Đó là chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tại buổi kiểm tra hiện trường ngày 19/3 đối với dự án bị tố băm nát bán đảo Sơn Trà mà dư luận xôn xao, bức xúc thời gian qua.
Hồ sơ pháp lý “khá đầy đủ”
Đoàn kiểm tra đã đến hiện trường dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa do Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa (viết tắt là Công ty Biển Tiên Sa) làm chủ đầu tư.
Theo quan sát, tại đây có hàng chục công trình lớn, nhỏ khác nhau đang được khẩn trương đào bới, xây dựng.
40 trụ móng được xây dựng không phép ở bán đảo Sơn Trà. Ảnh: TT |
Ngoài hệ thống đường sá, điện nước thì hơn 40 móng biệt thự đã đổ bê – tông, xây lắp gần xong. Nhiều cây rừng đã được bứng đi nơi khác để nhường chỗ xây dựng.
Xây dựng 40 móng biệt thự không phép trên bán đảo Sơn Trà(GDVN) - Chủ đầu tư đã cho xây dựng nhiều hạng mục công trình không có trong giấy phép xây dựng đã được cấp trước đó nên bị đình chỉ thi công và xử phạt hành chính. |
Ông Thơ cho biết, vụ việc (bán đảo Sơn Trà bị cày xới) này được phát hiện do một người dân chụp ảnh lại và phản ánh trên trang facebook “quản lý đô thị”.
Sau khi nhận được thông tin, chính quyền thành phố đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra. Cơ quan chức năng cũng xác nhận chủ đầu tư đã có nhiều sai phạm khi xây dựng 40 móng biệt thự mà chưa được cấp phép.
Trước những lo ngại của dư luận về vị trí nhạy cảm của dự án (nằm ở khu vực quân sự Sơn Trà) cũng như sự tàn phá đến rừng ở khu vực này, ông Thơ cho biết, đây là dự án đã có từ lâu và khởi công từ năm 2009.
“Trước khi làm khu nghỉ mát ở đây thì từ năm 2008 trở về trước, khu vực này đã được quy hoạch thành đất khác chứ không phải là đất rừng nữa” ông Thơ nói.
Dự án này được phê duyệt và đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, đến năm 2016, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh quy hoạch (không phải điều chỉnh dự án) nên phải làm lại bản đánh giá tác động môi trường.
Trong khi chờ bản đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư cũng đã làm hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa được chấp thuận.
Ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Đà Nẵng xác nhận, công ty Biển Tiên Sa đã có trình hồ sơ đánh giá tác động môi trường.
Tướng Thước: Chủ tịch Đà Nẵng có nhiều tài sản thế?(GDVN) - "Nếu Chủ tịch Đà Nẵng không giải trình được vì sao lại sở hữu khối tài sản lớn như vậy thì cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để xử lý", Tướng Thước nói. |
“Từ tháng 2, Sở cũng đã lập hội đồng để đánh giá. Hiện còn một số nội dung trong bản đánh giá này còn thiếu, một số giải pháp chưa hợp lý và hội đồng đã yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành bổ sung. Cụ thể có năm nội dung chưa ổn trong bản đánh giá này”.
Ông Nam nói thêm, trong đó, mô tả dự án chưa rõ ràng, cụ thể, chưa tính toán nhu cầu cấp vốn cho bảo vệ môi trường.
Phải tính toán những ảnh hưởng của việc khoan cọc nhồi, xây lắp, chất thải phát sinh khi thi công, sạt lở đá biển… Chủ đầu tư phải bổ sung đầy đủ những yêu cầu nêu trên thì mới được thông qua.
“Nếu chưa được thông qua bản đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư không được xây dựng. Bởi bản đánh giá này là cơ sở để Sở Xây dựng cấp phép xây dựng” ông Nam nói.
Ông Trần Viết Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thông tin, dự án này không nằm trong quy hoạch ba loại rừng mà thuộc diện đất khác.
Trạng thái rừng là 1C, tức là đất trống và rừng nghèo. Khi thực hiện dự án, công ty Biển Tiên Sa đã mua lại số gỗ, củi tận thu với số tiền 77 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng cho rằng, khu nghỉ dưỡng này đã có trong quy hoạch chung được Thủ tướng phê duyệt. Phần đất mà công ty Biển Tiên Sa đang sử dụng đã được chuyển đổi từ đất quốc phòng sang đất kinh tế.
Không đúng quy hoạch thì đập bỏ
Lý giải về những sai phạm nói trên, đại diện Công ty Biển Tiên Sa cho rằng, do tiến độ triển khai rất gấp nên xin vừa triển khai thi công vừa hoàn thiện giấy phép.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ kiểm tra hiện trường vụ xây dựng không phép ở Sơn Trà. Ảnh: TT |
Ông Thơ khẳng định: “Cái sai của đơn vị này là chưa có giấy phép xây dựng của phần biệt thự nhưng đã đào đắp và xây 40 móng trụ. Còn lại các thủ tục khác là cơ bản vẫn được như: điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt, thu hồi rừng đã xong…”.
Đà Nẵng kiểm tra dự án nghỉ dưỡng bị tố “cày nát rừng”(GDVN) - Công trình này đã được cấp phép theo quy định nhưng dư luận vẫn bức xúc vì từng mảng rừng bị cày xới, lộ ra phần đất đỏ trơ trọi. |
Trong vụ việc này, chủ đầu tư đã “chạy trước” khi chưa có những thủ tục đó là sai. Riêng một số dự án quan trọng, để phục vụ APEC thì xin phép Thủ tướng chính phủ cho làm song song, “vừa chuẩn bị thủ tục đầu tư vừa đồng thời mở móng xây dựng”.
Nhưng dự án của Công ty Biển Tiên Sa không nằm trong diện này nên tuyệt đối phải nghiêm ngặt chấp hành.
Theo ông Thơ, đã phát hiện ra sai phạm thì phải dừng ngay tức khắc. Giao cho địa phương và các sở ban ngành giám sát chặt chẽ. Đồng thời, chủ đầu tư phải bổ sung sớm các loại giấy tờ cần thiết, phù hợp.
“Còn vấn đề sai trái trong xây dựng thì xử lý đúng quy định của pháp luật. Phạt bao nhiêu tiền, đình chỉ thi công... Nếu không đúng quy hoạch thì phải đập bỏ” ông Thơ chỉ đạo.
Ông Thơ cũng nêu lên một thực trạng ở Đà Nẵng là hiện có nhiều dự án đang “cầm đèn chạy trước ô tô”.
“Mấy ông (doanh nghiệp) chủ quan, cứ nghĩ đất của mình, đã nộp hồ sơ thế nào cũng được cấp phép nên cho về làm mở móng.
Tất nhiên, trong số 100% trường hợp đã nộp thì không phải tất cả đều được cấp phép đâu, mà còn chỉnh sửa cái này, cái kia.
Do tâm lý chủ quan chủ đầu tư nên có một số công trình xây dựng lên rồi nhưng chưa hoàn thiện giấy tờ” ông Thơ nói.