Mỹ không cần che giấu chiến lược uy hiếp Trung Quốc
Tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 19 tháng 6 đăng bài viết nhan đề "Ngăn chặn Trung Quốc = năng lực x quyết tâm x lòng tin" của tác giả James R. Holmes.
Bộ trưởng tác chiến hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert |
Bài viết cho rằng, tuần này là tuần tốt nghiệp của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ, đây cũng là lúc tổ chức "Diễn đàn chiến lược hiện nay". Sự kiện chính của diễn đàn là đối thoại giữa Bộ trưởng tác chiến hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert, quan chức quân sự cao nhất của hải quân Mỹ với một sinh viên trung cấp.
Theo bài báo, sinh viên này hỏi nhân viên hải quân Mỹ làm thế nào thảo luận "đối phó với chiến thuật, công nghệ và hành trình của tàu thuyền, máy bay Trung Quốc" - chúng ta cần công khai thảo luận không? Đô đốc Jonathan Greenert trả lời: "Công khai bàn bạc thì vượt qua giới hạn, sẽ gây ra đối đầu không cần thiết". Tại sao thận trọng như vậy? Bởi vì "quy mô thương mại giữa chúng ta với nước đó đáng kinh ngạc".
Theo bài viết, hiện nay, cần công khai thảo luận về lợi ích của các thách thức và mối đe dọa. Loại mối đe dọa này đến từ một đối thủ khả năng, họ có khả năng và quyết tâm gây thiệt hại cho lợi ích của Mỹ hoặc bạn bè của Mỹ. Cách thức Mỹ răn đe loại đối thủ này.
Tàu tuần duyên USS Freedom hải quân Mỹ triển khai ở Singapore |
Tác giả cho rằng, Henry Kissinger có định nghĩa hay nhất về uy hiếp (đe dọa bằng vũ lực). Ông nói, uy hiếp có nguồn gốc từ khả năng, quyết tâm của "chúng ta" (Mỹ) và đối thủ có tin là Mỹ sẽ sử dụng khả năng và quyết tâm để uy hiếp hay không. Lòng tin là cốt lõi của vấn đề. Nếu đối thủ tin rằng Mỹ có thể đủ cản trở chiến lược của họ, thì đối thủ đã bị uy hiếp.
Kissinger hết sức nhấn mạnh, uy hiếp có nguồn gốc từ việc nhân lên chứ không phải cộng gộp năng lực, quyết tâm và lòng tin. Tức là, nếu bất cứ nhân tố nào trong đó không có, nếu khả năng quá yếu hoặc lung lay, hoặc nếu đối thủ coi thường hoặc phán đoán nhầm khả năng và quyết tâm của Mỹ, thì uy hiếp sẽ không có hiệu quả.
Cho nên, nhiệm vụ của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, vùng biển xung quanh Trung Quốc và Ấn Độ Dương là bảo đảm cho mỗi nhân tố của sức mạnh trên biển Mỹ đều mạnh. Để Trung Quốc hiểu rõ thực lực và mục tiêu của Mỹ rất quan trọng.
Tàu khu trục tên lửa Aegis USS Chung-Hoon Hải quân Mỹ |
Làm thế nào để làm được điều này? Giữ thái độ thẳng thắn với đối thủ là quan trọng, nhưng tránh phô trương thanh thế cũng quan trọng. Như Kissinger từng nói, dùng tuyên bố công khai nói rõ ý đồ, nhưng không cần thiết xúc phạm người khác, đưa ra điều kiện sử dụng vũ lực rõ ràng, và nếu đối thủ vi phạm điều kiện thì Mỹ sẽ đưa vào thực hiện.
Đô đốc Greenert và sinh viên của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ phần nào đều đúng. Mỹ không nên đi thách thức để Bắc Kinh trở nên nổi giận đùng đùng. Phô trương thanh thế vừa không cần thiết cũng không làm được. Các nhân vật chính giới và quân đội Mỹ có thể trao đổi ý kiến thẳng thắn với Trung Quốc ở phía sau. Hy vọng, loại trao đổi này đã bắt đầu.
Bảo vệ đồng minh và tự do hàng hải, tự do bay là lợi ích vĩnh viễn, không thể đàm phán của Mỹ. Nếu Washington muốn để đối thủ tương lai hoặc đồng minh và bạn bè tin tưởng, điểm này cần được nhấn mạnh nhiều lần. Cho nên, đối với khả năng và mục tiêu của hải, không quân Mỹ, cần lời ngay nói thật.
Bạn bè Trung Quốc của Mỹ đều là thanh niên. Không nên sỉ nhục họ, giả thiết chiến lược của Mỹ được xây dựng nhằm vào đối thủ hư cấu nào đó.
Tàu tuần dương USS Cowpens lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ |
Đưa Trung Quốc vào khuôn khổ
VOA Mỹ ngày 19 tháng 6 dẫn lời Bộ trưởng tác chiến hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là triển khai chiến lược đã định của Mỹ. Ông nhấn mạnh, chiến lược tái cân bằng châu Á không phải là để bao vây Trung Quốc. Hải quân hai nước Mỹ và Trung Quốc duy trì tiếp xúc rất quan trọng cho xây dựng lòng tin.
Theo Jonathan Greenert, là người thực thi chủ yếu của chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ, hải quân Mỹ có kế hoạch tiếp tục mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong mấy năm tới.
Jonathan Greenert nói: “Chúng tôi bố trí lực lượng quân sự hiện đại nhất và ở trạng thái sẵn sàng tốt nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đến năm 2020, chúng tôi có kế hoạch đưa số lượng tàu chiến của quân đội Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương từ 58 chiếc năm 2015 lên 67 chiếc. Sự điều chỉnh này sẽ gây ảnh hưởng tới ngân sách, nhưng chúng tôi có biện pháp giải quyết”.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, hải quân Mỹ |
Đô đốc Jonathan Greenert đã đưa ra phát biểu như vậy khi diễn giảng ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington. Ông nói, hải quân hai nước Mỹ-Trung gần đây đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc có kết quả. Trung Quốc sẽ còn nhận lời mời tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương 2014” tổ chức ở Hawaii vào tháng tới. Quân đội hai nước duy trì kênh trao đổi thông suốt rất quan trọng đối với xóa bỏ hoài nghi và xây dựng lòng tin.
Jonathan Greenert nói: “(Mỹ) không phải vì bao vây bất cứ nước nào, mà là vì giúp một lực lượng hải quân mạnh đang trỗi dậy ở khu vực rất quan trọng này phát huy vai trò lãnh đạo có trách nhiệm, tiếp nhận các quy tắc và luật pháp quốc tế”.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng chủ yếu gây ra căng thẳng cho tình hình khu vực. Để tránh phán đoán nhầm tình hình và “lau súng cướp cò” (nổ ra xung đột), cuối tháng 4 năm 2014, sĩ quan chỉ huy của gần 20 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tổ chức “Diễn đàn hải quân Tây Thái Bình Dương” ở Thanh Đảo, đã thông qua “Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển”, đã đưa ra quy tắc ứng xử cụ thể cho hải quân các nước khi không hẹn mà gặp ở các tuyến đường hàng hải khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2012" |
Bộ trưởng tác chiến hải quân Mỹ Jonathan Greenert cho rằng, mặc dù quy tắc này không có sự ràng buộc về pháp lý, nhưng sự tham gia của Trung Quốc vẫn là một dấu hiệu tích cực.
Ông nói, mở rộng sức mạnh quân sự, nâng cao khả năng và tăng cường hiểu biết là nội dung trọng điểm thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á của hải quân Mỹ. Củng cố quan hệ với các đồng minh hiệp ước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, tìm kiếm hợp tác với các đối tác chiến lược như Singapore, Indonesia và Australia vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.