Hạm đội liên hợp Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tiến hành diễn tập liên hợp "Malabar-2014" ở đông Okinawa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014. |
Tờ “Tầm nhìn” Trung Quốc ngày 8 tháng 11 đăng bài viết “Báo Ấn Độ: Hải quân Trung Quốc kích động dây thần kinh Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, Mỹ-Ấn muốn mở rộng diễn tập quân sự”.
Theo bài viết, tờ “Thời báo Ấn Độ” ngày 8 tháng 11 đăng bài viết “Theo dõi chặt chẽ Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ mở rộng diễn tập quân sự liên hợp hải quân” cho biết, Mỹ và Ấn Độ đang theo dõi nhất cử nhất động của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Mỹ-Ấn muốn mời nhiều nước hơn tiến hành diễn tập hải quân, lôi kéo các nước xung quanh.
Ấn Độ và Mỹ đều đang đi sâu và mở rộng diễn tập quân sự song phương, bao gồm liên quan đến nhiều trang bị tác chiến hơn như tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay. Do Mỹ và Ấn Độ cảm thấy lo ngại đối với lực lượng hải quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh ở Ấn Độ Dương, họ sẽ còn mời nhiều nước hơn gia nhập diễn tập quân sự liên hợp Malabar.
Hải quân Ấn Độ và Mỹ luôn cảnh giác theo dõi chặt chẽ sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, nhất là sự xuất hiện của tàu ngầm Trung Quốc. Trong vài tuần gần đây, Ấn Độ đã ít nhất hai lần bày tỏ không hài lòng với việc Chính phủ Sri Lanka quyết định cho phép tàu ngầm Trung Quốc cập cảng của họ.
Hạm đội liên hợp Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tiến hành diễn tập liên hợp "Malabar-2014" ở đông Okinawa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014. |
Nguồn tin tin cậy tiết lộ, quan chức Ấn Độ và Mỹ, bao gồm hội nghị Tiểu ban chính sách quốc phòng ở Washington, đã tiến hành thảo luận cụ thể về diễn tập để tăng cường diễn tập hải quân song phương. Quyết định này liên quan đến một loạt bước đi, trước hết là gia tăng trang bị tác chiến tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân.
Mỹ và Ấn Độ cũng đang xem xét cho lục quân và không quân tham gia để phối hợp với diễn tập hải quân truyền thống. Nguồn tin cho biết, Mỹ và Ấn Độ đang cân nhắc mời nhiều nước hơn, từ đó mở rộng cuộc diễn tập này thành diễn tập ba bên, thậm chí diễn tập đa phương. Tháng 7 năm 2014, Ấn Độ và Mỹ đã mời Nhật Bản tham gia diễn tập tổ chức ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Ngoài Nhật Bản, Australia và Singapore cũng từng tham gia diễn tập Malabar vào năm 2007.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết, diễn tập Malabar ở bờ biển Ấn Độ là vấn đề song phương, sẽ không gây tức giận cho Trung Quốc.
Nhưng, chính quyền mới ở New Delhi có một sự chuyển đổi tư thế chiến lược rõ rệt, đặc biệt là thái độ đối với Trung Quốc. Vào tháng 10, tại Washington, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra Tuyên bố chung, đề cập rõ ràng đến tình hình Biển Đông. Đây là lần đầu tiên hai bên đề cập rõ ràng vấn đề này trong Tuyên bố chung Ấn-Mỹ.
Hạm đội liên hợp Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tiến hành diễn tập liên hợp "Malabar-2014" ở đông Okinawa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014. |
Tăng cường và mở rộng diễn tập Malabar đã phản ánh tầm nhìn chiến lược của ông Narendra Modi, đặc biệt là đã phản ánh nội dung chính của Tuyên bố chung Mỹ-Ấn.
Động thái này cho thấy, Chính phủ Ấn Độ đang cảnh giác theo dõi hoạt động ngày càng tăng của tàu ngầm Trung Quốc tại khu vực này. Ấn Độ cảm thấy không thoải mái với việc Trung Quốc điều tàu ngầm đi theo biên đội “chống cướp biển”.
Tháng 10 năm 2013, khi tàu sân bay Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ từ Nga quay trở về, một chiếc tàu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện ở Ấn Độ Dương “quan sát” chiếc tàu sân bay này.
Vào lúc đó, Trung Quốc chính thức “thông báo” cho các bên liên quan trong đó có New Delhi, cho biết, tàu ngầm của họ hoạt động ở Ấn Độ Dương. Nhưng, Trung Quốc cho biết, mục đích của tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương là tiến hành hoạt động “chống cướp biển”.
Hạm đội liên hợp Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tiến hành diễn tập liên hợp "Malabar-2014" ở đông Okinawa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014. |
Diễn tập hải quân liên hợp Malabar-2010 Mỹ-Ấn ở biển Ả rập (ảnh tư liệu) |
Diễn tập quân sự trên biển Malabar-2011 giữa Hải quân Mỹ-Ấn (ảnh tư liệu) |
Diễn tập quân sự liên hợp Malabar giữa Hải quân Mỹ-Ấn (ảnh tư liệu) |