Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực |
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 24 tháng 10 đưa tin, Chính phủ Nhật Bản ngày 23 tháng 10 đệ trình bản sửa đổi Đại cương viện trợ phát triển (ODA) lên chính phủ mới của Đảng Tự do Dân chủ (LDP), đã đưa thêm vào nội dung cung cấp trợ giúp cho hoạt động có liên quan của quân đội mà đại cương hiện có hạn chế chặt chẽ.
Theo bài báo, mục đích của họ là dựa trên "chủ nghĩa hòa bình tích cực" do chính quyền của ông Shinzo Abe khởi xướng, coi trọng giúp đỡ Đông Nam Á xây dựng trật tự pháp luật trên biển, tăng cường sử dụng ODA mang tính chiến lược.
Tên đại cương mới sẽ đổi thành "Đại cương hợp tác phát triển". Chính phủ có kế hoạch công bố dự thảo sửa đổi vào cuối tháng này, sau khi trưng cầu ý kiến công chúng sẽ thông qua bằng hình thức “quyết nghị nội các” trong năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2003 đến nay tiến hành điều chỉnh đại cương ODA.
Đại cương hiện hành cấm cung cấp viện trợ cho các hoạt động liên quan đến quân sự. Trong dự thảo sửa đổi sẽ tiếp tục kiên trì nguyên tắc "cấm cung cấp viện trợ trực tiếp cho quân đội", nhưng viết rõ "khi quân đội tham gia hợp tác phát triển với mục đích phi quân sự, sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để tiếp tục tiến hành nghiên cứu".
Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014, Trung Quốc kéo giàn khoan 981 và lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam không chỉ có ý đồ xâm lược biển đảo của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, mà còn đe dọa, phá hoại nghiêm trọng tự do và an ninh hàng hải, tự do bay ở khu vực Biển Đông. |
Lấy tái thiết sau thảm họa cơn bão ở Philippines được Nhật Bản viện trợ làm ví dụ, nếu quân đội đã tham gia vào các công việc tái thiết hạ tầng cơ sở như đường sá, cảng biển, cho dù mức độ tham gia rất thấp, dựa vào quy định của đại cương hiện hành cũng không thể cung cấp viện trợ; trong khi đó căn cứ vào đại cương mới có thể cung cấp viện trợ. Hơn nữa, trong các nước đang phát triển, tình hình quân đội đảm đương xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở rất nhiều.
Ngoài ra, khi tổ chức hội nghị nghiên cứu sửa đổi các nội dung liên quan đến hoạt động theo dõi tàu khả nghi buôn lậu vũ khí được viện trợ ODA, căn cứ vào đại cương hiện hành, quan chức quân đội không thể tham dự. Nhưng, đại cương mới có thể áp dụng cách làm linh hoạt. Bởi vì, trong các nước đang phát triển, sự khác biệt giữa cảnh sát biển và hải quân hoàn toàn không phải rất chặt chẽ.
Nước đối tượng mà chính phủ Nhật Bản có kế hoạch "sử dụng ODA mang tính chiến lược" chủ yếu liên quan đến các nước Đông Nam Á chiếm 1/3 chi tiêu ODA của Nhật Bản. Xét tới việc Trung Quốc liên tục triển khai các hành động khiêu khích ở Biển Đông, Nhật Bản sẽ dựa vào quan niệm giá trị như tuân thủ luật pháp trên biển, tăng cường viện trợ cho các nước liên quan.
Trong khi đó, tờ Tân Hoa xã ngày 24 tháng 10 cũng có bài viết dẫn hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, chính quyền Shinzo Abe đã hoàn thành bản thảo sửa đổi Đại cương viện trợ phát triển chính phủ, sẽ dỡ bỏ cấm viện trợ chính phủ cho quân đội nước khác.
Trung Quốc đang có mưu đồ xây dựng bất hợp pháp căn cứ hải không quân ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam phục vụ cho dã tâm xâm lược và đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, nhất là nếu lập ra cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông?! |
Theo bài báo, đại cương mới sẽ được đổi thành “Đại cương hợp tác phát triển”, thực hiện theo lập trường “chủ nghĩa hòa bình tích cực”, đáng chú ý là đưa vào nội dung cho phép cung cấp viện trợ cho quân đội nước ngoài sử dụng cho “mục đích phi quân sự” như cứu nạn, dân sinh.
Theo hãng Kyodo, đại cương mới sẽ thúc đẩy hợp tác với hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (PKO), cung cấp viện trợ cho giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế, củng cố hòa bình và chi viện nhân đạo.
Ngoài ra, đại cương mới sẽ còn đưa an ninh hàng hải, vũ trụ, mạng cùng với hoạt động chống khủng bố, xây dựng năng lực phòng thủ biển, quét mìn vào lĩnh vực chi viện viện trợ phát triển chính phủ.
Đại cương viện trợ phát triển chính phủ sửa đổi tập trung vào mở rộng và tăng cường hợp tác đồng minh Nhật-Mỹ, đồng thời tận dụng cơ hội lấy lý do chi viện “xây dựng năng lực phòng thủ biển” để cung cấp chi viện nhân lực, vật lực cho một số nước Đông Nam Á. Mặc dù viện trợ phát triển chính phủ được cung cấp với “mục đích phi quân sự” nhưng nó tồn tại khả năng chuyển sang dùng cho mục đích quân sự.
Bản thảo sửa đổi cũng đã viết vào “đảm bảo sự kiểm soát của luật pháp” và “tăng cường năng lực bảo đảm an ninh hàng hải”. Theo bài báo, điều này có thể tạo thuận lợi cho triển khai hợp tác với các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Philippines.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và an toàn hàng hải của khu vực. |
Không chỉ vậy, xuất phát từ quan điểm hỗ trợ phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, bản dự thảo đại cương mới còn đề xuất tập trung cung cấp viện trợ trên phương diện phòng chống thiên tai và tái thiết sau thiên tai nhằm thực hiện “phát triển chất lượng cao”.
Chính phủ Nhật Bản tiến hành viện trợ phát triển chính phủ đã trải qua 60 năm, luôn giới hạn ở mục đích dân sự. Đại cương viện trợ phát triển chính phủ hiện hành được sửa đổi vào năm 2003 quy định rõ, viện trợ phát triển chính phủ không được sử dụng cho mục đích quân sự và có thể hỗ trợ cho tranh chấp quốc tế.
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản cho biết, chi tiêu viện trợ phát triển chính phủ của Nhật Bản năm tài khóa 2012 khoảng 10,6 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 thế giới.