Xiêng Sô Phiếp bị bại liệt từ khi 17 tháng tuổi. Tình cờ, em được Quỹ từ thiện của Ấn Độ tài trợ học lớp IT (lập trình công nghệ thông tin) rồi ở lại Hà Nội mưu sinh. |
Với trình độ về tin học của Sê Phiếp, em đã đảm nhiệm làm giảng viên lớp tin học dành cho trẻ em khuyết tật T&T và quản trị mạng cho trung tâm với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng. Ở nơi này, em đã tìm thấy hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích. |
Trung tâm có 60 em. Em thì mồ côi, em thì khuyết tật di căn từ người cha nhiễm chất độc dioxin đã trở thành những cô, cậu học trò dễ thương đối với Sô Phiếp. |
Thầy đam mê, trò tinh nghịch khờ khạo, nhưng rồi các em cũng biết làm nhiều việc đơn giản trên máy tính. |
Lớp học đặc biệt của những học trò đặc biệt tưởng chừng sẽ khó vươn lên nhưng nay cuộc sống đã mỉm cười chào đón họ. Sô Phiếp hy vọng một ngày nào đó bằng chính nghị lực của mình, các bạn sẽ nuôi sống được bản thân. |
Hy vọng của Sô Phiếc đã thành hiện thực khi khóa đào tạo về tin học văn phòng đầu tiên hoàn thành đã có nhiều em khuyết tật có việc làm phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình là làm tranh đá quý. |
Một khách người Nhật Bản tham quan triễn lãm: Tranh đá quý – Quà tặng từ thiên nhiên - bất ngờ khi biết những bức tranh đá quý tinh xảo ấy lại được làm từ những số phận chịu nhiều thiệt thòi như Sô Phiếc. |
Năm nay, Sô Phiếp tròn 24 tuổi, em ước mơ có một chiếc máy tính cá nhân để thực hiện những hoài vọng về lập trình công nghệ thông tin cho người khuyết tật. |
“Em nghĩ với sức khỏe của mình chỉ làm được những công việc tĩnh, nên em tìm đọc những sách về tin học để có khả năng tiếp cận với thế giới một cách nhanh nhất” - Sô Phiếp tâm sự. |
Với Sô Phiếc, hạnh phúc là được lao động dù gặp hoàn cảnh thiệt thòi |
Có những lúc, Sô Phiếp tưởng chừng như cuộc đời mình chỉ sống ăn đậu ở nhờ lòng hảo tâm của người khác. Nhưng với nỗ lực vượt lên số phận, em đã có công việc có thể tự nuôi sống mình. |
“ước mơ của em đã thành hiện thực từ đôi tay thiên thần” - Sô Phiếc bảo vậy. |
Khi chúng tôi ghi những hình ảnh cuối cùng trong phóng sự về em, Sô Phiếp đề nghị: “ Khi nào có thể, các anh cho em xin vài tấm ảnh, em gửi về quê để gia đình thấy được ở nơi này em vẫn mạnh khỏe. Đã 2 năm nay, em chưa có điều kiện về quê thăm mẹ”. |
Yên Ninh