The National Interest ngày 2/2 đăng bài viết của Kim R. Holmes, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, nhà nghiên cứu Quỹ Truyền thống Mỹ về quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Binh sĩ Mỹ |
7 năm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn sử dụng một cách thức hoàn toàn mới để quan hệ với thế giới – tức là chúng ta sẽ “tiếp xúc” chứ không phải đối đầu với kẻ thù.
Vị thế của Mỹ suy yếu
Thế giới hiện nay nguy hiểm hơn nhiều so với khi Obama lên cầm quyền. Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu trỗi dậy một cách đầy kịch tính. Ngọn lửa chiến tranh ở Trung Đông lan tràn, liên tục bất ổn. Chiến tranh Iraq và chiến tranh Afghanistan chưa “kết thúc”. Đối với Iraq, tình hình thậm chí gay go hơn khi ông Obama tiếp quản vào năm 2009.
Mối đe dọa khủng bố hiện nay có thể nói nghiêm trọng không kém gì thời kỳ đang lên của tổ chức Al Qaeda. Tổ chức khủng bố tự xưng “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tàn ác hơn, đang kiểm soát địa bàn rộng lớn, thậm chí chúng đã xây dựng được bộ máy chính quyền.
Về khu vực ẩn náu của các phần tử khủng bố, mối đe dọa nguy hiểm hơn so với năm 2008. Nga và Trung Quốc cũng có thực lực mạnh hơn năm 2008, mối đe dọa lớn hơn. Bạn bè và đồng minh của Mỹ cảm thấy lo ngại. Kẻ thù của Mỹ rõ ràng “can đảm” hơn.
Ngày 17/11/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm tàu chỉ huy BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, biểu tượng cho sự viện trợ của Mỹ đối với Philippines. |
Ông Obama hy vọng xây dựng trật tự mới, nhưng Mỹ không thể giành chiến thắng. Đây là một môi trường chiến lược bất đối xứng, đối thủ của Mỹ thu được lợi ích to lớn, trong khi chi phí họ bỏ ra rất thấp. Chẳng hạn, thỏa thuận hạt nhân Iran và Obama “tái khởi động” chính sách quan hệ với Nga.
Thỏa thuận hạt nhân Iran làm cho Tehran thu được nguồn tài chính khổng lồ ngoài ý muốn, hơn nữa sau 10 hoặc 15 năm (nếu không phải là sớm hơn) sẽ có thể tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân mà không bị trói buộc.
Obama tái khởi động chính sách quan hệ với Nga là một bằng chứng quan trọng, đã mở đường cho Nga "thôn tính Crimea và gây ra bất ổn ở miền Đông Ukraine", Kim R. Holmes bình luận.
Tăng cái giá phải trả cho kẻ thù
Theo Kim R. Holmes, Mỹ phải thay đổi triệt để phương thức quan hệ với thế giới của Obama. Ông Obama đang để tràn ngập các loại thế lực mới đe dọa địa vị của Mỹ trên thế giới, họ không chỉ có ý đồ đe dọa an ninh của Mỹ, mà còn có ý đồ phá hoại trật tự quốc tế do Mỹ hỗ trợ xây dựng.
Nga, Iran, tổ chức IS thậm chí Trung Quốc đang tìm cách sử dụng những bất ổn mới để thay thế trật tự cũ, “họ đã thắng, Mỹ đã thua”.
Kim R. Holmes cho rằng, Mỹ cần tìm cách làm cho tình hình “có lợi cho các thế lực hiện nay như Nga, Trung Quốc, Iran và IS” xoay chuyển. Nói cách khác, Mỹ cần cho các đối tượng này thấy cái giá phải trả sẽ lớn như thế nào nếu đối đầu với Mỹ.
Trong ngắn hạn khi thách thức họ, Mỹ sẽ phải trả giá nhiều hơn, nhưng về lâu dài Mỹ sẽ tiết kiệm chi phí, bởi vì răn đe sẽ hiệu quả hơn so với nhượng bộ. Nếu không làm như vậy, cái giá của hòa bình sẽ chỉ tăng lên.
Tư lệnh Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông |
Mỹ phải rất thận trọng khi lựa chọn chiến đấu – nhưng một khi đưa ra lựa chọn, phải giành chiến thắng. Khi lựa chọn đối đầu, Mỹ không chỉ cần cân nhắc các vấn đề chiến thuật cụ thể, mà còn cần cân nhắc phải chăng phù hợp với mục tiêu chiến lược lớn hơn.
Tiến hành đánh giá bằng cách coi họ là những “điểm cong” – có thể làm cho đường cong chiến lược cong theo hướng có lợi cho Mỹ. Mỹ cần phải luôn tính toán cách thức để kết hợp toàn bộ đường cong và tất cả các điểm.
Các “điểm cong” quan trọng
Bài viết cho rằng có 4 “điểm cong”. Thứ nhất là tiêu diệt tổ chức IS, đây là điểm cong quan trọng nhất. Đánh bại chúng một cách triệt để là cần thiết, không chỉ cần bảo vệ đất nước tránh bị chủ nghĩa khủng bố tấn công, mà còn cần làm xoay chuyển xu thế Trung Đông đối mặt với nhiều chiến tranh và bất ổn hơn.
Chỉ có lực lượng chiến đấu Mỹ tăng quân mạnh tấn công tổ chức IS, mục tiêu này mới có thể thực hiện.
Điểm cong thứ hai là vạch ra kế hoạch đánh bại hành vi mạo hiểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine. Nếu Putin thu được lợi thế, ông có thể thò bàn tay tới các nước biển Baltic.
Nếu ông Putin thất bại thì sẽ chứng minh sách lược có ý đồ làm thay đổi trật tự quốc tế châu Âu của ông không thể thực hiện, hơn nữa cũng chứng minh cho nhân dân Nga thấy rằng chủ nghĩa mạo hiểm không thu được lợi lộc gì.
Trong tình hình này, ông Putin có thể phải ra đi như nhà lãnh đạo Liên Xô gặp xui xẻo sau khi thất bại ở Afghanistan vào năm 1979.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt Hải quân Mỹ trên Biển Đông |
Điểm cong thứ ba, Mỹ phải làm xoay chuyển cán cân chiến lược có lợi cho Iran. Nếu không tiến hành xoay chuyển, điều này sẽ dẫn đến nhiều chiến tranh và đổ máu hơn, thậm chí có thể xuất hiện chạy đua vũ trang hạt nhân.
Điều này đòi hỏi vị Tổng thống tiếp theo nhanh chóng hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran. Đối với các đồng minh Mỹ muốn khôi phục quan hệ kinh tế thương mại với Iran, cần cho họ biết rằng, họ cần phải đưa ra sự lựa chọn giữa Iran và Mỹ. Nếu không có sự lựa chọn nào khác, họ sẽ lựa chọn Mỹ.
Điểm cong thứ tư là, Mỹ cần chỉ rõ cho Bắc Kinh thấy, yêu sách của Trung Quốc sẽ không được thừa nhận với tính chất là một phần của quy tắc “quan hệ nước lớn kiểu mới”.
Điều này đòi hỏi Mỹ áp dụng chính sách mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc, đồng thời tăng mạnh triển khai hải quân ở Đông Á – vượt xa mức độ chính sách tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Obama. Tăng cường ủng hộ đối với các đồng minh (các nước phản đối yêu sách lãnh thổ trên biển của Trung Quốc) ở khu vực này cũng rất cần thiết.
Triển khai những hành động này có thể làm thay đổi rõ rệt cục diện ngoại giao do Obama để lại, có thể thể hiện phong cách mới của nhà lãnh đạo Mỹ, cho thấy sự quan tâm chiến lược đối với các vấn đề quan trọng của Mỹ và đồng minh, thể hiện với bạn bè rằng Mỹ là người đáng tin cậy, thể hiện với kẻ thù rằng Mỹ không thể bị bắt nạt.
Một điểm quan trọng khác là, điều này sẽ chứng minh công việc thử nghiệm của ông Barack Obama đã kết thúc, Mỹ sẽ quay trở lại với con đường của siêu cường.
Trung Quốc ra sức tiến hành quân sự hóa Biển Đông |