Thủy phi cơ US-2 Nhật Bản |
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 7 tháng 3 đưa tin, Chính phủ Nhật Bản ngày 6 tháng 3 thông qua hình thức nghị quyết nội các, đã phê chuẩn dự luật sửa đổi Luật tổ chức Bộ Quốc phòng, luật này đề xuất thành lập mới Cục trang bị phòng vệ, vì vậy, Nhật Bản sẽ chính thức gia nhập thị trường cạnh tranh xuất khẩu vũ khí thế giới. Nhật Bản hiện nay đang đàm phán với Chính phủ Ấn Độ về vấn đề bán thủy phi cơ US-2, nhưng đang tính toán để xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản có thể đi vào quỹ đạo chính - xâm nhập thị trường châu Âu.
Theo bài báo, là nước xuất khẩu vũ khí, kinh nghiệm của Nhật Bản còn tương đối thấp, nếu mở được thị trường châu Âu thì có thể nâng cao hình tượng của Nhật Bản trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới. Nhưng, triển vọng hầu như hoàn toàn không thuận lợi.
Trong dự luật tổ chức Bộ Quốc phòng sửa đổi lần này, Chính phủ Nhật Bản đã bổ sung thêm một nội dung mới về vấn đề quản lý của Bộ Quốc phòng - đó là "hợp tác quốc tế", bổ sung nội dung xuất khẩu vũ khí cho Cục trang bị. Nếu nhà máy sản xuất trang bị quốc phòng của Nhật Bản trực tiếp đàm phán với chính phủ một nước nào đó, thì có thể gây ra phản cảm cho đối thủ cạnh tranh của nước này, dẫn đến việc xuất khẩu hàng hóa khác của nước này bị ảnh hưởng.
Máy bay tuần tra P-3C Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản dự định trực tiếp “ra mặt” tiến hành đàm phán với chính phủ các nước khác. Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trên các phương diện như đào tạo cán bộ và truyền thụ tri thức sửa chữa, bảo dưỡng, cùng các doanh nghiệp tư nhân thúc đẩy xuất khẩu trang bị.
Hoạt động tiếp thị của Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu. Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị thông qua “lô cốt đầu cầu” Anh để xâm nhập thị trường châu Âu. Trong một bài phát biểu ở London vào tháng 1 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã nói về máy bay tuần tra mới P-1 do Công nghiệp nặng Kawasaki Nhật Bản chế tạo, cho biết, máy bay tuần tra này có tính năng điều khiển xuất sắc trên phương diện tốc độ cao và bay ở tầng trời thấp, Nhật-Anh có thể tiến hành hợp tác trên lĩnh vực máy bay.
Ngày 21 tháng 1 năm 2015, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cũng đã giới thiệu máy bay tuần tra P-1 với Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon, đáp lại từ phía Anh là "sẽ tiến hành thảo luận riêng về vấn đề này".
Nhiệm vụ chủ yếu của máy bay tuần tra P-1 là phụ trách giám sát tàu ngầm, so với máy bay tuần tra P-3C phiên bản thế hệ thứ nhất, độ cao và tốc độ khi bay đều gấp 1,3 lần so với P-3C, cự ly hoạt động liên tục gấp 1,2 lần P-3C. Bộ Quốc phòng Nhật Bản chuẩn bị mua sắm khoảng 70 chiếc máy bay tuần tra P-1. Một chiếc máy bay tuần tra P-1 khoảng 20 tỷ yên (1 USD khoảng 120 yên), nếu có thể xuất khẩu thì thông qua sản xuất lượng lớn sẽ giảm thấp giá cả.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 Nhật Bản |
Tuy nhiên, triển vọng trở thành đối tượng mua sắm máy bay tuần tra thế hệ tiếp theo của Anh là máy bay tuần tra P-8 của Công ty Boeing Mỹ. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, nguyên mẫu của P-8 là máy bay dân dụng, việc tiêu hao nhiên liệu khi bay ở tầng trời thấp hơn hẳn P-1.
Tuy nhiên, cán bộ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, do P-1 không chiếm ưu thế về giá cả, cộng với xét tới quan hệ đồng minh Mỹ-Anh, khả năng Quân đội Anh lựa chọn P-8 là rất lớn. Ngoài ra, cho dù Chính phủ Nhật Bản có thành công chào bán P-1 cho Anh, thì cũng chưa chắc có thể thúc đẩy bán nó cho các nước châu Âu khác.
Nguồn tin từ EU tiết lộ, EU hy vọng hơn với việc Nhật Bản triển khai hợp tác với châu Âu với tư cách là “khách hàng”, dù sao các doanh nghiệp trang bị quốc phòng của châu Âu cũng rất nhiều, muốn để các nước châu Âu mua trang bị quốc phòng của Nhật Bản là khá khó.
Nhật Bản phóng tên lửa đẩy H-2A mang theo vệ tinh do thám vào vũ trụ |