Nga đang cảnh giác, nghi ngờ tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc?
30/06/2014 15:02
Bình Nguyên
(GDVN) - Nga chắc chắn sẽ phải cảnh giác và dè chừng hơn đối với những toan tính và hành động của Trung Quốc tại vùng nước chưa được khám phá nhiều là Bắc Cực.
Báo chí Đài Loan đưa tin cho biết ngày 19/6/2014 vừa qua, Trạch Cửu Cương - cục phó cục Hải sự/sự vụ biển đảo phụ trách vấn đề an toàn hàng hải, Bộ giao thông vận tải Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố cho biết Bắc Kinh chuẩn bị xuất bản một tài liệu hướng dẫn trong đó định vị,chỉ dẫn Tuyến đường khu vực Bắc Hải với mục đích là tăng cường, đảm bảo an toàn cho tàu bè Trung Quốc hoạt động trên khu vực biển Bắc Cực.
Tàu phá băng Yamal của Nga hoạt động ở Bắc Băng Dương, Bắc Cực
Tờ Đại Công Báo xuất bản ở Hồng Kông cho hay, bản hướng dẫn của Trung Quốc dự kiến sẽ giúp tàu bè nước này rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Trung Quốc đại lục đến châu Âu xuống còn 5186 km (khoảng 9 ngày) so với khoảng cách di chuyển từ Trung Quốc đến châu Âu qua tuyến đường truyền thống thông qua Eo Malacca và kênh đào Suez.
(GDVN) - "Quân đội Trung Quốc đã “thiết lập chế độ tuần tra sẵn sàng chiến đấu (trái phép trên vùng biển của Việt Nam - PV) bình thường ở vùng biển có liên quan".
Theo Đại Công Báo, tài liệu hướng dẫn của Trung Quốc có thể sẽ được công bố và phát hành trong tháng 7 tới đây. Đây là động thái dò đường của Bắc Kinh sau khi Nga cũng mới vừa công bố một tại liệu tương tự thứ Trung Quốc đang muốn làm.
Gần đây, theo một báo cáo đánh giá chiến lược được diễn đàn quân sự Trung Quốc công bố đã cho thấy Trung Quốc đang nhận thức được “tầm quan trọng” đối với việc phải can dự vào khu vực Bắc Cực để ngăn chặn các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong khu vực này thực hiện cái mà Bắc Kinh gọi là “chủ nghĩa bá quyền” khu vực.
Tuy nhiên, nội dung của đánh giá nêu bật “tầm quan trọng của Bắc Cực đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc” này thực sự sẽ khiến cho dư luận cảm thấy buồn cười bởi tại khu vực Biển Đông hiện nay, Trung Quốc với tham vọng tham lam, ngông cuồng của mình lại không muốn nước ngoài can thiệp hòng một mình bá quyền, bắt nạt các quốc gia nhỏ bé, yếu thế hơn mình.
Một tờ báo ở Đài Loan nhận định, việc Trung Quốc tuyên bố sẽ phát hành tài liệu hướng dẫn định vị hàng hải ở Bắc Cực cộng với những đánh giá gần đây do diễn đàn quân sự Trung Quốc đưa ra sẽ khiến cho Nga nghi ngờ và cảnh giác và đương nhiên, giới hoạch định Moscow sẽ không hề vui vẻ gì trước thông tin này mặc dù Nga và Trung Quốc vừa nắm tay nhau ký kết một thỏa thuận cung cấp năng lượng dài hạn trị giá đến 400 tỷ USD trong chuyến đi của Tổng thống Nga Putin đến Bắc Kinh.
Nga chắc chắn sẽ phải cảnh giác và dè chừng hơn đối với những toan tính và hành động của Trung Quốc tại vùng nước chưa được khám phá nhiều là Bắc Cực bởi đây là khu vực dược cho là ẩn chứa nhiều dầu mỏ, dự kiến sẽ tạo ra các tuyến đường giao thông thuận lợi khi băng ở khu vực này đang tan dần theo dự báo của các nhà khoa học.
Cũng giống như Trung Quốc, Nga hiện nay cũng rất tham vọng, sẽ thực hiện các hành động để đảm bảo lợi ích của mình tại khu vực không bị các thế lực khác cướp đoạt. Chính vì vậy Moscow có lẽ sẽ không coi Bắc Kinh là đối tác đáng tin cậy, ít nhất là khi cả hai đang tiếp cận với các nguồn năng lượng ẩn chứa tại khu vực.
Igor Sechin – cựu Phó thủ tướng Nga, đồng thời là chủ tịch điều hành tập đoàn dầu mỏ Rosneft của nước này mới đây cũng đã có phát biểu nói rằng Trung Quốc đang đầu tư lớn tại khu vực Bắc Cực.
Gần đây, tàu phá băng kiêm nghiên cứu khoa học Tuyết Long của Trung Quốc đã được điều đến khu vực Bắc Cực để tiến hành “nghiên cứu” với một đội ngũ các chuyên gia nhà nhà khoa học khá đồ sộ, nhiều cuộc khảo sát đã được tiến hành.
Báo chí Nga còn thể hiện sự quan ngại khi cho biết hiện Trung Quốc đang có tham vọng lớn ở Bắc Cực bởi nước này đang thực hiện kế hoạch xây dựng một hạm đội tàu phá băng hạng nặng.
Trong khi đó, giới phân tích của Mỹ nhận định rằng khu vực Bắc Cực trong tương lai sẽ là điểm nóng xung đột tiềm tàng. Tháng 5/2014 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã nhấn mạnh rằng nước Mỹ cần thực hiện các bước đi cụ thể, tăng cường sức mạnh, sự hiện diện của mình tại khu vực.
Tàu phá băng khảo sát khoa học Tuyết Long, Trung Quốc tại Bắc Băng Dương (ảnh tư liệu)
(GDVN) - Bài viết cho thấy Campuchia có nhu cầu đối với đầu tư từ Trung Quốc, nên áp dụng lập trường có lợi cho họ, qua đây nhìn rõ thêm mối quan hệ TQ-Campuchia.
Theo báo cáo, sự kiện trên đã cho thấy Trung Quốc thể hiện ra là họ có "khả năng và lòng tham tranh đoạt" thế nào. Cùng với việc Trung Quốc từng bước củng cố sự cưỡng đoạt đối với dầu khí và nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông, không khó tưởng tượng, nước này sẽ dùng chiến lược tương tự đối với vùng biển ở Bắc Cực.
Một bản báo cáo tháng 3 của Trung tâm nghiên cứu an ninh mới Mỹ cũng coi chiến lược biển của Trung Quốc là chiến lược "ăn hiếp linh hoạt".
Phương pháp này đã miêu tả một loại mô hình "thuyết phục được thúc đẩy bằng sức mạnh" hoặc "ngoại giao cưỡng chế lúc mạnh lúc yếu", đồng thời cũng đang tiến hành tiếp xúc tích cực theo các phương thức như thương mại và đầu tư. Theo bài báo, chiến lược trên đứng trên cả các lĩnh vực pháp lý, kinh tế và quân sự.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc hoàn toàn không phải là quốc gia ở Bắc Cực nhưng trong tương lai rất gần Bắc Kinh có thể tiến hành đàu tư khai thác tài nguyên ở Bắc Cực, Trung Quốc cũng đã triển khai thảo luận các vấn đề có liên quan với Nga.
Ngoài ra, cùng với việc Trung Quốc bắt đầu loại bỏ băng tuyết ở Bắc Cực để triển khai vận chuyển hàng hóa, nước này còn muốn học kinh nghiệm dẫn đường, định vị của Nga ở vùng biển Bắc Cực.
Theo bài báo, Trung Quốc hiện chỉ có một tàu phá băng Tuyết Long, nước này đang trông chờ có được chiếc tàu phá băng thứ hai từ một công ty công nghệ Bắc Cực của Hà Lan.
Chuyên gia vấn đề quân sự Trung Quốc của Quỹ truyền thống Mỹ là Dean Cheng cho rằng, dự kiến trong tương lai không xa, Bắc Kinh sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch xây dựng “bản thổ” của tàu phá băng.