Như vậy, ngày 1/10, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang đã thông báo kết quả kiểm tra, xem xét xử lý đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang.
Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy: Để tiến hành kiểm tra, xem xét, xử lý, tỉnh Hà Giang đã thành lập 36 đoàn kiểm tra, trong đó:
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành lập 15 đoàn; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thành lập 21 đoàn.
Tổng số cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, tính đến thời điểm báo cáo ngày 30/9/2019 là 151 trường hợp.
Ngoài ông Nguyễn Đức Quý – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và ông Vũ Văn Sử - nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này số cán bộ, đảng viên phải tiến hành kiểm tra là 149 người.
Có 57 cán bộ, đảng viên đang tiếp tục kiểm tra, xem xét xử lý.
Số đảng viên có liên quan đến gian lận điểm thi năm 2018 đã dần dần được công khai. (Ảnh: Vietnamnet) |
Trong đó có 42 trường hợp bị khiển trách; một người bị cảnh cáo; 03 trường hợp bị khai trừ Đảng.
Trong số 29 cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật, yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm, rất nhiều người có địa vị, có quyền cao, chức trọng nhưng bị “bôi tro trát trấu” vì người nhà.
Đã có những nhân sự cấp cao của tỉnh như bà Nguyễn Thị Lan Anh, Thẩm phán cao cấp, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang bị kiểm điểm sâu sắc vì để chồng tác động với người khác giúp nâng điểm thi cho con.
Danh sách cán bộ đảng viên có con được nâng điểm, bị kỷ luật tại Hà Giang |
Đặc biệt, ông Triệu Tài Vinh – nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang có em gái là bà Triệu Thị Giang, Phó Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nhờ người khác tác động, cháu ruột điều này dẫn đến việc bà Phạm Thị Hà, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị kiểm điểm sâu sắc.
Trong ngành công an, có đến chức Phó Giám đốc công an tỉnh này là Đỗ Tiến Dũng đã để vợ tác động, con được nâng điểm thi.
Cũng trong ngành công an, không ít người đã phải liên đới vì người thân tác động làm sai lệch điểm thi, phá hoại giáo dục như ông Nguyễn Thái Hùng, Phó Đại đội trưởng, Phòng Cảnh sát cơ động (PK02), Nguyễn Ngọc Linh, Chánh thanh tra Công an tỉnh, Đinh Văn Tuy, Phó trưởng phòng Cảnh sát cơ động PK02, Mai Văn Thực, Trưởng phòng trại tạm giam (PC11), Công an tỉnh Hà Giang ….
Trong danh sách bị liên đới vì người nhà “làm càn” có đủ các ngành nghề, vị trí công tác và thậm chí có cả giáo viên Tiểu học…[1]
Từ danh sách này có thể thấy, một bộ bận đảng viên tại Đảng bộ Hà Giang đang có người nhà cậy thế, ỷ quyền làm càn.
Bởi cho đến nay, ở Hà Giang, cơ quan chức năng chưa tìm ra việc có yếu tố vụ lợi trong việc tiêu cực điểm thi ở tỉnh này thế nhưng danh sách đảng viên liên quan đến sự việc lên đến 151 người.
Như đã nói, không ít người bị liên lụy do người nhà cậy thế, ỷ quyền của đảng viên đó làm càn.
Hàng loạt cán bộ đã bị dính kỷ luật vì để người nhà "làm càn" trong vụ việc gian lận điểm thi năm 2018. |
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết, trong đó tiếp tục chỉ ra: “Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục… nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
“Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”.
“Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước”.[2]
Gian lận thi cử Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La nên đưa về trung ương xử lý |
Để tiêu cực điểm thi xảy ra và số đảng viên đã liên đới cho thấy, dù biểu hiện ở dưới dạng này hay dạng khác, thì vấn nạn cậy quyền, ỷ thế không chỉ cho thấy sự suy thoái về phẩm chất và năng lực của một bộ phận cán bộ, đảng viên “đã biến chất”.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện ứng dụng văn hóa, đã từng chia sẻ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về hiện tượng cậy quan hệ làm càn: “Đây là những sự việc rất buồn trong xã hội hiện nay, khi mà chúng ta đang cố gắng xây dựng một nhà nước pháp quyền, dân chủ và văn minh.
Vậy làm sao còn dân chủ và văn minh khi mà người ta ỷ thế, cậy quyền và cho rằng mình được làm tất cả mọi việc trên pháp luật như vậy. Không một xã hội nào dung thứ cho những kẻ coi thường pháp luật như thế.
Tình trạng cậy quyền cậy thế khá phổ biến ngoài xã hội, phải chăng điều đó chứng tỏ rằng một số người coi sự quen thân hơn cả quy định của pháp luật?”.
* Tài liệu tham khảo
1. https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/danh-sach-can-bo-dang-vien-co-con-duoc-nang-diem-bi-ky-luat-tai-ha-giang-post202977.gd
2. https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/khong-de-nguoi-than-loi-dung-de-truc-loi-517712