nếu cả 5.000 người lao động đều nhận lương “sai” thì vài quan chức có là vấn đề gì. Cái hàng rào 5.000 người ấy thừa sức che chắn cho mấy xếp, họ được “cái bóng” hướng dẫn đi theo, nay đèn chiếu vào thì họ phải ra phía trước để “cái bóng” còn có chỗ núp.
Cũng may cho mấy người lao động là ông Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà ngay lập tức thông báo: “Tôi chưa hề yêu cầu thu hồi số tiền này, không có một dòng nào nói thu hồi cả nhưng mà họ (công ty công ích nhà nước có sai phạm trong vụ lương khủng - PV) cố tình nói với báo chí và người lao động là phải thu hồi, gây hoang mang” [4].
Sẽ thật phiến diện khi gắn cho “cái bóng” toàn những thói xấu. Trên đời vẫn còn những “bóng mát”, “bóng râm” che chở cho con người lúc nắng rát, vẫn còn những “cây cao bóng cả” làm chỗ dựa tinh thần cho con cho cháu, giữ gìn đạo lý dân tộc và truyền thống cha ông. Chỉ tiếc rằng xã hội càng phát triển, ở giữa nơi phồn hoa đô hội những “cái bóng” ấy càng ngày càng hiếm, nhà mọc càng cao thì những “bóng cả” càng trở nên nhỏ bé.
Còn con người thì còn “cái bóng”, chẳng bao giờ có thể dứt được nó. Không một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật nào có thể tạo ra một loài người không có “bóng” nếu con người vẫn phải sống nhờ ánh sáng mặt trời. Một mặt trời tạo ra một cái bóng, trên sân bóng đá của các nước nghèo thường có 4 cột đèn và người xem dễ dàng thấy mỗi cầu thủ có 4 cái bóng. Các nước giàu có, người ta làm cả hàng đèn chạy kín quanh sân, chỉ đến khi đó mới không thấy “cái bóng”.
Bản chất của “cái bóng” là loài sống bám, dù không mang lại chút ích lợi gì cho chủ thể song nó mãi đeo bám con người chừng nào con người còn cần ánh sáng. Sợ “bóng” không phải là đặc tính sẵn có từ lúc “nhân chi sơ”, nó đươc tập nhiễm trong quá trình sống. Nếu tỉnh táo, sống giữa nơi sáng sủa thì cái bóng sẽ chạy loanh quanh, lúc trước lúc sau, lúc trái lúc phải nhưng chắc chắn lúc ấy nó sẽ không “đè” được ai. Người Việt mình vốn có truyền thống không sợ cường địch.
Suốt chiều dài lịch sử chúng ta đã đánh thắng tất cả bọn xâm lược đến từ bốn phương đông, tây, nam, bắc. Tuy nhiên, đánh nhau với “cái bóng” lại không đơn giản bởi nó gắn liền với cơ thể mỗi chúng ta, đánh nó không cẩn thận mình lại bị đau. Tốt nhất là không đánh mà thắng, muốn thế không những phải sống ở nơi sáng sủa mà còn cần “tâm phải sáng, lòng phải trong”, cái bóng tự nhiên sẽ sợ, sẽ chỉ còn quanh quẩn dưới gót chân người.
Tác giả: TS. Dương Xuân Thành