Hình ảnh nhà sư nắm chặt tay các em nhỏ, cùng nô đùa, ca hát chạy vòng quanh ánh lửa trại bập bùng nơi vùng cao Yên Bái khiến không ít thành viên trong đoàn thiện nguyện hôm đó phải rưng rưng xúc động.
“Nhìn các cháu ăn cơm chỉ có một đĩa rau và bát canh, thầy buồn đến rơi nước mắt. Ở chùa, các nhà sư ăn chay, mọi người bảo như thế thật khó nuốt, nhưng ở đây, bữa cơm của các em nhỏ còn khô, khổ hơn bữa ăn chay ở chùa”. Cảm thương với những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn của học sinh miền núi, đại đức Thích Quảng Hoàng luôn đau đáu một ước ao, khát vọng: Làm một cái gì đó lớn lao hơn để góp thêm bữa cơm, ly sữa, manh áo, cải thiện đời sống cho trẻ em nghèo.
“Mỗi lần đi về, thầy đều cảm thấy buồn hơn”
- Thưa đại đức, thầy có thể nói một chút về quan niệm từ thiện trong đạo Phật?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Triết lý đạo Phật rất rộng, làm từ thiện mang 2 ý nghĩa: Một là giúp người ta về mặt vật chất, hai là giúp người ta về mặt tinh thần.
Về vật chất, người ta thường nói: Nên cho người ta cái “cần câu cơm”, chứ không nên cho người ta con cá. Nhưng nếu mình không tạo điều kiện cho người ta thì không những không cho họ con cá mà cũng không có cần câu cơm. Do đó, việc cần làm là: Hướng cho họ đến một cái gì đó vừa là cần câu vừa là con cá.
Với ý nghĩa tinh thần, những người đi làm từ thiện phải động viên, giúp đỡ những người nghèo, hoàn cảnh cơ nhỡ, khó khăn phấn chấn hơn, lạc quan hơn trong cuộc sống. Những người đi làm việc thiện không bao giờ được nghĩ rằng: Mình đang ban ơn. Đức Phật nói rằng: “Ta không phải ban ơn cho người khác mà chỉ là làm sứ mệnh chỉ đường cho người ta hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn”.
- Đạo Phật luôn dạy con người ta phải từ bi, bác ái. Thầy đã đi nhiều nơi, với chuyến đi này, cảm xúc của thầy thế nào, thưa đại đức?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Thầy đã từng đi tương đối nhiều. Mỗi nơi đều mang tới cho thầy những cảm xúc đặc biệt và mỗi lần đi về, thầy đều cảm thấy buồn hơn. Vì mình làm cho mọi người ít quá, muốn làm nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa. Bởi ngay từ bây giờ, các cháu nhỏ - những mầm non tương lai của đất nước nếu không được chăm sóc tốt, giống như cái cây không được uốn nắn, vun xới, chăm bẵm ngay từ đầu thì sẽ thiệt thòi rất lớn.
Với chuyến đi này, thầy cũng có những cảm giác rất riêng biệt, khó quên. Mỗi vùng đất, mỗi địa phương sẽ có một hình thức tiếp đón khác nhau, có nơi tiếp đón đơn giản, có nơi trang trọng hơn, nhưng tại Nậm Mười, thầy cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc, chất phác. Nó thể hiện ở ngay khi xuống xe, các thầy cô đã đứng đón chờ từ rất lâu. Rồi lần lượt từng người chở cả đoàn đi một quãng đường dài như thế, khúc khuỷu, gập ghềnh đá sỏi.
Đặc biệt nhất là đêm giao lưu, khi chứng kiến các em nhỏ lắng nghe ca sĩ Thái Thùy Linh hát một cách say sưa, thầy thấy rất thương. Các em “đói” nhiều thứ quá, “khát” nhiều thứ quá. Thầy hi vọng sẽ làm được nhiều điều tốt hơn nữa cho các em.
- Để thực hiện mong muốn đó, thầy đã có kế hoạch gì chưa, thưa đại đức?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Thầy thường kêu gọi các phật tử đi từ thiện sau những đợt bão lũ. Tới đây, thầy sẽ kêu gọi mọi người thành lập một quỹ từ thiện. Quỹ này sẽ tập hợp tiền phúng viếng từ người dân thập phương, mọi người đến chùa có thể quyên góp tiền hoặc quà tặng, hiện vật vào các ngày rằm, mồng một.
Thầy còn nhớ vào năm 2006, thầy có tới một xã vùng sâu, vùng xa ở Hà Giang. Lần đó, thầy đã mua rất nhiều quà, vì thấy mọi người khổ quá, cho người dân tiền, người ta không lấy. Họ từ chối với lý do: “Cho tiền, họ không biết mua gì, không biết mua ở đâu”. Do đó, những món quà luôn có ý nghĩa thiết thực đối với đồng bào vùng cao, các dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, thầy cũng sẽ phát động các bạn học cùng lớp ngày xưa đi từ thiện cùng. Người ta nói “đóng bè tập phúc”, mỗi người một chân một tay sẽ đóng được cái bè đem phúc đến cho mọi người.
Ví dụ, khi thầy đang thăm trẻ em tại Nậm Mười, có người đệ tử gọi điện cho thầy nói: “Nhờ thầy ngồi trên chiếc xe mới xuất xưởng đi một vòng để lấy phúc, cầu may”, nhưng thầy bảo: “Nếu anh mua xe sang đến vài tỷ như thế thì cho thầy xin một nửa bánh xe để mang lên trên này thêm cho cháu bữa cơm, miếng thịt, thêm chút đạm. Thầy thấy các cháu ăn mà khổ quá!"
Chúng ta phải hiểu rằng: Khi mình làm từ thiện, không chỉ “người nhận” có phúc mà bản thân “người cho” cũng được hưởng phúc.
Ngoài gõ mõ, tụng kinh, các nhà sư cũng nên đi làm từ thiện
- Thưa đại đức, theo quan điểm của thầy, các sư thầy khác có nên “vi hành” để biết cuộc sống của trẻ em vùng cao, những khó khăn của người miền núi hay chỉ ngồi ở chùa và cầu kinh niệm phật, để lòng tĩnh tâm, hướng tới chân – thiện – mỹ là đủ?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Với suy nghĩ cá nhân, thầy nghĩ: Tất cả các nhà tu hành, càng đi nhiều càng tốt.
Thời xưa, các vị sư có mối liên hệ với bên ngoài rất hạn chế, các thầy chỉ ở trong chùa, lo việc nhà chùa và gõ mõ tụng kinh nhưng xã hội bây giờ đã khác, thời đại này mở cửa cho tất cả mọi người.
Nếu các sư chỉ lo công việc nhà chùa, xây dựng chùa chiền sao cho to đẹp hơn, nếu chỉ chăm lo tới các phật tử, như vậy sẽ gói gọn quá.
Bản thân các phật tử cũng nên đi và trải nghiệm nhiều. Bởi đó là sự gắn kết giữa tình người với tình người, tình người với tình đạo. Phương châm của đạo phật, đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội là mỗi một vị tu hành nên làm sao để tốt đời, đẹp đạo.
- Có người cho rằng: Việc làm từ thiện chỉ như “muối bỏ bể”. Mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp tham gia làm từ thiện không thể khỏa lấp được tất cả những khó khăn của người dân nghèo khắp mọi miền Tổ Quốc. Đại đức có suy nghĩ gì về ý kiến này?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Như người ta vẫn nói: Một hạt cát nhỏ không thể làm nên sa mạc nhưng một sa mạc không thể thiếu một hạt cát được. Đừng nghĩ rằng: Một chuyến đi của ta như muối bỏ bể. Nếu đi và biết cách tuyên truyền, biết cách thuyết phục thì sẽ vận động được nhiều người biết đến, nối gót tiếp các chuyến đi từ thiện tiếp theo.
Cứ ngồi nhà và nghĩ: Đi không khỏa lấp được tất cả những khó khăn của người dân nghèo khắp mọi miền Tổ Quốc - điều đó hoàn toàn sai lầm. Với mỗi chuyến đi, vật chất mang lại có thể không nhiều nhưng sức mạnh tinh thần mà chúng ta mang lại mới vô cùng quan trọng. Bởi tinh thần có lạc quan thì công việc hằng ngày mới hanh thông được!
- Chuyến đi từ thiện lên Nậm Mười lần này, thầy đưa 2 em bé đi cùng. Thầy có mất nhiều thời gian để thuyết phục bọn trẻ đi từ thiện không?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Thầy nuôi bọn chúng ở chùa. Tối thứ 6 vừa rồi, thầy hỏi: Các con ngày mai có phải đi học không, bọn chúng bảo có. Thầy bảo: Vậy để thầy xin cho con nghỉ để lên chơi với bạn trẻ vùng cao. Nghe vậy, các cháu bé háo hức lắm, cả đêm không ngủ được, thầy phải giục mãi, chúng mới lên giường ngủ. Ngày hôm sau, chúng dậy rất sớm, lúc 5h đã thấy lục đục dậy để chuẩn bị hành trang sẵn sàng lên đường rồi.
- Đối lập với sự nhiệt thành của 2 em nhỏ trên, có những tầng lớp thanh thiếu niên lại đang ngủ quên trên tiền tài danh vọng, quá vô cảm trước đau khổ của đồng loại. Đại đức có lời khuyên gì cho họ?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Thầy thấy các bạn trẻ bây giờ dường như bị lãng quên, bởi vật chất đang được nâng lên mà đạo đức hình như lại đi xuống. Các bạn nên rời khỏi tổ ấm của mình, hãy đi nhiều, làm nhiều để trải nghiệm thêm cuộc sống. Từ đó, sẽ đánh thức lương tri nơi trái tim mỗi con người. Trở về với vùng sâu, vùng xa, hòa mình vào không khí ấm áp với tình cảm nồng ấm của đồng bào dân tộc vùng cao, kết nối các trái tim, tâm hồn của các bạn sẽ được bừng tỉnh…
Xin cảm ơn thầy!
“Nhìn các cháu ăn cơm chỉ có một đĩa rau và bát canh, thầy buồn đến rơi nước mắt. Ở chùa, các nhà sư ăn chay, mọi người bảo như thế thật khó nuốt, nhưng ở đây, bữa cơm của các em nhỏ còn khô, khổ hơn bữa ăn chay ở chùa”. Cảm thương với những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn của học sinh miền núi, đại đức Thích Quảng Hoàng luôn đau đáu một ước ao, khát vọng: Làm một cái gì đó lớn lao hơn để góp thêm bữa cơm, ly sữa, manh áo, cải thiện đời sống cho trẻ em nghèo.
“Mỗi lần đi về, thầy đều cảm thấy buồn hơn”
- Thưa đại đức, thầy có thể nói một chút về quan niệm từ thiện trong đạo Phật?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Triết lý đạo Phật rất rộng, làm từ thiện mang 2 ý nghĩa: Một là giúp người ta về mặt vật chất, hai là giúp người ta về mặt tinh thần.
Về vật chất, người ta thường nói: Nên cho người ta cái “cần câu cơm”, chứ không nên cho người ta con cá. Nhưng nếu mình không tạo điều kiện cho người ta thì không những không cho họ con cá mà cũng không có cần câu cơm. Do đó, việc cần làm là: Hướng cho họ đến một cái gì đó vừa là cần câu vừa là con cá.
Với ý nghĩa tinh thần, những người đi làm từ thiện phải động viên, giúp đỡ những người nghèo, hoàn cảnh cơ nhỡ, khó khăn phấn chấn hơn, lạc quan hơn trong cuộc sống. Những người đi làm việc thiện không bao giờ được nghĩ rằng: Mình đang ban ơn. Đức Phật nói rằng: “Ta không phải ban ơn cho người khác mà chỉ là làm sứ mệnh chỉ đường cho người ta hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Đại đức Thích Quảng Hoàng: Mỗi lần đi làm từ thiện về, thầy lại thấy buồn hơn. |
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Thầy đã từng đi tương đối nhiều. Mỗi nơi đều mang tới cho thầy những cảm xúc đặc biệt và mỗi lần đi về, thầy đều cảm thấy buồn hơn. Vì mình làm cho mọi người ít quá, muốn làm nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa. Bởi ngay từ bây giờ, các cháu nhỏ - những mầm non tương lai của đất nước nếu không được chăm sóc tốt, giống như cái cây không được uốn nắn, vun xới, chăm bẵm ngay từ đầu thì sẽ thiệt thòi rất lớn.
Với chuyến đi này, thầy cũng có những cảm giác rất riêng biệt, khó quên. Mỗi vùng đất, mỗi địa phương sẽ có một hình thức tiếp đón khác nhau, có nơi tiếp đón đơn giản, có nơi trang trọng hơn, nhưng tại Nậm Mười, thầy cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc, chất phác. Nó thể hiện ở ngay khi xuống xe, các thầy cô đã đứng đón chờ từ rất lâu. Rồi lần lượt từng người chở cả đoàn đi một quãng đường dài như thế, khúc khuỷu, gập ghềnh đá sỏi.
Đặc biệt nhất là đêm giao lưu, khi chứng kiến các em nhỏ lắng nghe ca sĩ Thái Thùy Linh hát một cách say sưa, thầy thấy rất thương. Các em “đói” nhiều thứ quá, “khát” nhiều thứ quá. Thầy hi vọng sẽ làm được nhiều điều tốt hơn nữa cho các em.
- Để thực hiện mong muốn đó, thầy đã có kế hoạch gì chưa, thưa đại đức?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Thầy thường kêu gọi các phật tử đi từ thiện sau những đợt bão lũ. Tới đây, thầy sẽ kêu gọi mọi người thành lập một quỹ từ thiện. Quỹ này sẽ tập hợp tiền phúng viếng từ người dân thập phương, mọi người đến chùa có thể quyên góp tiền hoặc quà tặng, hiện vật vào các ngày rằm, mồng một.
Thầy còn nhớ vào năm 2006, thầy có tới một xã vùng sâu, vùng xa ở Hà Giang. Lần đó, thầy đã mua rất nhiều quà, vì thấy mọi người khổ quá, cho người dân tiền, người ta không lấy. Họ từ chối với lý do: “Cho tiền, họ không biết mua gì, không biết mua ở đâu”. Do đó, những món quà luôn có ý nghĩa thiết thực đối với đồng bào vùng cao, các dân tộc thiểu số.
Ngoài kêu gọi quyên góp thành lập quỹ từ thiện, đại đức Thích Quảng Hoàng cũng phát động các bạn học cùng lớp ngày xưa đi từ thiện cùng. |
Ngoài ra, thầy cũng sẽ phát động các bạn học cùng lớp ngày xưa đi từ thiện cùng. Người ta nói “đóng bè tập phúc”, mỗi người một chân một tay sẽ đóng được cái bè đem phúc đến cho mọi người.
Ví dụ, khi thầy đang thăm trẻ em tại Nậm Mười, có người đệ tử gọi điện cho thầy nói: “Nhờ thầy ngồi trên chiếc xe mới xuất xưởng đi một vòng để lấy phúc, cầu may”, nhưng thầy bảo: “Nếu anh mua xe sang đến vài tỷ như thế thì cho thầy xin một nửa bánh xe để mang lên trên này thêm cho cháu bữa cơm, miếng thịt, thêm chút đạm. Thầy thấy các cháu ăn mà khổ quá!"
Chúng ta phải hiểu rằng: Khi mình làm từ thiện, không chỉ “người nhận” có phúc mà bản thân “người cho” cũng được hưởng phúc.
Ngoài gõ mõ, tụng kinh, các nhà sư cũng nên đi làm từ thiện
- Thưa đại đức, theo quan điểm của thầy, các sư thầy khác có nên “vi hành” để biết cuộc sống của trẻ em vùng cao, những khó khăn của người miền núi hay chỉ ngồi ở chùa và cầu kinh niệm phật, để lòng tĩnh tâm, hướng tới chân – thiện – mỹ là đủ?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Với suy nghĩ cá nhân, thầy nghĩ: Tất cả các nhà tu hành, càng đi nhiều càng tốt.
Thời xưa, các vị sư có mối liên hệ với bên ngoài rất hạn chế, các thầy chỉ ở trong chùa, lo việc nhà chùa và gõ mõ tụng kinh nhưng xã hội bây giờ đã khác, thời đại này mở cửa cho tất cả mọi người.
Nếu các sư chỉ lo công việc nhà chùa, xây dựng chùa chiền sao cho to đẹp hơn, nếu chỉ chăm lo tới các phật tử, như vậy sẽ gói gọn quá.
Bản thân các phật tử cũng nên đi và trải nghiệm nhiều. Bởi đó là sự gắn kết giữa tình người với tình người, tình người với tình đạo. Phương châm của đạo phật, đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội là mỗi một vị tu hành nên làm sao để tốt đời, đẹp đạo.
Những khoảnh khắc hạnh phúc khi sư thầy vui cùng trẻ em vùng cao. |
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Như người ta vẫn nói: Một hạt cát nhỏ không thể làm nên sa mạc nhưng một sa mạc không thể thiếu một hạt cát được. Đừng nghĩ rằng: Một chuyến đi của ta như muối bỏ bể. Nếu đi và biết cách tuyên truyền, biết cách thuyết phục thì sẽ vận động được nhiều người biết đến, nối gót tiếp các chuyến đi từ thiện tiếp theo.
Cứ ngồi nhà và nghĩ: Đi không khỏa lấp được tất cả những khó khăn của người dân nghèo khắp mọi miền Tổ Quốc - điều đó hoàn toàn sai lầm. Với mỗi chuyến đi, vật chất mang lại có thể không nhiều nhưng sức mạnh tinh thần mà chúng ta mang lại mới vô cùng quan trọng. Bởi tinh thần có lạc quan thì công việc hằng ngày mới hanh thông được!
- Chuyến đi từ thiện lên Nậm Mười lần này, thầy đưa 2 em bé đi cùng. Thầy có mất nhiều thời gian để thuyết phục bọn trẻ đi từ thiện không?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Thầy nuôi bọn chúng ở chùa. Tối thứ 6 vừa rồi, thầy hỏi: Các con ngày mai có phải đi học không, bọn chúng bảo có. Thầy bảo: Vậy để thầy xin cho con nghỉ để lên chơi với bạn trẻ vùng cao. Nghe vậy, các cháu bé háo hức lắm, cả đêm không ngủ được, thầy phải giục mãi, chúng mới lên giường ngủ. Ngày hôm sau, chúng dậy rất sớm, lúc 5h đã thấy lục đục dậy để chuẩn bị hành trang sẵn sàng lên đường rồi.
Đại đức Thích Quảng Hoàng dắt thêm 2 em nhỏ đi làm từ thiện. |
- Đối lập với sự nhiệt thành của 2 em nhỏ trên, có những tầng lớp thanh thiếu niên lại đang ngủ quên trên tiền tài danh vọng, quá vô cảm trước đau khổ của đồng loại. Đại đức có lời khuyên gì cho họ?
- Đại đức Thích Quảng Hoàng: Thầy thấy các bạn trẻ bây giờ dường như bị lãng quên, bởi vật chất đang được nâng lên mà đạo đức hình như lại đi xuống. Các bạn nên rời khỏi tổ ấm của mình, hãy đi nhiều, làm nhiều để trải nghiệm thêm cuộc sống. Từ đó, sẽ đánh thức lương tri nơi trái tim mỗi con người. Trở về với vùng sâu, vùng xa, hòa mình vào không khí ấm áp với tình cảm nồng ấm của đồng bào dân tộc vùng cao, kết nối các trái tim, tâm hồn của các bạn sẽ được bừng tỉnh…
Xin cảm ơn thầy!
Dự kiến cứ 2 - 3 tuần, Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tổ chức một chuyến đi thăm và tặng quà tới các em học sinh vùng cao. Báo rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý bạn đọc trong thời gian tới. Mọi sự ủng hộ xin gửi về: - Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - Địa chỉ: số 147 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.6261.0666 – 04.6261.0888 - Tài khoản số: 1507201058249 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, chi nhánh Cầu Giấy - Email: toasoan@giaoduc.net.vn |
Khởi Sự (thực hiện)