Tháng 11/2012, Mỹ-Nhật tổ chức diễn tập quân sự liên hợp "Keen Sword" ở Kyushu và Okinawa |
Ngày 1/5, trang mạng tạp chí “Quan chức ngoại giao” Nhật Bản đăng bài viết cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là một lực lượng trên biển tương đối hoàn thiện, nhưng số lượng của họ có khoảng cách rõ rệt so với Hải quân Trung Quốc.
Đặc biệt là Hải quân Trung Quốc có sự hỗ trợ của lực lượng bờ biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hàng ngày đang nằm trong tình trạng “bóng tối bao phủ” không nhìn thấy.
Theo bài viết, do hai nước Trung Quốc và Ấn Độ có khoảng cách trên biển tương đối xa, Ấn Độ có đủ thời gian phát triển lực lượng hải quân của họ. Nhìn vào các tuyến đường trên biển, hai nước Trung Quốc và Ấn Độ rất xa nhau, tàu chiến phải đi qua các eo biển như Malacca, Sunda và Lombok mới có thể đến được Ấn Độ Dương.
Do Hải quân Trung Quốc phải đối phó với nhiều cuộc tranh chấp ở khu vực xung quanh, cho nên họ rất khó phân phối lực lượng đến Nam Á để hoạt động. Về điểm này, khoảng cách địa lý đã giúp được rất nhiều việc cho Ấn Độ, trong khi đó Hải quân Ấn Độ là một lực lượng trên biển đang trỗi dậy. Đương nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới với nhau, do biên giới còn tồn tại tranh chấp, có khả năng sẽ xảy ra xung đột.
Hải quân Ấn Độ là một lực lượng trên biển đang trỗi dậy |
Và đương nhiên, cũng phải cân nhắc tới nhân tố Mỹ. Nhật Bản là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, cảng chính của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Trông tình hình thực tế, nếu Trung-Nhật nổ ra xung đột trên biển, Trung Quốc có thể cùng lúc phải đối phó với Mỹ-Nhật.
Ấn Độ tuy không có nhiều khả năng thiết lập quan hệ đồng minh với Mỹ, nhưng trong trường hợp cực đoan, có khả năng phát triển thành quan hệ tương đối gần gũi. Khi đối mặt với khủng hoảng có liên kết với nhau hay không còn chưa rõ lắm. Nhưng, khi môi trường bất lợi, sự lựa chọn thường tương đối nhỏ, nên có thể thúc đẩy hợp tác giữa hai bên.
Theo bài báo, Mỹ hy vọng Nhật Bản và Ấn Độ đẩy nhanh phát triển lực lượng hải quân của mình. Ngoài ra, họ còn có thể muốn tăng cường khả năng tác chiến liên hợp với hai nước này, đây là sự lựa chọn mà tầng lớp hoạch định chính sách của các nước này có thể cân nhắc.
Tháng 4/2011, Mỹ-Ấn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp |